Trong đợt 1 của cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh Khánh Hòa năm 1968 chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa tiến công quân sự của lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 96 - 103)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở TỈNH KHÁNH HÒA NĂM

3.1.4. Trong đợt 1 của cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh Khánh Hòa năm 1968 chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa tiến công quân sự của lực

năm 1968 chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quán triệt: Đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị là hai hình thức đấu tranh cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó “ đấu tranh quân sự vừa giúp sức cho quần chúng tiếp tục nổi dậy phá ách kìm kẹp của địch, vừa giữ vững và mở rộng quyền làm chủ để củng cố và phát triển thế trận chiến tranh nhân dân” [14, tr.153]; còn “đấu tranh chính trị vừa tạo thêm sức mạnh cho đấu tranh quân sự, vừa phát triển, phát huy thắng lợi của đấu tranh quân sự” [14, tr.175]. Tuy nhiên, trong thực tế vì những lý do khác nhau, không phải lúc nào quan điểm này cũng thực hiện một cách đầy đủ, cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở Khánh Hòa là một dẫn chứng.

đấu tranh chính trị lại chưa phát huy được, chưa phối hợp có hiệu quả với đấu tranh quân sự. Thậm chí, Hoài Phong - một trong những người trực tiếp chu n bị và tham gia cuộc tiến công, khẳng định: “Chân bạo lực ch nh trị không thực hiện ược”[73, tr.231]. Chính vì thế đã không đủ sức để phối hợp với

các mũi tiến công quân sự của lực lượng vũ trang để phát triển và giành thắng lợi cao nhất.

Điển hình tại thị xã Nha Trang, trong đêm giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968, trong khi các cánh quân tham gia tấn công vào thị xã Nha Trang triển khai tiến đánh các mục tiêu theo kế hoạch, chiến sự diễn ra ác liệt, thì quần chúng khu vực nội thị như Hà Ra, Xóm Cồn, Phương Sải, Xóm Mới... chỉ trong trạng thái sẵn sàng xuống đường biểu tình, còn các vùng phụ cận Vĩnh Xương, Diên Khánh nhân dân cũng chỉ trong tư thế “sẵn sàng chờ lệnh kéo vào thị xã Nha Trang”[2, tr.226]. Mãi đến sáng mùng 1 Tết mới có cuộc biểu tình của 150 quần chúng thôn Đại Điền Trung (Diên Khánh) do Lương Duy Hiến - Huyện ủy viên làm trưởng đoàn cùng một số cán bộ tỉnh, huyện kéo vào Nha Trang hỗ trợ cho lực lượng quân sự, nhưng khi đến Mã Vòng – cửa ngõ phía Nam thị xã, đoàn biểu tình đã bị quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa chặn lại và dùng bạo lực giải tán.

Hoặc tại Ninh Hòa, phối hợp với các cuộc chiến đấu vũ trang, mờ sáng ngày mùng 1 Tết, trên 600 quần chúng 2 xã Ninh An và Ninh Thọ trương cờ hòa bình, cờ Phật giáo, hô kh u hiệu, kéo vào thị trấn với khí thế sục sôi. Tuy nhiên khi đến thôn Ninh Ích thì bị đoàn lính bảo an ngăn lại nên không đến được quận lỵ Ninh Hòa. Cuối cùng, đoàn biểu tình cũng phải giải tán.

Lý giải về sự hạn chế của đấu tranh chính trị ở thị xã Nha Trang nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung trong đợt tiến công và nổi dậy năm 1968, các báo cáo của Tỉnh ủy Khánh Hòa đế cập chủ yếu hai vấn đề:

tốt. Theo báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy Khánh Hòa khóa 1965 – 1968 cho rằng: “Quần chúng ta chưa ược chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức, họ chưa

hiểu họ sẽ làm gì trong cuộc ấu tranh này và tình hình sau ó sẽ ra sao; mục tiêu, phương hướng, hành ộng cụ thể c a quần chúng chưa ược vạch ra rõ ràng, chưa phù hợp với tình hình” [19, tr.3].

Thứ hai, cán bộ do dự, không dám phát động quần chúng nổi dậy. Hội nghị Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa ngày 15/2/1968 nhấn mạnh: “Nguyên

nhân có phần do khó khăn khách quan, nhưng ch yếu là do nhiều cán bộ ta không kiên quyết chấp hành mệnh lệnh khởi nghĩa, không dám huy ộng quần chúng xuống ường, thậm ch không dám phát ộng quần chúng thanh viện trống, mõ, có nơi giấu trốn, giải tán quần chúng” [84, tr.4].

