Các nhân tố tác động đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối vớ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Lão, Hải Phòng (Trang 26 - 28)

với doanh nghiệp

1.2.6.1. Nhân tố bên ngoài

a. Hệ thống chính trị pháp luật về BHXH bắt buộc

Hệ thống chính trị pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện việc quản lý thu BHXH bắt buộc. Dựa vào các văn bản pháp luật mà BHXH và các cơ quan, ban, ngành có liên quan mới có cơ sở và quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Khi Nhà nước ban hành một văn bản mới hoặc sửa đổi về chính sách, pháp luật BHXH thì đều có sự tác động tới hoạt động thu BHXH bắt buộc, đòi hỏi các cán bộ thu BHXH phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh hoạt động thu BHXH bắt buộc một cách chính xác, kịp thời đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc.

Hệ thống pháp luật mà các nhà quản lý có thể dựa vào đó để quản lý hoạt động thu BHXH bắt buộc bao gồm: Luật BHXH, Luật Lao động, Luật doanh nghiệp và các Nghị định, quyết định, thông tư, các văn bản hướng dẫn của ngành.

b. Chính sách tiền lương

Việc Nhà nước quy định mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu ngành ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền đóng BHXH bắt buộc cũng như căn cứ hưởng BHXH của NLĐ. Do đó các cán bộ thu BHXH phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi của tiền lương tối thiểu cũng như tỷ lệ đóng để điều chỉnh mức đóng của NLĐ và NSDLĐ đúng quy định và kịp thời.

c, Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến kết quả thu BHXH bắt buộc. Thực tế cho thấy những nơi có nguồn thu BHXH bắt buộc lớn là những địa phương có nền kinh tế phát triển cao hơn so với nơi khác và

ngược lại. Những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, người dân có mức thu nhập cao hơn dẫn đến hiểu biết và ý thức chấp hành nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc và mức đóng phí BHXH bắt buộc của NLĐ cao hơn.

1.2.6.2. Nhân tố bên trong

a, Nhận thức và ý thức trách nhiệm của người tham gia BHXH bắt buộc: Khi NLĐ và NSDLĐ cũng như toàn xã hội nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách BHXH thì họ sẽ ý thức tự giác tham gia BHXH bắt buộc, làm thay đổi thái độ tham gia BHXH từ bắt buộc thành tự giác giúp cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng lên. Tuy nhiên còn nhiều NLĐ còn hiểu lan man, mơ hồ về BHXH bắt buộc. Hiện tượng các chủ SDLĐ trốn đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ đang phổ biến ở nhiều nơi đã gây ra không ít khó khăn cho ngành bảo hiểm.

Đảng, Nhà nước và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm, chỉ đạo, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi người dân cũng như NLĐ và NSDLĐ về vai trò, quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc, từ đó thu hút thêm các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

b, Năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ thu BHXH Đây là nhân tố phản ánh trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý, khai thác nguồn thu của cơ quan BHXH; là quá trình vận dụng, triển khai chủ trương, chính sách BHXH bắt buộc để tổ chức thực hiện ở mỗi địa phương.

Thực tế cho thấy, nhiều tỉnh, địa phương cả nước có điểm tương đồng về phát triển kinh tế - xã hội nhưng nơi nào có năng lực tổ chức, điều hành công tác thu BHXH bắt buộc tốt thì hiệu quả thu sẽ cao, ít có hiện tượng bỏ sót nguồn thu, thu thiếu, trây ỳ, nợ đọng trong các nguồn thu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Lão, Hải Phòng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)