Chuẩn bị về tổ chức lãnh đạo, chính trị tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 39 - 46)

Chương 2 QUÂN VÀ DÂN TỈNH KHÁNH HÒA TIẾN HÀNH TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY NĂM

2.2.1. Chuẩn bị về tổ chức lãnh đạo, chính trị tư tưởng

2.2.1.1. Chuẩn bị về tổ chức lãnh ạo

Công tác chu n bị cho cuộc tiến công và nổi dậy ở Tỉnh Khánh Hòa năm 1968 được chu n bị hết sức kh n trương và cấp bách. Đặc biệt là sau hội nghị ngày 7/1/1968, nhằm tập trung mọi lực lượng to lớn cho trọng điểm Nha Trang.

Thường vụ Khu ủy Khu V quyết định thành lập một chi bộ gồm 6 đồng chí do đồng chí Nguyễn Thị Lễ (Mười Minh) làm Bí thư vào tăng cường cho Nha Trang bằng con đường hợp pháp. Chi bộ có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo quần chúng ở các khu vực Hà Ra, Xóm Mới, khu Máy Nước, chu n bị kế hoạch phối hợp đánh chiếm đài phát thanh, vận động quần chúng chu n bị khi thời cơ đến thì xuống đường đấu tranh giành chính quyền.

Ban chỉ huy chung của Tỉnh ủy gồm các đồng chí Nguyễn Hồng Châu – Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Tô Văn Ơn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí V Cứ -

ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Hòa – Chính ủy trung đoàn Sao Thủy cùng một bộ phận tổ chức gọn nhẹ, có điều kiện liên hệ với Khu, đóng cơ quan tiền phương tại ven rừng thôn Đại Điền Nam để theo d i chỉ đạo cuộc tiến công và nổi dậy trong toàn tỉnh, đặc biệt theo d i chỉ đạo trọng điểm Nha Trang bằng đường dây hợp pháp.

Ban chỉ huy mặt trận chung toàn tỉnh mang ký hiệu K.5 được thành lập do đồng chí Nguyễn Ngọc Hoanh – Tỉnh đội trưởng làm chỉ huy trưởng, đồng chí Lê Viết Thuận – Trung đoàn trưởng trung đoàn Sao Thủy làm chỉ huy phó, đồng chí Phạm Thành Huyên (Ba Huệ) - ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa làm chính ủy. K.5 quyết định thành lập Ban chỉ huy tiền phương do đồng chí Trần Chiến Lược – Trung đoàn phó trung đoàn Sao Thủy làm chỉ huy trưởng, đồng chí Lê Tụng - ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy kiêm Bí thư Thị ủy Nha Trang làm chính ủy tiền phương đi sát cùng các đơn vị vào trong thị xã. Ban chỉ huy mặt trận chung toàn tỉnh (K.5) đóng cơ quan ở đầu suối Kim Liên, gần đỉnh Năm Nọc. Sở chỉ huy tiền phương đóng ở thôn Vĩnh Hội (Ngọc Hiệp).

Để xây dựng cơ sở bên trong, 6 đồng chí trong Thị ủy Nha Trang cùng nhiều cán bộ được tăng cường cho nội thị để tìm hiểu tình hình và xây dựng cơ sở.

Công tác xây dựng Đảng, chu n bị về tổ chức lãnh đạo cũng được triển khai trên địa bàn các huyện của tỉnh Khánh Hòa.

Tại Vạn Ninh, sau khi truyền đạt mệnh lệnh và phổ biến kế hoạch của tỉnh cho cho hai huyện ủy Vạn Ninh và Bắc Ninh Hòa, đồng chí Nguyễn Lương theo sự phân công của Tỉnh ủy, trực tiếp chỉ đạo cuộc tiến công và nổi dậy ở Ninh Hòa với tư cách là Bí thư Huyện ủy huyện Ninh Hòa. Đồng chí Triết Giang cũng rời kh i Vạn Ninh. Vì vậy, đồng chí Trương Đình Khánh, ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy được Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định làm Phó Bí

thư, quyền Bí thư Huyện ủy Vạn Ninh, đồng chí Nguyễn Đình Quế, huyện ủy viên được chỉ định làm ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy. Các đồng chí Nguyễn Đình Tòng, Nguyễn Thanh Bình cũng được bổ sung vào Huyện ủy Vạn Ninh từ giữa năm 1967 [5, tr.126].

