Chủ trương của Trung ương Đảng và Khu ủy Khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 31 - 37)

Chương 2 QUÂN VÀ DÂN TỈNH KHÁNH HÒA TIẾN HÀNH TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY NĂM

2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Khu ủy Khu

Thất bại trong hai cuộc phản công chiến lược mùa khô I (1965-1966) và mùa khô II (1966-1967), quân đội Mỹ ở chiến trường miền Nam bị đ y lùi vào thế bị động về chiến lược. Về phía ta, sau hơn hai năm đọ sức với quân Mỹ, quân thân Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, tuy có những khó khăn mới và hy sinh tổn thất nhiều hơn trước, nhưng ta vẫn giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. Quân và dân miền Bắc tiếp tục đánh trả thắng lợi cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ, đồng thời làm tốt nhiệm vụ dốc sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam giành thắng lợi.

Những thất bại nặng nề của Mỹ ở Việt Nam đã tác động sâu sắc đến tình hình chính trị nước Mỹ. Mâu thuẫn giữa các phe phái trong nghị viện ngày càng sâu sắc, nhiều nghị sĩ ở Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đã nhận thấy tương lai không thể lường trước được của một cuộc chiến tranh hiện đang có tác động làm rã rời ý chí của nhân dân Mỹ, phong trào phản đối chiến tranh, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam lan rộng ra toàn nước Mỹ. Đặc biệt, sau thất bại trong cuộc phản công chiến lược mùa khô II( 1966- 1967), hơn một triệu quân viễn chinh Mỹ, quân Việt Nam Cộng hòa và quân thân Mỹ bị dàn m ng lực lượng trên chiến trường và bị động đối phó với cách mạng trong thế trận chiến tranh nhân dân của ta trải dài từ Đường 9 Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long. Hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ đã t ra không hiệu quả. Thế chiến lược của địch bị đảo lộn và bị phá vỡ từng mảng, làm cho tinh thần và ý chí của binh lính Mỹ-Việt Nam Cộng hòa

sa sút nghiêm trọng.

Cho đến nửa sau năm 1967, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ đã trải qua hai năm nhưng quân Mỹ vẫn liên tiếp bị thất bại trên chiến trường. Mặc dù Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã dùng mọi thủ đoạn rất dã man và tàn bạo như càn quét lùa xúc dân, triệt hạ nhiều thôn xóm, tàn sát khủng bố hoặc đánh mạnh vào dân để tiêu diệt lực lượng kháng chiến nhưng chúng vẫn không sao tiêu diệt lực lượng chủ lực của quân giải phóng. Ngược lại, thế và lực của quân và dân ta phát triển nhanh chóng, lực lượng ba thứ quân ngày càng phát triển và trưởng thành vượt bậc. Chưa bao giờ lực lượng quân sự và chính trị của ta ở miền Nam lại mạnh như lúc này. Chúng ta nắm quyền chủ động trên chiến trường, tạo điều kiện và thời cơ thuận lợi để đ y mạnh cuộc kháng chiến, mở rộng thế làm chủ trên những vùng rộng lớn ở nông thôn, đồng bằng, rừng núi và đô thị; có thể đưa tiến công lên tổng tiến công và nổi dậy để giành thắng lợi quyết định.

Qua thắng lợi hai mùa khô đã khẳng định đường lối, phương châm, phương hướng chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, ngày càng biến thành sức mạnh vật chất to lớn để đánh thắng kẻ thù. Đồng thời cũng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của quân giải phóng miền Nam. Đặc biệt, thời điểm cuối năm 1967 đầu năm 1968 là thời điểm nhạy cảm, nước Mỹ đang bước vào thời kỳ bầu cử tổng thống. Có khả năng những người muốn tranh cử tổng thống sẽ không dám có hành động phiêu lưu quân sự ở Việt Nam để lấy lòng nhân dân Mỹ trong cuộc vận động tranh cử bước vào Nhà trắng. Do đó, trong những tháng cuối năm 1967, căn cứ tình hình miền Nam, miền Bắc và tình hình thế giới, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã nhận định: “Chúng ta ang ứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ ang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược” [29, tr.39-40]. Bộ Chính trị, Trung ương

Đảng khẳng định: “Địch khó có khả năng mở cuộc “phản công mùa khô” lần

thứ ba. Xu thế c a tình hình trong cả năm 1968 là ịch sẽ ngày càng chuyển vào phòng ngự một cách bị ộng hơn trước” [29, tr.40]. Một thời cơ mới