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng, trong cuộc tiến công này, mũi quân sự cũng không hoàn toàn đạt được mục tiêu đề ra nên đã không hỗ trợ cho lực lượng chính trị nổi dậy một cách hiệu quả.

Theo kế hoạch, các mục tiêu quan trọng trong cuộc tiến công gồm Tiểu khu Khánh Hòa, Tòa Hành chánh Khánh Hòa, Bộ Chỉ huy 5 Tiếp vận, Quân lao Nha Trang, Đài Phát thanh Nha Trang, sân bay Nha Trang, cầu Bóng. Tuy nhiên, khi cuộc chiến xảy ra, quân ta chỉ chiếm được Tòa Hành chánh Khánh Hòa, Tiểu khu Khánh Hòa và Bộ Chỉ huy 5 Tiếp vận trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Sau đó, quân ta gần như bị cô lập hoàn toàn, các chiến sĩ đã chiến đấu đến người và viên đạn cuối cùng.

Mục tiêu chiếm Đài Phát thanh Nha Trang không thành làm cho các cơ sở nội thị và quần chúng chờ mãi mà không thấy được mệnh lệnh gì, thay vào đó, trên Đài liên tục phát đi mệnh lệnh của Chu n tướng Đoàn Văn Quảng - Tổng trấn Nha Trang, hô hào, chỉ huy quân lính Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chiến đấu. Trong tình thế như vậy, “quần chúng phải giấu hết cờ, biểu ngữ,

ường phố ch nh trong tư thế sẵn sàng làm ngòi pháo ể xuống ường c ng tạm thời giấu hết những gì sẵn có. Những oàn người i xe hon- a, xe ạp c ng phải tự giải tán” [73, tr.230].

Trong khi đó, ở các xã ở các huyện, đội vũ trang công tác và cơ sở quần chúng cách mạng cũng đã triển khai các mũi tiến công chính trị, sẵn sàng chờ lệnh nổi dậy cướp chính quyền ở nông thôn và hỗ trợ cho nổi dậy của nhân dân thị trấn nhưng các mũi đấu tranh quân sự chưa thực hiện được vai trò “trực tiếp tiêu diệt lực lượng quân sự của đối phương, cả sinh lực và phương tiện chiến tranh, bẻ gãy các cuộc tiến công và phản công của quân đội địch” [14, tr.153].

Các mũi tấn công vào Nha Trang bằng quân sự không hoàn toàn đạt được mục tiêu đề ra vì tương quan lực lượng hai bên quá chênh lệch. Trong khi đó lực lượng chi viện của quân ta bị chặn không vào được, còn phía đối phương, ngoài lực lượng hùng hậu tại chỗ lại được tiếp viện bởi lực lượng đặc biệt ở vòng ngoài thị xã Nha Trang vào, lính bảo an từ Cam Ranh ra, tiểu đoàn biệt kích Trung Dũng từ Diên Khánh xuống, binh sĩ Quân trưởng Đồng Đế từ phía Bắc thị xã sang, lực lượng không quân của Bộ Tư lệnh Việt - Mỹ - Hàn,....

Bên cạnh đó, quân Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa phản ứng quyết liệt để tái chiếm lại các vị trí đã mất và đ y lùi các cuộc tấn công của quân ta. Đồng thời, để chặn bước tiến của quân ta, chính quyền Việt Nam Cộng hòa

đã cho không quân phá hủy gần như toàn bộ khu Máy Nước (nay là khu vực đường Lê Hồng Phong, đường Đồng Nai), làm chết nhiều người, trong đó có cả dân thường. Trong tình hình không thuận lợi như vậy, việc quần chúng mặc dù đã sẵn sàng nhưng các cơ sở nội thị không huy động xuống đường là điều có thể hiểu được.

chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho triển khai lực lượng chốt chặn hai cửa ng ra vào thị xã, sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy của quần chúng. Điển hình là cuộc biểu tình kéo vào Nha Trang của quần chúng Đại Điền Trung (Diên Khánh) vào sáng mùng 1 Tết Mậu Thân đã bị đối phương chặn tại Mã Vòng, xả súng 8 người chết, trong đó có Nguyễn Hồng Hải - Phó Ban An ninh tỉnh Khánh Hòa, 20 người bị thương. Để bảo toàn lực lượng, đoàn biểu tình buộc phải giải tán.

