Chương 2 QUÂN VÀ DÂN TỈNH KHÁNH HÒA TIẾN HÀNH TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY NĂM
2.3.1. Đợt 1– Tết Mậu Thân (30/01/1968 – 10/03/1968)
2.3.1.1. Tiến công và nổi dậy ở Thị xã Nha Trang
Trong khi lực lượng chiến lược của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa bị thu hút, giam chân tại mặt trận đường số 9 - Khe Sanh thì đêm 29 rạng sáng ngày 30/1/1968 (tức giao thừa theo lịch miền Nam), quân và dân các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên đã đồng loạt tiến hành tiến công vào thành phố, thị xã, thị trấn, quận lỵ, hàng loạt căn cứ, sân bay, kho tàng, sở chỉ huy của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa cùng với yếu tố bất ngờ và quyết tâm cao. Quân giải phóng tiến công đánh nhanh, đánh mạnh vào các vùng trọng điểm, các cơ quan đầu não, hậu cứ của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Tại Khu V, theo như kế hoạch thì đúng 0 giờ ngày 30/1/1968 (giao thừa theo lịch miền Nam). Tuy nhiên, ngày 29/1/1968 Quân khu V nhận được lệnh, Bộ Tổng tham mưu hoãn ngày tiến công một ngày (Tức là hoãn sang ngày 31/1/1968). Nhưng ở một số địa phương mọi thứ đã sẵn sàng, kế hoạch đã được triển khai nên không thể trì hoãn được, vì thế xin tiếp tục nổ súng.
Tại Khánh Hòa, lúc 20 giờ này 30/1/1968, Thường vụ Tỉnh ủy đã nhận được điện của Khu ủy Khu V ra lệnh hoãn giờ tấn công (mà trước đó đã định vào đêm 30 tháng 1) sang đêm 31 tháng 1 (Tức mùng Một tết Mậu Thân theo lịch của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Nhưng mọi việc ở Nha Trang – Khánh Hòa đã chu n bị xong, các cánh quân đã t a đi các nơi, sẵn sàng xung trận nên không thể nào hoãn lại được. Do đó, Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã kh n cấp điện cho Khu ủy đề nghị vẫn tiến hành đánh như kế hoạch đã vạch ra. Chỉ vài giờ sau đó, Tỉnh ủy nhận được điện của Khu ủy trả lời “Đồng ý cho tiến hành”. Bức điện do đồng chí Hai Mạnh (tức Chu Huy Mân) Tư lệnh Quân khu V ký. Được sự chấp thuận của cấp trên, đúng theo kế hoạch, cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân Khánh Hòa diễn ra đồng loạt khắp
các quận lỵ và thị trấn, thị xã vào đêm 30 tháng 01 năm 1968.
Tại Nha Trang, khoảng 22 giờ 15 phút đêm 30/1/1968, trung đội cối 82 mm và ĐKZ của trung đoàn 18B đã áp sát phía Nam sân bay Nha Trang. Vì không nắm được giờ giao thừa cách nhau 1 giờ giữa Sài Gòn và Hà Nội nên lúc 11 giờ 35 phút, đơn vị đã pháo kích vào sân bay Nha Trang, làm cháy một kho đạn địch. Lửa cháy ngùn ngụt. Quân Mỹ- Việt Nam Cộng hòa phải dời toàn bộ số máy bay đi trong đêm, tình hình này đã làm cho chúng có đề phòng. Chúng ra lệnh thiết quân luật trong toàn thị xã. Những tiếng còi rúc lên từ sân bay, những loạt pháo sáng nổ sáng rực cả bầu trời phía Tây Nha Trang. Đó là trận đánh mở đầu đợt tiến công Nha Trang trong Tết Mậu Thân năm 1968.
Trong kế hoạch tác chiến, Tỉnh đường là một trong những trọng điểm vì đây là cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Khánh Hòa. Chiếm được nơi đây sẽ có tác động rất lớn đến toàn bộ cuộc tổng tiến công.