đang xuất hiện cho phép ta có thể và cần phải tìm một phương thức khai thác triệt để lợi thế của tình hình nhằm tạo thế xoay chuyển cục diện chiến tranh. Nắm vững thời cơ, Bộ Chính trị hạ quyết tâm: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng c a nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết ịnh[ 29, tr.40]. Đây là nhiệm vụ cấp bách, hết sức nặng nề, đòi h i toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải nổ lực cao độ, cố gắng cao nhất mới có thể giành thắng lợi hoàn toàn. Vì thế, Bộ Chính trị chủ trương phải “ ộng viên những nỗ lực lớn nhất c a toàn Đảng, toàn quân và toàn dân

ở cả hai miền, ưa cuộc chiến tranh cách mạng c a ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công k ch và tổng khởi nghĩa ể giành thắng lợi quyết ịnh[29, tr.40] nhằm đạt tới những mục tiêu chiến lược mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra.

Theo tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị và chỉ thị của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, tháng 7 và tháng 8 năm 1967, Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu bắt tay xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược. Trong chiến tranh, vấn đề cơ bản là tiêu diệt lực lượng quân sự của địch; không tiêu diệt lực lượng quân sự của địch, không đánh thắng địch về mặt quân sự thì không thể giành được thắng lợi, kết thúc chiến tranh. Qua hai năm đánh Mỹ, Đảng ta đã nắm r điểm mạnh, điểm yếu của kẻ thù. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận thực tế là mặc dù bộ đội ta tiêu diệt được nhiều sinh lực địch cùng phương tiện, vũ khí chiến tranh của quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa nhưng mới chỉ dừng lại ở tiêu diệt từng đơn vị cấp chiến thuật; chưa thể đánh tiêu diệt từng đơn vị cấp chiến dịch, chiến lược, nhất là đối với quân viễn chinh Mỹ.

Với cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ, thành thị là căn cứ hậu phương cực kỳ quan trọng, là nơi đầu não của Mỹ - chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Không đánh vào đầu não của Mỹ - chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa ở thành thị thì khó có thể giành thắng lợi quyết định trong thời gian ngắn. Do đó, đồng chí Lê Du n, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng với các đồng chí trong Quân ủy Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã đề xuất giải pháp đánh thẳng vào sào huyệt của Mỹ - chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa trong các thành phố, thị xã, chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ rừng núi, nông thôn vào đô thị, nhất là các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Tổng Bí thư Lê Du n nhấn mạnh: “Mỹ không còn con ường nào khác là phát

huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này c a Mỹ, ta phải ưa hoạt ộng quân sự lên một bước mới, ến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về ch nh trị. Nếu ta thực hiện ược, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam”[43, tr.42].

Từ nhận định trên và thực tiễn diễn ra trên chiến trường, tiến công vào đầu não của Mỹ - chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa ở trung tâm thành phố lớn và thị xã - nơi mà Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho là an toàn nhất, nơi chúng có nhiều sơ hở và chủ quan nhất, làm cho chúng bị động, không kịp trở tay. Đánh vào thành phố sẽ tạo được bất ngờ lớn về chiến lược, củng cố lòng tin và quyết tâm cho lực lượng biệt động, đặc công, tình báo, an ninh, “pháo cối” chuyên trách và các tiểu đoàn mũi nhọn, cơ sở nội tuyến của ta đã từng bám trụ vùng ven và nội đô.

Từ ngày 20 đến ngày 24/10/1967, Bộ Chính trị họp “Bàn về kế hoạch chiến lược Đông - Xuân - Hè 1967-1968” nhận định tình hình về phía Mỹ -

chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa, phía ta, đề ra nhiệm vụ và sách lược thực hiện. Bộ Chính trị nhấn mạnh là phải tranh thủ và tạo thời cơ, tích

cực chu n bị để tiến hành Tổng công kích, tổng khởi nghĩa làm thay đổi tình hình, chuyển biến chiến lược có lợi cho ta, kết thúc chiến tranh. Trên cơ sở đó, đầu tháng 12 năm 1967, Hội nghị Bộ Chính trị quyết định chính thức “Kế

hoạch chiến lược năm 1968 và nhiệm vụ c a quân, dân ta”, Bí thư thứ nhất

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Du n chủ trì và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới dự, chỉ đạo hội nghị. Bộ Chính trị quyết định thời gian bắt đầu mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968.

Tháng 1 năm 1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 họp tại Kim Bôi, Hòa Bình đã thảo luận và thông qua Nghị quyết tháng 12 năm 1967 của Bộ Chính trị, quyết định thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí với dự kiến của Bộ Chính trị, theo đó cuộc Tổng tiến công và nổi dậy có thể phát triển theo một trong 3 khả năng:

Một là, ta giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công

kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của ta.

