Kết quả và ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 82 - 88)

Chương 2 QUÂN VÀ DÂN TỈNH KHÁNH HÒA TIẾN HÀNH TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY NĂM

2.4. Kết quả và ý nghĩa

2.4.1. Kết quả

Sau đợt tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ gửi điện khen: “Quân và dân

ta ở miền Nam ánh rất giỏi, rất ều, rất nhịp nhàng, ánh khắp nơi và nơi nào c ng thắng to”, ồng thời Bác căn dặn “Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan. Quân ịch như con thú ến bước ường cùng, càng dãy dụa iên cuồng. Quân và dân ta càng phải tăng cường oàn kết, kiên trì chiến ấu, ánh mạnh, ánh liên tục, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa”[35, tr.345].

Cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân Khánh Hòa năm 1968 nổ ra trong giờ phút đầu tiên của toàn miền. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Khu ủy

V và Tỉnh ủy đã phối hợp nhịp nhàng, nổ súng đồng loạt, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, kết hợp lực lượng vũ trang ba thứ quân, ba mũi giáp công tiến công và nổi dậy, đánh phá các mục tiêu quân sự, cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, liên tục khắp ba vùng mà trọng điểm là thị xã, thị trấn hết đợt này đến đợt khác, làm cho Mỹ bị tổn thất nặng nề về binh lực và phương tiện chiến tranh, làm rung chuyển toàn bộ guồng máy thống trị của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong tỉnh. Đặc biệt là trong đợt Tết Mậu Thân.

Cụ thể, tại Nha Trang, lần đầu tiên trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng vũ trang của ta được sự hỗ trợ của nhân dân Nha Trang đã tấn công các cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong thị xã, “ loại kh i vòng chiến đấu hơn 800 tên địch, trong đó có 1 cựu Tỉnh trưởng, 1 thiếu tá Trưởng khối chiến tranh chính trị tiếp vận 5, bắn cháy và phá hủy 3 trực thăng, 2 xe bọc thép, 1 kho đạn và rất nhiều vũ khí, đạn dược của địch; đã làm rối loạn hệ thống phòng ngự của địch, bọn ngụy quân, ngụy quyền hoang mang, lúng túng, vì một đòn choáng váng hết sức bất ngờ” [2, tr.231].

Ở các huyện trên địa bàn tỉnh, mặc dù, nhiều nơi bị kẻ thù đàn áp đẫm máu và kết quả đạt được chưa như mong muốn đề ra, nhưng quân và dân các huyện đã dốc sức, đồng lòng tiến công hầu hết vào các cơ quan đầu não, các sở chỉ huy và đồn bốt của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đ y chúng vào tình thế khó khăn, bị động, sa sút tinh thần, gây cho chúng một số thiệt hại, buộc chúng phải củng cố, tăng cường lực lượng để chúng tiếp tục càn quét đánh phá ta. Tiêu biểu là lực lượng vũ trang huyện Khánh Sơn, phối hợp với lực lượng vũ trang toàn tỉnh “trong năm 1968 đã đã đánh 12 trận, nhiều trận tác chiến, lực lượng huyện đã phối hợp khá tốt với các đội công tác như trận đột kích Bầu Hùng, diệt 9 tên (có 1 cố vấn Mỹ, 1 ác ôn), phá 1.500 mét kẽm gai, hơn 200 mét đường ray tàu lửa [12, tr.88]. Các xã Ba Cụm, Trung

Sơn, Sơn Tân là những trọng điểm bắn phá của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng du kích Khánh Sơn trong năm 1968 đã tổ chức 25 lần bắn máy bay (tuy chưa hạ được chiếc nào) nhưng đã hạn chế sự đánh phá ác liệt của chúng, hỗ trợ cho bộ đội chủ lực và đồng bào tăng gia sản xuất [12, tr.88]. Phối hợp với hoạt động quân sự thì hoạt động chính trị, binh địch vận cũng diễn ra quyết liệt. Trong khi trên các mặt trận chính ta và địch quần nhau quyết liệt, thì các lực lượng tự vệ mật, các hoạt động của quần chúng diễn ra mạnh mẽ. Hàng trăm tờ truyền đơn, cờ hòa bình được tung ra, các chiến sĩ tự vệ diệt ác ôn, nhiều phụ nữ, trẻ em đã xuống đường tiếp tế lương thực, thực ph m cho bộ đội, băng bó cho thương binh, tìm cách bắt liên lạc, đưa cán bộ, chiến sĩ của ta về chiến khu an toàn,... nhiều tấm gương hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước còn sống mãi.

Trong đợt tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân Khánh Hòa đã “loại kh i vòng chiến 1.149 tên địch, trong đó có 10 Mỹ, 113 Nam Triều Tiên, 19 sĩ quan cấp úy, tá, bắt trừng trị 8 tên ác ôn, phá hủy và bắn rơi 22 máy bay trực thăng (có 2 khu trục AD6), bị thương 6 chiếc. Đánh chìm 2 tàu thủy trọng tải 8.000 tấn, phá hủy 7 xe quân sự, bị thương 3 chiếc, đánh sập 2 cầu, 4 cống, 2 lô cốt, cháy 1 kho đạn, 1 nhà máy đèn, đánh sập nhiều nhà lính và cơ quan ngụy quyền ở khu vực Tiểu khu, Tỉnh đường, Sở Tiếp vận 5, phá đường sắt, đắp chướng ngại vật, làm gián đoạn giao thông trên quốc lộ số 1, số 21 và đường sắt từ 1 đến 3 ngày” [1, tr.499].