Đối với huyện Ninh Hòa, xác định là chiến trường phối hợp, có nhiệm vụ

kết hợp với Nha Trang và các đô thị trong toàn miền đánh chiếm các vị trí then chốt trong thị trấn. Sau đó phát động quần chúng tại chỗ và từ các vùng nông thôn kéo vào hỗ trợ cho thị trấn nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị chủ trương hợp nhất hai huyện Nam và Bắc Ninh Hòa để thống nhất chỉ đạo, chỉ huy đảm bảo thắng lợi.

Ngày 19/1/1968 (nhằm ngày 20 tháng chạp âm lịch), đồng chí Tô Văn Ơn triệu tập đồng chí Nguyễn Lương lên thôn Ba Non để truyền đạt Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc hợp nhất huyện, chỉ định đồng chí Nguyễn Lương làm Bí thư, đồng chí Triết Giang làm Phó Bí thư, đồng thời phổ biến quyết định về nhân sự Ban Chỉ huy Huyện đội thống nhất và mệnh lệnh tiến công của toàn miền. Đồng chí Tô Văn Ơn truyền đạt với niềm tin vững chắc và tính chất rất nghiêm túc đối với kế hoạch: “ Đây là mệnh lệnh

chiến trường, là thời cơ ngàn năm có một, chỉ có quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, chỉ có ánh, ánh cho ến thắng lợi, không có rút lui” ” [4, tr.393]. Sau

khi nhận lệnh, đồng chí Nguyễn Lương và đồng chí Triết Giang triển khai công tác chu n bị kế hoạch tiến công.

Tại Cam Ranh, là thị xã gần sát với Nha Trang, được xác định là điểm quan trọng trong kế hoạch chung của toàn tỉnh nhằm tiêu hao sinh lực địch và phá hủy phương tiện chiến tranh của quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa ở căn cứ quân sự Cam Ranh. Thường vụ Tỉnh ủy giao cho đồng chí Nguyễn Qúy Hanh, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện Khánh Sơn và đồng chí Bùi Hồng Thái -Bí thư Thị ủy Cam Ranh chịu trách nhiệm.

Sau khi đồng chí Nguyễn Ngọc Hoanh và đồng chí Kiều Hoàng truyền đạt mệnh lệnh, tỉnh rút một bộ phận lực lượng C91, C93 ở Cam Ranh tham gia chiến dịch Nha Trang. Kế hoạch sử dụng lực lượng và các hướng tấn công và nổi dậy của Cam Ranh được quy định như sau:

Cơ quan Thị đội Cam Ranh phân công đồng chí Lê Tấn Cang, thị đội trưởng chỉ huy bộ phận C91 và C93 đánh vào sân bay trực thăng Đồng Bà Thìn, phân công đồng chí Ngô Bá, chính trị viên thị đội chỉ huy lực lượng tổng hợp các đơn vị ở Hòa Tân, bộ phận điện đài và cơ yếu xuống Điểm 3, ở sở chỉ huy do đồng chí Bùi Hồng Thái phụ trách. Cơ quan Thị ủy cử đồng chí Nguyễn Văn Giác phó bí thư cùng với năm cán bộ nhân viên trực tiếp gặp quần chúng và bám trụ ở Hòa Tân. Một bộ phận C93 có nhiệm vụ đánh tàu chiến tại vịnh Cam Ranh. Đơn vị 561 chịu trách nhiệm pháo kích chi khu Suối Dầu hỗ trợ cho đội công tác cùng du kích Khánh Sơn chiếm lĩnh và v trang tuyên truyền khu Xóm Mới.

Ở huyện Khánh Sơn, trong thời kì chu n bị thực hiện kế hoạch tổng tiến

công và nổi dậy, có nhiệm vụ phối hợp và hỗ trợ. Ngoài tiến công quân sự vào sân bay trực thăng Đồng Bà Thìn, đánh tàu thủy tại vịnh Cam Ranh, trọng điểm kết hợp đấu tranh và nổi dậy là vùng Hòa Tân, đồng thời pháo kích và chiếm lĩnh chi khu Suối Dầu, đột kích và chiếm lĩnh khu Bầu Hùng và phá đoạn đường xe lửa Suối Cát – Hoà Tân.

