Chuẩn bị về lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 46 - 50)

Chương 2 QUÂN VÀ DÂN TỈNH KHÁNH HÒA TIẾN HÀNH TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY NĂM

2.2.2. Chuẩn bị về lực lượng

Thực hiện quyết tâm của Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng tháng 12/1967 và quyết tâm của Tỉnh ủy Khánh Hòa, “ lực lượng tiến công vào Nha Trang gồm tiểu đoàn 7 trung đoàn 20 (Sao Thủy), 3 đại đội đặc công, 1 đại đội công binh, 2 trung đội địa phương Nha Trang – Vĩnh Xương. Tổng số lực lượng vũ trang tham gia tấn công Nha Trang có gần 500 đồng chí. Về h a lực có 4 cối 82 ly, 2 ĐKZ75, 1 đại liên, 5 cối 60 ly. Tiểu đoàn 8 trung đoàn 20 đứng chân ở phía Bắc bến đò Xuân Phong sẵn sàng chờ lệnh. Lực lượng dự bị là tiểu đoàn 9 trung đoàn 20 đang công tác tại Ninh Hòa, sẽ điều động cho Nha Trang trước “ giờ G” [1, tr.484].

Tỉnh ủy tăng cường cho Nha Trang khá đông cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Hàng trăm anh chị em cán bộ và cơ sở nội thành được huy động gấp rút chu n bị các phương tiện vật chất cần thiết phục vụ cho chiến dịch. Một số khá đông cơ sở lo cắt cờ hòa bình có in hình chim bồ câu, in truyền đơn. Họ còn giúp tiền bạc, xe cộ, thức ăn và trên 300 bộ quần áo biệt kích cho bộ đội ta cải

trang. Mọi công việc được chu n bị một cách kh n trương và tuyệt đối bí mật trước “ giờ G”.

Các cơ sở Đảng và quần chúng phát triển nhanh chóng. “ Đến giữa tháng 1/1968, đã xây dựng được hai chi bộ trong nội thị, gồm 1 chi bộ có từ trước, 1 chi bộ dự bị gồm 3 đảng viên dự bị của đội tự vệ mật, không kể chi bộ do Khu ủy Khu V đều thêm để tăng cường cho Nha Trang; có 4 chi đoàn thanh niên nhân dân cách mạng và trên 300 cơ sở ở hầu khắp các phố phường Nha Trang” [2, tr.213] .

Ngoài ra, lực lượng tự vệ, các cơ sở cách mạng là những lực lượng rất quan trọng để liên lạc, dẫn đường hoặc trực tiếp chiến đấu. Lực lượng tự vệ Nha Trang phát triển mạnh, tiếp tục đánh những trận thắng lớn cuối năm 1967 và đầu năm 1968. Các đồng chí trong đội tự vệ Nha Trang làm nhiệm vụ điều tra, nắm chắc các cơ quan đầu não cấp tỉnh, các cơ quan quân sự của Mỹ và quân các nước đồng minh thân Mỹ, các lực lượng phòng thủ và khả năng ứng cứu cho Nha Trang khi bị tiến công. Đội tự vệ còn chu n bị lực lượng tại chỗ, huấn luyện ngay trong nội thị cho những thanh niên mới giác ngộ cách mạng.

Công tác chu n bị về lực lượng cho cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 cũng được đ y mạnh ở các huyện trong tỉnh. Tại Ninh Hòa, lực lượng của ta, cả Nam và Bắc của huyện có 2 đại đội địa phương (Đại đội H71 và đại đội I), 1 trung đội và 1 tiểu đội đặc công, đại đội 11 (bộ binh) và đại đội (12 trợ chiến) của Tiểu đoàn 9 chủ lực tỉnh. Chiều ngày 25 tháng Chạp âm lịch, toàn bộ lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu của Bắc Ninh Hòa đã đến vị trí tập kết tại căn cứ Cây Thị (Hòn Hèo). Các đội vũ trang công tác vùng Đông cũng có mặt tại đây.

Tại Vạn Ninh, toàn bộ lực lượng lúc này nếu huy động hết cũng chỉ 100

người gồm bộ đội địa phương, an ninh vũ trang, các đội vũ trang công tác cùng với các lực lượng phục vụ phía sau như nhân viên văn phòng, sản xuất,

vận tải, nuôi quân, y tế,...

Trọng điểm của Vạn Ninh là quận lỵ (thị trấn Vạn Gĩa) nên toàn bộ lực lượng chính tập trung cho đợt trọng điểm tết Mậu Thân năm 1968. Với lực lượng huy động tối đa được chia làm ba cánh:

- Cánh Bắc lấy đội vũ trang công tác Vạn Thắng – Vạn Bình làm nòng cốt, có thêm lực lượng huyện bổ sung, do đồng chí Nguyễn Kiên, huyện ủy viên làm cánh trưởng.

