Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở TỈNH KHÁNH HÒA NĂM
3.1.3. Cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở tỉnh Khánh Hòa nổ ra khi yếu tố thời cơ đã hoàn toàn chín muồ
khi yếu tố thời cơ đã hoàn toàn chín muồi
Trong chiến tranh, nhận thức đúng thời cơ là yếu tố cực kỳ quan trọng để xoay chuyển cục diện chiến tranh. Không phải bất kỳ cuộc chiến nào nổ ra cũng phải có tương quan lực lượng quân sự áp đảo hay ít nhất cũng ngang bằng với quân địch thì mới có thể giành thắng lợi. Cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968, đặc biệt là đợt Tết Mậu Thân của quân dân Khánh Hòa là một minh chứng điển hình.
Mặc dù qua hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, tương quan lực lượng trên chiến trường miền Nam đã có sự thay đổi căn bản nhưng tại Khánh Hòa thì sự thay đổi đó là không đáng kể. Cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở Khánh Hòa diễn ra trong điều kiện tương quan lực lượng quân sự hai bên ta - Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn còn chênh lệch. Mặc dù bị quân dân Khánh Hòa đánh bại trong hai cuộc phản công chiến lược mùa khô, làm thiệt hại nặng về lực lượng quân sự, tạo thế và lực mới cho quân dân Khánh Hòa đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” trên địa bàn nhưng thực lực quân sự của quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa trên chiến trường Khánh Hòa đến trước Tết Mậu Thân năm 1968 với ưu thế áp đảo hẳn về lực lượng, được sự yểm trợ tối đa về h a lực, phi pháo, phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại. Hơn nữa, quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa ở Khánh Hòa vẫn có khả năng tăng cường và bổ sung thiệt hại nhanh chóng khi quân ta tiến công và nổi dậy. Còn
lực lượng quân sự của ta ở Khánh Hòa lúc này không những hạn chế về số lượng mà còn hạn chế cả về phương tiện, vũ khí, trang bị; đã vậy việc bổ sung thêm về quân số, vũ khí, đạn dược cũng không thể kịp thời và dễ dàng. Bên cạnh đó, ngoài thiếu thốn, khó khăn về lương thực thực ph m, quân dân Khánh Hòa còn phải liên tiếp đấu tranh chống lại các cuộc hành quân đánh phá ác liệt của quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa ở cả 3 vùng miền núi, đồng bằng và ven biển.
Tuy thực lực quân sự của quân ta trên chiến trường Khánh Hòa m ng hơn quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa rất nhiều nhưng cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân Khánh Hòa vẫn nổ ra và đã giành thắng lợi to lớn. Sở dĩ như vậy là vì cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân Khánh Hòa nổ ra khi yếu tố thời cơ hoàn toàn chín muồi.
Cuộc tiến công và nổi dậy nổ ra đúng vào thời điểm khi mà quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa trên chiến trường Khánh Hòa đang hoang mang, chia rẽ. Đặc biệt là sau thất bại nặng nề trong hai cuộc phản công chiến lược mùa khô, dù lực lượng quân sự của chúng còn đông nhưng lại sa sút về tinh thần chiến đấu. Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm 1967 đầu năm 1968 là lúc nước Mỹ bước vào thời kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, đây là thời điểm rất nhạy cảm về chính trị cũng là một lợi thế lớn cho lực lượng cách mạng và Mỹ đang chuyển vào thế phòng ngự trên toàn bộ chiến trường miền Nam cũng như trên chiến trường Khánh Hòa.
Độc đáo hơn nữa là thời cơ trong cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở tỉnh Khánh Hòa ở đây là được nổ ra vào dịp Tết Nguyên Đán - đúng đêm giao thừa và mùng 1 Tết, làm cho quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa ở đây mặc dù đã đánh hơi được sự chu n bị của ta, trong khi nhiều sĩ quan tham mưu và quân báo Mỹ nhận định cuộc tiến công có nhiều khả năng xảy ra vào thời gian trước Tết. Tuy nhiên, đến những ngày trước Tết, khi thấy tình hình vẫn im
ắng thì phía Mỹ lại thêm chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Nhưng chúng ta đã tạo những đòn bất ngờ cho quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa về thời điểm nổ súng và mục tiêu tiến công. Thời điểm nổ súng tiến công và nổi dậy của quân dân Khánh Hòa cùng thời điểm với quân dân miền Nam, đó là đúng giao thừa Tết Mậu Thân và mục tiêu tiến công chủ yếu là tiến công thẳng sào huyệt – điểm yết hầu hiểm yếu của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở nội thị Nha Trang và hàng loạt các cứ điểm ở các huyện lỵ khác. Đặc biệt là “ êm
giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968, nhân dân Nha Trang ốt nhiều pháo hơn bao giờ hết. Đây là biểu hiện c a sự hưởng ứng, tạo iều kiện cho ta nổ súng tấn công ịch – làm cho chúng không biết âu là tiếng súng, âu là tiếng pháo và không xác ịnh ược hướng tiến công c a chúng ta” [2, tr.219].
Mặc dù trong thành phố đã có lệnh báo động, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra lệnh thiết quân luật trong toàn thành phố, nhưng xe cộ và người đi bộ vẫn đi lại nhộn nhịp trong đêm giao thừa đón xuân. Nhờ vậy mà đoàn xe của quân ta đã tiến thẳng đến mục tiêu đã định mà không bị cản trở. Đến 2 giờ sáng ngày mùng 1 Tết (31/1/1968), quân ta nhanh chóng hình thành thế bao vây, đánh vào 3 mục tiêu quan trọng là Tỉnh đường, Tiểu khu, Sở Tiếp vận 5 và làm chủ hoàn toàn cả khu vực.
Thực lực về quân sự của tỉnh Khánh Hòa mặc dù đã có sự chu n bị chu đáo nhưng chưa đủ để tạo ưu thế áp đảo quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nên quân dân Khánh Hòa phải tranh thủ tuyệt đối yếu tố thời cơ để chuyển hóa thế trận. Vì vậy, khi bị tiến công, quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa bị động, bất ngờ và ứng phó vô cùng lúng túng.
Xác định đúng thời cơ và tận dụng thời cơ để chuyển hóa thế trận, làm thay đổi tương quan lực lượng mở màn cuộc tiến công và nổi dậy là rất quan trọng. Tương quan lực lượng giữa ta và quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trên chiến trường Khánh Hòa chuyển biến có lợi cho ta hay không chính là nhờ
một phần vào hành động kiên quyết, táo bạo. Khi nhận được lệnh hoãn, nhưng ở Khánh Hòa công tác chu n bị tiến công đã sẵn sàng nên Tỉnh ủy xin cấp trên cho tiến công. Vì thế yếu tố bất ngờ, bí mật được đảm bảo đã đ y địch vào thế bị động. Nhờ vào yếu tố bí mật, bất ngờ, chớp thời cơ, kết hợp tiến công và nổi dậy đồng loạt và chọn mục tiêu không chỉ vào thị xã Nha Trang mà cả hầu hết các quận lỵ, cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại các huyện. Nhờ đó đã góp phần tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, thay đổi tương quan lực lượng, tạo ra bước ngoặt cho cuộc tiến công và nổi dậy.
Như vậy, nhờ xác định đúng thời cơ, nắm bắt thời cơ và chỉ đạo sáng suốt, nhạy bén của Đảng bộ Khánh Hòa mà cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân Khánh Hòa năm 1968 đã giành được thắng lợi to lớn.