Lúc này do lực lượng vũ trang ở hai huyện Khánh Sơn và Cam Ranh do hai đồng chí Nguyễn Qúy Hanh và đồng chí Bùi Hồng Thái trực tiếp chỉ đạo. Vì thế, Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thống nhất lực lượng chính trị và lực lượng quân sự làm một. Cả hai Đảng bộ tiến hành kh n trương công tác tư tưởng và công tác tổ chức, dựa vào các Nghị quyết cấp trên hai huyện đã tiến hành chỉnh huấn cho cả ba khối quân dân, Đảng với kh u hiệu “Quyết cho Tổ

Ở vùng phụ cận Vĩnh Xương, Diên Khánh, sau khi học tập và quán triệt

nội dung nghị quyết của cấp trên, trước ngày N, tất cả các cán bộ huyện được phân công chỉ đạo các mũi, các đội vũ trang công tác đều bám sát quần chúng, chu n bị sẵn sàng cho cuộc tiến công và nổi dậy.

2.2.1.2. Chuẩn bị về ch nh trị tư tưởng

Dựa vào Nghị quyết của Khu ủy tháng 9/1967 để chu n bị cho cuộc tổng công kích, cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy mở rộng tháng 11/1967 đã xem xét lại tình hình các mặt và ổn định nhiệm vụ của tỉnh. Đầu tháng 12/ 1967, Nghị quyết được quán triệt cho cán bộ các cấp, các ngành trong tỉnh dưới nhiều hình thức chỉnh huấn cho tất cả ba khối quân, dân, đảng. Cơ quan chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện ủy được chuyển xuống sát đồng bằng, thị xã.

Tại Nha Trang, quyết tâm của Thường vụ Tỉnh ủy được quán triệt đến

từng cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang tỉnh. Qua học tập, phát động tư tưởng, cán bộ, chiến sĩ đều nêu cao tinh thần “Quyết chiến, quyết thắng”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Về mặt chính trị, các đồng chí nội thị đã tích cực vận động các nhân sĩ yêu nước ở Nha Trang đứng ra thành lập Mặt trận liên minh dân tộc dân chủ hòa bình, để tập hợp mọi lực lượng, cô lập kẻ thù. Đối với lực lượng Phật giáo, ta đã nắm chắc các Tổng đoàn trưởng, Tổng đoàn phó, Thư ký tổng đoàn thanh niên phật tử Khánh Hòa như : Thượng tọa Thích Như Ý, Thích Trí Tín,.... cũng đã tích cực ủng hộ cách mạng, lực lượng Phật tử sẵn sàng xuống đường khi có lệnh.

Công tác binh địch vận cũng được hết sức chú ý nhằm tiến công vào tư tưởng nhớ nhà, nhớ quê hương của quân viễn chinh Mỹ, Nam Triều Tiên, thúc đ y làm rã rời tinh thần của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Mặt trận Dân tộc giải phóng phát hàng vạn truyền đơn bằng chữ Việt, chữ Anh, chữ Triều Tiên, kêu gọi lực lượng đối phương phản chiến đòi trở về quê hương, gia

đình. Bên cạnh đó, do đặc điểm chiến trường ngay tại hậu phương của quân Mỹ -Việt Nam Cộng hòa, và cũng do tính chất cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ, ở Khánh Hòa phần lớn các gia đình đều có người thân liên hệ với quân đội Việt Nam Cộng hòa nên trong rất nhiều nghị quyết, Tỉnh ủy coi công tác binh địch vận và vận động gia đình binh lính quân đội Việt Nam Cộng hòa là công tác vận động quần chúng của Đảng. Thông qua công tác binh vận ta nắm được một số sĩ quan chỉ huy của quân đội Việt Nam Cộng hòa (cấp đại úy) và nhận được những sơ đồ quan trọng về căn cứ quân sự của Mỹ ở Cam Ranh, Dục Mỹ, các tài liệu chiến thuật tại Học viện quân sự Đà Lạt của quân đội Sài Gòn, phục vụ cho tác chiến. Các trại lính của quân đội Sài Gòn như Ngô Quyền, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Bắc Bình Vương, Chủ tịch phong trào cách mạng quốc gia, đảng viên “đảng Cần lao Nhân vị” Ninh Hòa, Tổng đoàn dân vệ ở Ninh Hòa, Tổng đoàn dân vệ ở Diên Khánh,... đều có nội tuyến của ta. Đó là những cơ sở phục vụ cho các cuộc tiến công quân sự của ta vào những căn cứ nằm sâu trong lòng địch.