Hai là, ta giành thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi nhưng địch vẫn còn lực

lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn, chiến tranh tiếp diễn.

Ba là, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang

Lào và Cam-pu-chia hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh [88, tr.51].

Mặc dù Bộ Chính trị dự kiến có 3 khả năng mà cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 có thể xảy ra, nhưng Bộ Chính trị quyết tâm động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân hai miền Nam - Bắc nỗ lực phi

thường, đạp bằng mọi khó khăn, ác liệt, tiến công và nổi dậy để giành thắng lợi cao nhất theo khả năng thứ nhất nhưng vẫn tích cực đề phòng đối phó với hai khả năng còn lại, chu n bị sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất. Dù tình huống nào, ta vẫn cố gắng vẫn giành thắng lợi to lớn làm xoay chuyển cục diện chiến tranh có lợi cho ta.

Bộ Chính trị còn nhấn mạnh sự nổi dậy của quần chúng ở các đô thị và các cuộc tiến công của lực lượng quân sự là mũi nhọn thọc vào yết hầu của Mỹ - chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa, có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ cuộc chiến tranh. Chiến trường chính được xác định là Sài Gòn - Gia Định, Huế, Đà Nẵng, trọng điểm là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và các thành phố lớn. Thời gian tiến hành Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa được chọn là vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, cụ thể đến ngày 21/1/1968, thời điểm nổ súng mở đầu cho Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa được xác định là ngày N (tức ngày 30 tháng chạp), giờ G (tức 0 giờ đêm giao thừa, thời điểm nhạy cảm và thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới), tạo yếu tố bất ngờ lớn đối với Mỹ - chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Tại Khu V, ngay từ tháng 7/1967, Thường vụ Khu ủy Khu V, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu V đã “ ộng viên quân và dân trong Khu vừa ẩy

mạnh tiến công tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh c a Mỹ - ngụy, nhằm mở rộng và tạo thế chiến trường; vừa nỗ lực chuẩn bị mọi mặt cho òn tấn công quyết ịnh khi thời cơ xuất hiện” [35, tr.313 - 314].

Theo chủ trương, kế hoạch của Khu ủy Khu V các tỉnh bổ sung quân số các đơn vị đã có, thành lập các đơn vị mũi nhọn, biệt động làm nhiệm vụ đánh vào thị xã. Việc giành chính quyền ở các thành phố, thị xã sẽ tiến hành theo 3 phương thức: Thứ nhất: các thành phố, thị xã lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang sử dụng các đơn vị đặc công, bộ binh, biệt động, tự vệ bí mật đồng loạt

đánh chiếm một số mục tiêu then chốt để hỗ trợ cho quần chúng ở nông thôn kéo vào kết hợp với lực lượng quần chúng trong thành thị khởi nghĩa giành chính quyền. Lấy khởi nghĩa của quần chúng giành chính quyền là chính. Thứ hai là: Các thị xã khác ở đồng bằng ven biển như: Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa kết hợp đòn tiến công của lực lượng vũ trang với lực lượng khởi nghĩa của nhân dân tại chỗ và từ nông thôn tràn vào, tiêu diệt địch, đánh sập bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa và thành lập chính quyền cách mạng. Thứ ba là: các thị xã ở Tây Nguyên, Plâycu, Kon Tum, Buôn Ma Thuột chủ yếu đòn tiến công quân sự để giải phóng.

Ngay từ tháng 8 đến tháng 10/1967, tại các địa phương của Khu V đã mở nhiều đợt tiến công vào vùng ven và một số đô thị như Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa… .đã giành nhiều thắng lợi to lớn và gây cho địch nhiều khó khăn. Điều này chứng t quân và dân ta có thể tấn công và trụ lại được trong các thành phố, đánh vào là có nhân dân kết hợp nổi dậy và có thể giành thắng lợi. Đây cũng là cơ sở góp phần để Bộ Chính trị hạ quyết tâm chuyển cuộc cách mạng của ta đi đến giành thắng lợi quyết định.

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị đầu tháng 12/1967 về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cuối tháng 12/1967, Khu V đã phổ biến chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy cho các tỉnh và xác định nhiệm vụ của bộ đội địa phương và dân quân du kích trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy là tập trung toàn lực công kích mạnh mẽ, liên tục, cùng với toàn dân khởi nghĩa cướp chính quyền ở các vùng nông thôn và các đô thị còn do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát; đồng thời phải kiên quyết chiến đấu giữ vững và phát huy những thành quả đã giành được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)