Kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 109 - 110)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở TỈNH KHÁNH HÒA NĂM

3.3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng nhân dân

và nổi dậy của quần chúng nhân dân

Thông thường, trong chiến tranh muốn giành thắng lợi thì phải liên tục giữ thế tiến công, thực hiện phương châm kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy đồng loạt của quần chúng nhân dân, làm cho kẻ thù lâm vào thế bị động, bế tắc về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, Tuy nhiên, trong cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở Khánh Hòa mặc dù các mũi tiến công quân sự của lực lượng vũ trang đã tiến vào các mục tiêu quan trọng của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nhưng chưa đủ sức mạnh tạo thế áp đảo, hoàn toàn chưa đạt được mục tiêu đề ra nên không thể hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng dẫn cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 chưa giành được thắng lợi cao nhất.

Trong cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968, sự nổi dậy của quần chúng nhân dân ở Khánh Hòa đã đóng vai trò quan trọng trong chu n bị hậu cần, nhất là hậu cần tại chỗ phục vụ tiến công và nổi dậy; dẫn đường, tham gia công tác thông tin liên lạc giữa các khu vực nội thị, giữa nội thị với các vùng bàn đạp; phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu với quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa; tham gia công tác binh vận và dân vận; tải thương và cứu chữa thương binh; chu n bị nhân sự hình thành bộ máy chính quyền cách mạng. Sự nổi dậy của quần chúng nhân dân phá kìm kẹp, diệt ác ôn, buộc quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa ở Khánh Hòa ở mức độ nào đó phải dàn trải lực lượng để hỗ trợ, bảo vệ các mục tiêu quan trọng, không thể tập trung binh lực để giữ thị xã Nha Trang.

Mặc dù sự nổi dậy của quần chúng nhân dân có vai trò quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy ở Khánh Hòa nhưng sự nổi dậy đó chỉ đạt được kết quả cao nhất khi phối hợp chặt chẽ với các đòn

tiến công quân sự của lực lượng vũ trang. Trong bối cảnh tương quan lực lượng quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa còn mạnh, muốn sự nổi dậy của quần chúng đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, ngoài việc phải kết hợp chặt chẽ giữa các mũi tiến công về quân sự. Các đòn tiến công về quân sự có mạnh mẽ, có hiệu quả, có tiêu diệt, kìm chế được lực lượng quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa, có làm rung chuyển được chính quyền và bộ máy chiến tranh của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì mới tạo điều kiện quan trọng để quần chúng nhân dân nổi dậy.

Như vậy, sự tiến công về quân sự của lực lượng vũ trang và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân có quan hệ chặt chẽ với nhau, có quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Sự nổi dậy của quần chúng sẽ không có hiệu quả khi chưa kết hợp chặt chẽ được với tiến công quân sự của lực lượng vũ trang. Ngược lại, có tiến công quân sự mới hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nổi dậy, mới làm lay chuyển bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nếu có nổi dậy của quần chúng mà không có sự tiến công về quân sự thì sự nổi dậy của quần chúng ở một khía cạnh nào đó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”, cái cớ để quân địch đàn áp, sát hại quần chúng, gây tổn thất khôn lường cho lực lượng chính trị. Có thể nói, nếu sự nổi dậy của quần chúng đóng vai trò quan trọng làm nên thắng lợi to lớn cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 thì đòn tiến công về quân sự giữ vai trò nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong việc tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, đánh đổ chính quyền và bộ máy quân sự của Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)