Tại Vạn Ninh, để phối hợp với chiến trường trọng điểm của tỉnh, các đội

công tác cùng với bộ đội địa phương huyện đã đ y mạnh hoạt động vào vùng sâu như Tân Mỹ, Cát Ném. Các hình thức vũ trang tuyên truyền, mở những cuộc mít tinh tập hợp quần chúng, vạch trần tội ác của quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa ở nhiều nơi như Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng, Vạn Khánh và Đầm Môn (Vạn Thạnh).

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tháng 12/ 1967, Nghị quyết được quán triệt cho cán bộ các cấp thuộc ba khối: quân, dân, Đảng và các ngành trong toàn tỉnh dưới hình thức chỉnh huấn chính trị. Các cơ quan chỉ đạo của tỉnh, huyện được chuyển sát xuống đồng bằng. Sau chỉnh huấn, một không khí phấn khởi lạc quan tràn ngập. Cán bộ, chiến sĩ đều hăng hái, sẵn sàng xông ra phía trước với khí thế sẵn sàng hy sinh, xả thân để

giải phóng quê hương. Trên mũ, áo của cán bộ và chiến sĩ đều có đính kh u hiệu: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Tại Ninh Hòa, sau khi quán triệt và nhận nhiệm vụ của huyện giao, các

đội vũ trang công tác về lại địa phương giao nhiệm vụ cụ thể cho từng chi bộ, chi đoàn, ban cán sự xã, thôn tiến hành chu n bị các mặt chu n bị cho chiến dịch như: chu n bị lực lượng quần chúng tham gia biểu tình, may cờ giải phóng, cờ hòa bình màu xanh có in hình chim bồ câu,... Kế hoạch được cơ sở và quần chúng hưởng ứng thực hiện rất sôi nổi. Mặc dù việc mua vải có đủ màu cờ trong vùng địch kiểm soát rất khó khăn và nguy hiểm nhưng quần chúng vẫn tìm mọi cách mua, nếu không đủ màu thì mua vải trắng về nhuộm thêm để may cờ.

Chiều 29 Tết, lễ xuất quân được tổ chức trang nghiêm, trọng thể tại cứ điểm Cây Thị. Trên mũ hay trên cánh tay áo mỗi người đều đính kh u hiệu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, trước ngực gắn danh hiệu “Quân khởi nghĩa” không khí buổi lễ thiêng liêng trọng thể khác thường. Trong lòng mọi người đều cảm nhận đây là lần xuống núi, đi vào trận quyết chiến cuối cùng giải phóng quê hương giống như thời quân Đại Việt khắc trên cánh tay hai chữ “sát thát”, thề không thắng giặc là không trở về. Có thể nói công tác chính trị , tư tưởng được động viên đạt đến mức cao chưa từng có.

Cánh phía Nam huyện, lễ tổ chức xuất phát tại cứ điểm Hòn Lớn cũng đầy đủ nghi thức trọng thể, có đủ những biểu tượng thể hiện niềm tin và quyết tâm quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

Tại Cam Ranh và các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh kế hoạch

cũng được triển khai đến các đơn vị và họp từng mũi chiến đấu ở từng mục tiêu để học tập quán triệt chủ trương, kế hoạch tác chiến, động viên công tác tư tưởng tối đa, tinh thần chiến đấu theo phương châm hành động “ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Công tác giữ bí mật từng đơn vị, từng mục tiêu

được cán bộ, chiến sĩ thực hiện tuyệt đối, nhiệm vụ từng người, từng mũi không nói cho nhau.

Tại các xã Diên Sơn, Diên Điền, Diên Phú, Diên Hòa... c a huyện Diên Khánh phối hợp với các hoạt động chung của huyện tiếp tục đ y mạnh công

tác tuyên truyền, nghi binh, hù dọa kẻ thù, đồng thời kiên quyết trừng trị những tên ác ôn ngoan cố. Tại Diên Phước, các chiến sĩ an ninh cùng đội công tác, đã tiêu diệt tên trung đội phó nghĩa quân. Ở Phú Ân ta đã tiêu diệt các tên ác ôn tại Dầu Đôi.

Có thể nói, chưa lúc nào công tác chính trị, tư tưởng được tiến hành chu đáo, hiệu quả như lúc này, gây lòng tin tưởng tuyệt đối cho cán bộ, chiến sĩ, tạo khí thế hào hứng, sôi nổi vượt khó khăn, gian khổ hy sinh, nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng cho cán bộ, chiến sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)