- Cánh Nam lấy đội vũ trang công tác Vạn Hưng – Vạn Lương làm nòng cốt, có thêm lực lượng huyện bổ sung, do đồng chí Nguyễn Đức Hiệp, huyện ủy viên làm cánh trưởng.

- Cánh chính diện lấy đội vũ trang công tác Vạn Phú – thị trấn làm nòng cốt, có bổ sung lực lượng các đội công tác vùng Tu Bông do đồng chí Nguyễn Đình Tòng, huyện ủy viên làm cánh trưởng. Toàn bộ lực lượng vũ trang đi với cánh này. Các đồng chí Nguyện Nhánh, huyện đội trưởng, Huỳnh Nhị, huyện ủy viên, chính trị viên huyện đội. Trần Tộc, chính trị viên phó trực tiếp chỉ huy. Lực lượng vũ trang huyện gồm: “1 trung đội bộ binh, 1 tiểu đội công binh, 1 tiểu đội đặc công, cả thảy là 40 tay súng, được trang bị 2 trung liên, 3 tiểu liên, 1 kh u B40 với 2 quả đạn, còn lại là súng trường và lựu đạn. Đồng chí Nguyễn Đình Quế, ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy chịu trách nhiệm chỉ đạo chung trọng điểm ” [5, tr.128 - 129].

Tại Cam Ranh, đội công tác Suối Dầu cùng với lực lượng du kích Khánh

Sơn, do đồng chí Đạt đội trưởng đội công tác và đồng chí Hồ Xuân Thống, huyện ủy viên Khánh Sơn chỉ huy vũ trang tuyên truyền vào ấp Vĩnh Phú – Cây Xoài.

Mọi công tác của từng đơn vị được chu n bị chu đáo, các kh u súng do quân khu sản xuất cũng đem về trang bị chiến đấu. Cơ số đạn cho mỗi kh u súng AK là 100 viên, CKC 50 viên, đạn B40 chỉ trang bị cho mũi đánh sân

bay. Tùy theo đoạn đường hành quân tới vị trí tập kết mà từng mũi chiến đấu có lệnh xuất phát để kịp giờ quy định đồng loạt nổ súng. Lực lượng Cam Ranh C93 đặc công nước đi trước ba ngày đánh tàu thủy ở cây số 4 vịnh Cam Ranh do đồng chí Hòa chỉ huy, đơn vị đánh sân bay đi sau một ngày, đơn vị đánh pháo vào Suối Dầu cũng đi sau một ngày. Còn lại đơn vị bám trụ Hòa Tân xuất quân từ doanh trại chỉ trong một ngày vì ở Ba Cụm xuống Điểm 5.

Tại Khánh Sơn, cùng với cán bộ chính trị và lực lượng vũ trang thị xã

Cam Ranh được biên chế vào các vị trí quan trọng: Ở hướng Hòa Tân do đồng chí Nguyễn Giác – Phó Bí thư Thị ủy và đồng chí Ngô Bá -Ủy viên Thường vụ, chính trị viên huyện đội chỉ huy gồm một bộ phận lực lượng vũ trang và hầu hết cán bộ chính trị của Cam Ranh, có du kích Sơn Tân tham gia.

Hướng Suối Dầu đơn vị đại đội 10 thuộc tiểu đoàn 561 do đồng chí Thược chỉ huy. Lực lượng có một bộ phận bộ đội địa phương, du kích. Riêng đội công tác do đồng chí Hồ Xuân Thống – huyện ủy viên phụ trách.

Ở hướng Đồng Lác, đại bộ phận lực lượng vũ trang và trên 100 du kích do các đồng chí Tư Hiền, ủy viên Ban thường vụ, chính trị viên huyện đội, Nguyễn Khắc Tường, huyện ủy viên phụ trách. Đồng chí Bo Bo Diễn, ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Khánh Sơn trực tiếp chỉ huy 1.500 người đánh phá đường xe lửa. “Do địa bàn Khánh Sơn ở xa nên để phá được đường ray xe lửa họ phải tổ chức tập kết chu n bị 2, 3 ngày. Tất cả tập trung cho tiền tuyến, ở hậu cứ chỉ còn lại người già, trẻ nh , cả huyện đã tạo ra được một không khí náo nhiệt. Tại vị trí tập kết, tổ chức lễ xuất phát, gắn kh u hiệu “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Riêng 1.500 cán bộ, du kích Khánh Sơn mang theo cuốc, rựa, xà beng, mã la, trống từ các thôn xuống, có đơn vị đi chậm, trời tối, phải đốt đuốc soi đường chạy tới địa điểm tập kết, bất chấp máy bay Mỹ có thể phát hiện” [12, tr.85]. .

chu n bị một cách kh n trương và chu đáo, tiếp cận các mục tiêu của quân Mỹ -VNCH, sẵn sàng nổ súng bất ngờ vào quân thù để giành thắng lợi quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)