Sau đợt tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, mặc dù quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa bị tổn thất nặng nề nhưng về cơ cấu tổ chức chính quyền – quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa bị tan rã và đảo lộn. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở tỉnh, huyện cơ bản vẫn còn, vì vậy chúng có điều kiện để củng cố và tăng cường lực lượng, tăng cường phòng thủ hậu cứ ở thị xã, thị trấn, căn cứ quân sự, liên tiếp phản kích, đ y lùi quân chủ lực của quân ta ra

kh i thị xã, thị trấn và quận lỵ của chúng. Mặc dù có sự chênh lệch về quân số, h a lực, phương tiện chiến tranh là hết sức lớn, nghiêng hẳn về phía Mỹ, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Khánh Hòa vẫn không ngừng đấu tranh, ra sức củng cố về tư tưởng, củng cố về lực lượng, cán bộ chiến sĩ kiên quyết bám đất, bám dân, không những lần lượt đ y lùi các đợt càn quét của địch mà còn gây cho chúng những tổn thất nặng nề về sinh lực, phương tiện chiến tranh.

Trong thời kì đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968), mục tiêu chủ yếu và cơ bản của địch là đánh bật lực lượng cách mạng ra kh i địa bàn Khánh Hòa, xây dựng Khánh Hòa thành căn cứ quân sự, căn cứ hậu cần an toàn lý tưởng đã không thực hiện được. Trái lại, các lực lượng cách mạng vẫn bám chặt, không chỉ ở miền núi, đồng bằng và nông thôn mà ở cả thành thị và ngày càng lớn mạnh [1, tr.509].

Mặc dù cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh Khánh Hòa năm 1968 vẫn còn nhiều hạn chế, về phía ta cũng bị tổn thất về lực lượng, nhiều cơ sở cách mạng bị phá vỡ, căn cứ kháng chiến bị thu hẹp, nhưng những thắng lợi của quân dân Khánh giành được là kết quả của sự nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Khánh Hòa, góp phần cùng nhân dân miền Nam làm đảo lộn thế chiến lược của Mỹ từ phản công chuyển sang phòng ngự, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

2.4.2. Ý nghĩa

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được ghi vào lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam như là một mốc son tiêu biểu, một bước ngoặt quyết định - đòn tiến công chiến lược, bất ngờ với quy mô lớn vào sào huyệt của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa ở các thành phố, thị xã trên toàn miền Nam, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại

Hội nghị Pari năm 1968.

Quán triệt chủ trương, đường lối do Đảng và Bộ Chính trị đề ra, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã lãnh đạo quân dân của tỉnh tiến hành cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968, tiến công hầu hết vào các mục tiêu quân sự và cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở quận lỵ, thị xã, thị trấn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và các phương tiện chiến tranh hiện đại, làm rung chuyển toàn bộ guồng máy thống trị của Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong tỉnh, kéo dài hàng tháng. Những thắng lợi to lớn của quân và dân Khánh Hòa

đã góp phần cùng với nhân dân cả nước đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

Cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở tỉnh Khánh Hòa đã để lại một dấu ấn lịch sử sâu sắc, biểu thị cho khí thế hào hùng, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất của nhân dân Khánh Hòa. Quân dân Khánh Hòa đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiên quyết bám đất, bám dân, đánh địch ở cả ba vùng chiến lược với ba mũi giáp công và giành được những thắng lợi to lớn.

Thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở tỉnh Khánh Hòa còn thể hiện sự đúng đắn về đường lối lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh; sự chấp hành nghiêm chỉnh, phối hợp cùng toàn miền Nam tiến công bất ngờ vào cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở thị xã, thị trấn, đánh phản kích dài ngày, góp phần vào thắng lợi của toàn miền Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở Khánh Hòa có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tỉnh.

Tiểu kết chương 2

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính Trị, Khu ủy khu V, Đảng bộ Khánh Hòa đã lãnh đạo quân dân trong tỉnh triển khai chu n bị tốt về mọi mặt, đã dốc toàn tâm, toàn lực, huy động và nỗ lực cao nhất về sức người và sức của tiến hành cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 giành thắng lợi. Đây là lần đầu tiên quân dân Khánh Hòa đã tiến công vào tận sào huyệt, cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh và làm rung chuyển bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa của tỉnh trong một thời gian.

Cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh Khánh Hòa diễn ra trên quy mô toàn tỉnh, trong suốt năm 1968 nhưng tập trung chủ yếu vào dịp Tết Nguyên Đán năm Mậu Thân. Trong quá trình diễn biến của chiến dịch, quân dân Khánh Hòa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như: Tuy có sự kết hợp giữa tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao, mũi tấn công quân sự chưa thực hiện tốt vai trò của mình, chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa tạo điều kiện cho mũi đấu tranh chính trị. Vì thế sau cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nhìn cục bộ ta thấy nhiều tổn thất. Nhưng nhìn chung, thắng lợi của Khánh Hòa với tỉnh lỵ Nha Trang năm 1968 cũng là thắng lợi lớn nhất từ trước tới nay của tỉnh, góp phần cùng quân dân toàn miền giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)