Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Lão, Hải Phòng (Trang 58 - 61)

* Hạn chế:

Một là, Về quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Tuy đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng thực tế số lượng người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc tại huyện còn nhiều; đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật, không tham gia BHXH cho NLĐ hoặc chỉ tham gia với mức lương thấp (năm 2020 chỉ có trên 65% số lượng đơn vị tham gia BHXH trên tổng số đơn vị phải tham gia BHXH).

Hai là, Việc quản lý mức đóng BHXH bắt buộc: Việc quản lý tiền công, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của các DN (đặc biệt là DN ngoài quốc doanh, tiền lương tiền công của NLĐ do chủ DN quyết định) còn gặp rất nhiều khó khăn do việc chấp hành các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động chưa nghiêm.

Ba là, Về tổ chức quản lý thu BHXH bắt buộc: Số lượng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn còn cao (năm 2020: 11%). Đây là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay do chưa có giải pháp tích cực để kiểm tra, ngăn chặn tình trạng chiếm dụng, nợ đọng tiền BHXH.

Bốn là, công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế nên còn có những DN và NLĐ chưa hiểu được hết trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc hoặc vì lợi nhuận của DN và lợi ích trước mắt mà NLĐ không tham gia BHXH bắt buộc.

* Nguyên nhân:

Một là, Về phía nhà nước: Việc xây dựng chính sách, hệ thống văn bản, quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc còn đang trong quá trình hoàn thiện, các chế độ, quy định thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới song chưa có những hướng dẫn kịp thời, cụ thể trong việc triển khai nên công tác quản lý thu tổ chức chưa theo kịp các quy định mới khiến cho các DN còn có tình trạng lách luật. Mức tính lãi chậm nộp hiện nay vẫn

thấp hơn lãi vay ngân hàng nên nhiều DN chấp nhận chịu phạt để tiền dùng vào việc khác có lợi do doanh nghiệp.

Hai là, Về phía cơ quan BHXH huyện An Lão: Hiện nay, đơn vị còn thiếu biên chế, địa bàn hoạt động trải rộng nên cán bộ trực tiếp quản lý thu chưa thường xuyên bám sát cơ sở để thu thập, nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị, tình hình biến động về lao động, tiền lương...để kịp thời đôn đốc việc thu nộp BHXH đối với các đơn vị SDLĐ; Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý thu BHXH còn hạn chế do khó khăn về kinh phí nên việc xử lý thông tin, số liệu còn chậm, ảnh hưởng đến việc chỉ đạo kịp thời trong việc triển khai thực hiện công tác quản lý thu nộp BHXH bắt buộc.

BHXH huyện không có cán bộ tuyên truyền mà chỉ có cán bộ kiêm nhiệm nên triển khai tuyên truyền chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm từ quá trình thực tiễn và tự nghiên cứu nên công tác tuyên truyền còn chưa được hiệu quả và thường xuyên, hình thức tuyên truyền thì chưa được đa dạng và phong phú.

Ba là, Về phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có quy mô nhỏ, số lượng lao động không ổn định, trình độ quản lý nhân sự còn yếu, một số đã đăng ký hoạt động nhưng không có trụ sở giao dịch chính thức, hoặc thành lập trong thời gian ngắn sau đó giải thể; thậm chí nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng không có lao động nên cơ quan BHXH không có cơ sở để tiến hành thu BHXH theo quy định.

Một số doanh nghiệp sử dụng lao động có độ tuổi cao, đây là đối tượng rất khó vận động tham gia BHXH bắt buộc do tâm lý e ngại khi tham gia BHXH bắt buộc vi tổng thời gian tham gia không đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.

Ngoài ra, việc khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang có diễn biến phức tạp

khiến cho các doanh nghiệp càng khó khăn thêm nên đôi khi không thể nộp được BHXH.

Bốn là, Về phía người lao động: Nhiều người lao động còn chưa ý thức được quyền lợi của mình về chính sách BHXH; hoặc có những người biết nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà thỏa thuận NSDLĐ giảm mức lương ghi trong hợp đồng để giảm tiền đóng BHXH. Bên cạnh đó do khó khăn về việc làm và sức ép về kinh tế nên NLĐ nhiều khi biết doanh nghiệp vi phạm song không dám lên tiếng đấu tranh đòi quyền lợi.

Năm là, Cơ quan BHXH nắm chắc nguồn thu nộp BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp nhưng không có thẩm quyền xử phạt vì đây chỉ là cơ quan sự nghiệp. Sau khi phát hiện vi phạm cơ quan BHXH huyện chỉ dừng lại ở việc lập biên bản yêu cầu doanh nghiệp đóng đủ BHXH cho người lao động, trong trường hợp DN không thực hiện thì làm văn bản đề nghị các cơ quan cấp trên để có biện pháp xử lý. Điều này khiến cho việc xử lý các vi phạm chưa kịp thời và vô hình chung đã tạo điều kiện cho các DN trốn đóng BHXH cho NLĐ trong thời gian dài và nợ đọng BHXH bắt buộc.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DN TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Lão, Hải Phòng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)