Ở Cánh A - hướng tấn công chủ yếu của ta, lực lượng gồm 70 đồng chí đã dùng ô tô hành quân đánh vào trung tâm đầu não của Mỹ- chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Từ khu vực Phường Củi, đơn vị băng qua đường Trần Qúy Cáp, theo đường Hai Chùa rồi quẹo về phía trái, tiến thẳng về đường Hoàng Tử Cảnh (nay là đường Hoàng Văn Thụ). Đoàn xe chở quân đến ngã tư đường Hoàng Tử Cảnh và đường Quang Trung thì gặp một chiếc xe tuần tra của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Ta định tìm cách bắt sống chúng để đảm bảo bí mật cuộc hành quân, nhưng chúng không phát hiện được do ta ngụy trang c n thận. Xe quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa chạy thẳng ra hướng Ty thông tin cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đoàn xe chở đơn vị đến ngã ba đường Hoàng Tử Cảnh và đường Lê Lợi thì nhanh chóng chia làm ba mũi tấn công quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
chạy theo đường Lê Lợi rồi rẽ qua đường Phan Chu Trinh, khi chạy đến bốt gác cách cổng chính 50m thì bị quân địch phát hiện. Lúc đó là 1 giờ 15 phút ngày 31/1/1968. Quân ta do đồng chí Phong chỉ huy nổ súng tiến công địch, chiến đấu anh dũng và hy sinh. Đó là người chiến sỹ đầu tiên của quân ta hy sinh trong đợt tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 ở Nha Trang. Hai tên lính ngay lập tức cũng bị quân ta tiêu diệt tại chỗ. Sau đó, đơn vị t a ra đánh chiếm các mục tiêu của tòa Tỉnh đường. Quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa phần lớn bị bắt, số còn lại tìm cách trốn tránh trong các đường hầm, các ống cống. Quân ta làm chủ khu Tỉnh đường sau hơn 10 phút chiến đấu. Tên Trung tá Tỉnh trưởng Lê Khánh, kiêm Trưởng tiểu khu bảo an đã cải trang thành thường dân t u thoát.
Mũi thứ hai của hướng tấn công chủ yếu đi trên xe do anh Trần Đình Mười lái, tiến theo đường Lê Lợi, tấn công vào Tiểu khu và đã nhanh chóng diệt toàn bộ lực lượng quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ở đây.
Mũi thứ ba, lực lượng mũi này đi trên xe do anh Thái Thông lái theo đường Hoàng Tử Cảnh rồi rẽ qua đường Hàn Thuyên, Phan Bội Châu, lên Ngô Quyền đánh thẳng vào Sở tiếp vận 5. Sau 15 phút chiến đấu, quân ta đã diệt phần lớn lực lượng quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ở đây, trong đó có tên Dương Văn Sang, Thiếu tá, trưởng khối chiến tranh chính trị Sở tiếp vận 5. Lúc này, sự chống cự của địch rất yếu ớt, thừa thắng quân ta phát triển lực lượng đến đường Yersin, Duy Tân (nay là đường Trần Phú).
Ở cánh B – hướng thứ yếu thứ nhất gồm đại đội đặc công 88 và đại đội 2 tiểu đoàn 7 trung đoàn 20, khi chiếm Kim Thân Phật Tổ (Đồi Trại Thủy), ta đã diệt gọn một tiểu đội của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa canh gác tại đây.
Sau khi chiếm toàn bộ khu đồi, quân ta tập trung một lực lượng lớn tiến về khu Nhà ga. Quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa kịp thời bố trí tại đây 2
đại đội cảnh sát. Vì lạc đường nên mãi đến 2 giờ sáng ngày mùng 1Tết (31/1/1968) mới tiếp cận được mục tiêu đài phát thanh. Tuy vậy, quân ta vẫn tấn công quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa quyết liệt. Chúng không ngừng tăng cường lực lượng, vũ khí. Trái lại, quân ta ngày càng thiếu đạn. Trước tình hình đó, quân ta không thể tiếp tục tiến quân, nên phải vừa đánh vừa rút về đồi Trại Thủy.
Một lực lượng khác ở đã bám theo đường xe lửa đánh chiếm Đài phát thanh. Đây là một mục tiêu rất quan trọng. Quân ta dự kiến sau khi chiếm được sẽ dùng đài phát thanh kêu gọi quần chúng xuống đường. Do đó, ngay từ phút đầu, trận chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại đây. Suốt ngày mùng 1 Tết, quân ta bao vây đài phát thanh, dùng B40 bắn sập một góc đài phát thanh, hạ một trực thăng nhưng do lực lượng quá m ng nên chưa đánh chiếm được đài.
Ở cánh C – hướng thứ yếu thứ hai do đại đội 1 tiểu đoàn 7 trung đoàn 20 hành quân theo một đường riêng. Khi tiến quân đến cánh đồng Thủy Tú (Vĩnh Thái) thì cũng là lúc quân ta pháo kích sân bay Nha Trang. Quân đội Việt Nam Cộng hòa phản pháo, bắn pháo sáng nên việc tiếp cận mục tiêu của đơn vị bị chậm. Do đó, ở hướng này, khi quân ta vừa đến đã chạm trán với quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa và hai bên đánh nhau quyết liệt ở tỉnh lộ 4 – Đồng Nai – Phước Hải. Cuối cùng quân ta chiếm được bót Ông Đề và Cô Châu, tiếp tục đánh chiếm đại đội 7 truyền tin.
