Nhân tố đầu tiên tác động đến cơ chế thu BHXH chính là hệ thống các văn bản luật về chính sách BHXH cần phải có hướng dẫn rõ ràng, quy định chặt chẽ, cụ thể và được ban hành kịp thời.
Mục tiêu thực hiện BHXH cho mọi NLĐ là định hướng của chính sách xã hội nhằm thực hiện sự điều tiết công bằng trong xã hội, tạo sự ổn định xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững ở nước ta.
Chính sách pháp luật BHXH đã được sửa đổi bổ sung thông qua Luật BHXH năm 2014 đã bổ sung và để hiện thực hóa cần sự quan tâm, chỉ
đạo cũng như phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Cần tiếp tục phát triển những chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp và duy trì hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu hút người lao động vào làm việc trong doanh nghiệp.
Nâng mức tính lãi xuất chậm đóng, trốn đóng cao hơn mức lãi xuất tiền vay của hệ thống ngân hàng nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp lạm dụng chiếm dụng tiền đóng BHXH sử dụng trong sản xuất kinh doanh, vì các doanh nghiệp muốn vay vốn cần phải có các hồ sơ thủ tục pháp lý ràng buộc, phải có tài sản thế chấp hoặc có chứng thư bảo lãnh…Nhưng nếu lãi xuất chậm đóng, trốn đóng BHXH thấp hơn ngân hàng thì các doanh nghiệp sẽ lạm dụng chiếm dụng luôn tiền BHXH để đầu tư sản xuất kinh doanh.
Những vướng mắc phát sinh, liên quan đến chế tài và thủ tục thu BHXH cần phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm hoàn thiện. Luật BHXH sửa đổi nên cho cơ quan BHXH có quyền thanh tra, xử phạt các trường hợp vi phạm, đồng thời quy định tội chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động vào Bộ luật Hình sự. Việc tăng cường, bổ sung các chế tài xử lý mạnh sẽ hạn chế vi phạm pháp luật BHXH, bảo đảm quyền lợi cho người lao động