Ở hướng phối hợp, một trung đội công binh của quân ta có nhiệm vụ đánh phá cầu Xóm Bóng, chặn quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa từ Trường hạ sĩ quan Đồng Đế sang tiếp viện. Khi quân ta từ Núi Sạn tiến qua Ngọc Thảo, gần tiếp giáp với cầu Hà Ra. Ở đây, lực lượng quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa canh giữ đông, nên quân ta phải dùng ny lông làm phao bơm, tải mìn, súng đạn theo sông ra giáp rạch lớn cầu Hà Ra. Khi bị phát hiện, quân
ta nổ súng tiêu diệt một số tên lính bảo vệ, nhưng không phá được cầu nên buộc phải rút lui về Núi Sạn.
Như vậy, trong đêm giao thừa, quân ta đã tiến công vào hết các mục tiêu trong thị xã Nha Trang và nhanh chóng làm chủ được Tỉnh đường, Tiểu khu, Sở tiếp vận 5, đồi Trại Thủy; đồng thời ta đánh quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa quyết liệt ở khu nhà ga, Đài phát thanh, đội truyền tin.
Sáng mùng 1 Tết và suốt ngày mùng 2 Tết, quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa phản kích quyết liệt. Tiếng súng nổ dữ dội ở Tiểu khu, Tỉnh đường, Sở tiếp vận 5, Đài phát thanh... máy bay trực thăng quần đảo, phóng rốc két, bắn đại liên suốt ngày đêm. Đêm đến, pháo sáng chiếu rực trời. Hai bên đánh nhau quyết liệt khắp ở thị xã Nha Trang. Tại khu vực đồi Trại Thủy, Khu máy nước, Đài phát thanh, chiến sự ngày càng ác liệt, tạo thành những tuyến lửa theo ba hướng Đông, Tây Bắc và Tây Nam Nha Trang.
Sáng mùng 1Tết, ở khu vực chợ Đầm và dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Xóm Cồn, đại đội 3 tiểu đoàn 7 đánh lui nhiều đợt xung phong của đại đội Nam Triều Tiên, một đại đội biệt động quân và một đại đội học viên Trường hạ sĩ quan Đồng Đế từ hướng Hà Ra, Cù Lao đánh vào.
Trước tình hình chiến sự diễn ra ác liệt, từng tốp cố vấn Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa đã rút lui dần về chợ Xóm Mới, sân bay Nha Trang để trốn tránh. Những tên công an, cảnh sát b quân phục, mặc thường phục, tay xách, nách mang cùng vợ con hòa vào dòng người di tản, tìm nơi trú n.
Trước sức tấn công của quân ta, chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn bất ngờ, sau khi chấn chỉnh ổn định tình hình đã tìm cách phản công lại. Bộ chỉ huy Việt - Mỹ - Hàn phải ra lệnh dùng các loại máy bay hủy diệt các mục tiêu bị quân ta chiếm giữ. Những quả đạn rốc két, bom phá, bom Napan từ máy bay trút xuống, từ tàu thủy bắn vào, san bằng Tiểu khu, Sở tiếp vận và làm sập một góc nhà Tỉnh đường. Bom đạn địch còn rơi xuống
các phố đông dân, làm nhiều người chết và bị thương, thiêu hủy một phần Xóm Cồn, hàng trăm góc nhà ở khu máy nước, xóm Cô Châu.
Sau khi đánh chiếm được Tỉnh đường, Tiểu khu, Sở tiếp vận 5, quân ta vừa làm nhiệm vụ chiếm giữ, vừa đánh quân quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa phản kích. Cánh quân phản kích chính của quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa từ hướng sân bay theo đường Duy Tân (nay là đường Trần Phú) tiến lên. Chúng có 2 xe bọc thép dẫn đường. Quân ta chiếm các cao điểm, các tầng gác ở Sở bưu điện, Tỉnh đường, đánh lui nhiều đợt tấn công của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Sau khi quân ta dùng B40 bắn cháy 2 xe bọc thép của chúng trước cổng Sở bưu điện thì chúng không dám tiến lên nữa. Cũng trong lúc đó, một bộ phận K90 tiến đánh sở chỉ huy hỗn hợp Việt - Mỹ - Hàn trên đường Trần Hưng Đạo. Quân ta đang vận động thì bị địch phát hiện, cho 2 đại đội Nam Triều Tiên ra chặn đánh các mũi tiến công của quân ta. Thấy tình thế bất lợi, đơn vị đã tạt qua chiếm khu nhà của Lương Duy Ủy - nguyên Tỉnh trưởng Phú Yên cũ (17 Yersin). Quân ta bắt tên này làm con tin và tổ chức đánh những đợt phản kích của địch. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra rất quyết liệt. Sau đó quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa cho trực thăng đến phá hủy khu vực nhà Lương Duy Ủy, tên này bị trúng đạn chết tại chỗ.
Đến 11 giờ trưa, toàn bộ lực lượng của quân ta lui về Tiểu khu, Tỉnh đường và trụ lại chiến đấu ở đó. Quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa tiến hành nhiều đợt phản kích nhưng đều bị ta bẻ gãy. Lực lượng đặc biệt, biệt kích Mỹ cũng mở nhiều đợt phản kích, nhưng bị thiệt hại nặng.
Đến sáng ngày mùng 2 Tết, mặc dù phản kích nhiều lần nhưng quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa không thể chiếm lại được khu vực Tỉnh đường, Tiểu khu và Sở tiếp vận 5. Lúc đó, ở khu vực này lực lượng của quân ta còn khoảng 40 đồng chí, trong khi số quân đội Việt Nam Cộng hòa bị bắt giữ ở đây cũng khá đông nhưng Mỹ vẫn dùng bom Napan để hủy diệt. Đó là hành
động dã man của kẻ thù, bị nhân dân lên án.
Ở hướng Tây Nha Trang, chiến sự ngày mùng 1 Tết diễn ra không kém phần ác liệt. Cánh C sau khi chiếm đồn Cô Châu, bót Ông Đề và đại đội 7, tiểu đoàn truyền tin, đã chia từng mũi đánh quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa ở Vườn Dương, đội công binh Cầu Nổi. Đến trưa, quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa tăng viện từ phía sân bay lên, dùng biệt kích phản kích chặn các mũi tiến công, quân ta phải lui về chiếm các khu nhà tỉnh lộ 4 (nay là đường Lê Hồng Phong), trụ đánh quân thù đến tối rồi rút về Vĩnh Xuân, Thủy Tú, đưa thương binh về Đồng Bò.
Tiểu đoàn 8 trung đoàn 20 tiếp viện cho Nha Trang đã phải hành quân suốt cả đêm, không có giao liên dẫn đường, nên mãi đến sáng mùng 1Tết mới đến thôn Xuân Bình (xã Vĩnh Trung) gần khu Mã Thánh, V Cạnh. Quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa đã huy động lực lượng từ Cam ranh, Diên Khánh và một bộ phận biệt kích Mỹ từ Bình Tân lên chặn đánh tiểu đoàn 8.
Lực lượng dự bị tiểu đoàn 9 trung đoàn 20, ngày 1/2/1968 mới cơ động đến núi Thống Nhất. Do đến chậm, quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa đã củng cố lực lượng và phản ứng mạnh, nên không thể vào chi viện cho thị xã. Trên hướng chủ yếu, nhiều đồng chí K90, K91 vẫn tiếp tục chiến đấu đến cùng.
Phối hợp với chủ lực, lực lượng tự vệ mật và biệt động thành tung truyền đơn, cờ hòa bình, gây tiếng nổ, dùng xe Hon-đa chạy đánh địch trong thị xã. Đông đảo nhân dân các khu Hà Ra, Xóm Cồn, Phương Sài, Xóm mới... sẵn sàng xuống đường biểu tình. Trong chiến đấu, nhiều bà má, trẻ em đổ ra đường tiếp tế nước cho bộ đội, băng bó vết thương cho thương binh. Khi tình hình khó khăn, dưới hình thức phật tử đi làm việc nghĩa, quần chúng mang quà đến thăm thương binh của ta ở bệnh viện quân y Nguyễn Huệ, hoặc tổ chức bảo vệ tìm bắt liên lạc, đưa các cán bộ, chiến sĩ của ta trở về chiến khu.
Sáng mùng 3 Tết, Quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân càn quét, lùng sục từng nhà dân, bao vây từng khu phố. Chu n tướng Đoàn Văn Quảng ra thiết quân luật 24/24 giờ. Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa dùng máy bay trực thăng, xe cảnh sát phát loa kêu gọi đầu hàng, đe dọa những nhà nào chứa cán bộ cách mạng sẽ bị xử theo quân luật.
Đến ngày mùng 4, 5 Tết, tình hình trở nên rất khó khăn, kế hoạch tấn công quân sự và kế hoạch quần chúng xuống đường không thực hiện được. Ngày mùng 5 Tết, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa tăng cường khủng bố, bắn giết dã man. Chúng thiết quân luật nghiêm ngặt, huy động lực lượng công an, cảnh sát, biệt kích, bảo an lùng sục, bố ráp liên miên cả ngày lẫn