Ngoài ra, do công tác tổ chức chưa tốt, sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các mũi tiến công. Cụ thể như, khoảng 1 giờ 30 sáng ngày 31/1/1968 (Mùng 1 Tết Mậu Thân), các đơn vị tiến công vào Nha Trang mới đến vị trí tập kết cuối cùng tại Phường Củi (Phương Sài), nhưng trước đó, lúc 23 giờ 35 phút đêm 30/1/1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân), bộ phận phụ trách pháo kích sân bay Nha Trang đã nổ súng, làm cho đối phương báo động, ra thiết quân luật trên toàn thị xã.

Hoặc, cánh quân phụ trách đánh chiếm Đài Phát thanh Nha Trang bị lạc đường, mãi đến hơn 2 giờ sáng ngày 31/1/1968 (mùng 1 Tết Mậu Thân) mới tiếp cận được mục tiêu. Lúc này chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có sự bố phòng. Việc chủ trương thống nhất phát lệnh quần chúng xuống đường từ Đài Phát thanh Nha Trang dẫn đến tình trạng khi không thể chiếm được Đài, quần chúng không nhận được sự phát động.

Chính sự hạn chế về tổ chức và phối hợp giữa các lực lượng đã ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Khánh Hòa trên cả hai phương diện quân sự và chính trị.

3.1.5.Chủ động chuyển hướng ra bám trụ vùng ven, củng cố tư tưởng, tổ chức và tiến hành chống lại các cuộc càn quét của địch từ sau cao điểm của đợt 1.

của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong thị xã như khu Tỉnh đường, Tiểu khu, Sở tiếp vận 5, đồi Trại Thủy. Sau đó không bao lâu, quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa ra sức phản kích dữ dội, cố gắng điều động lực lượng từ nhiều nơi đến cứu nguy cho thị xã Nha Trang. Do hạn chế về tổ chức và phối hợp tác chiến, lực lượng quân sự của ta chưa được chu n bị chín muồi, trong khi đó lực lượng quân sự của quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa lại có ưu thế, áp đảo hơn ta nhiều lần nên sau một thời gian ngắn quân ta bất ngờ bị tiến công, quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa đã từng bước hồi phục. Nhiều mục tiêu trong thị xã sau khi quân ta đánh chiếm được không những chúng ta không thể giữ được các mục tiêu đó mà còn bị tổn thất nặng nề, hi sinh không ít cán bộ và chiến sĩ, đặc biệt có nơi, có mũi bộ đội ta chiến đấu trong tình trạng thiếu đạn, thiếu vũ khí.

Trước tình hình đó, đặc biệt khi mà yếu tố bất ngờ không còn, Ban chỉ đạo mặt trận đã căn cứ vào tình hình thực tế lệnh cho các cánh quân trong thị xã tạm thời rút lui ra kh i các mục tiêu, chuyển hướng ra bám trụ các vùng ven để bảo toàn lực lượng cách mạng. Mặc dù, còn chưa triệt để, thiếu kiên quyết và sự chỉ đạo hơi muộn nhưng với chủ trương này đã có ý nghĩa quan trọng, tránh tổn thất lớn cho các lực lượng cách mạng. Nhờ đó mà bước vào đợt 2 và đợt 3 chúng ta đã có sự linh hoạt hơn, chủ động hơn trong việc sử dụng lực lượng quân sự, nhất là lực lượng đặc công, pháo binh. Các lực lượng này ngoài việc tiến công, tập kích vào một số mục tiêu quan trọng của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong và ngoài thị xã, còn tiến hành chống lại các cuộc càn quét của chúng.

Sau khi bị thất bại nặng nề trong Tết Mậu Thân, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa một mặt ra sức chống đỡ, tăng cường lực lượng phòng thủ bảo vệ căn cứ và các cơ quan đầu não, tập trung sức củng cố tinh thần của quân đội Việt Nam Cộng hòa, mặt khác đưa quân đi phản kích, lấn

chiếm lại những vùng đã mất bằng những cuộc hành quân càn quét sâu vào các cơ sở cách mạng ở cả thành phố và nông thôn hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Sau Tết Mậu Thân, lực lượng của ta gặp nhiều khó khăn, quân số hao hụt nặng, lương thực, vũ khí đạn dược dự trữ thiếu trầm trọng, cơ sở sản xuất tự túc ở hậu cứ bị phá vỡ, sản xuất của nhân dân vùng căn cứ và vùng giải phóng bị sa sút nhiều. Bên cạnh đó, phần lớn cơ sở chiến đấu cho các đợt tiến công tiếp sau đã bị lộ, bị đánh phá mất gần hết. Trong nội bộ, tư tưởng diễn biến phức tạp, một bộ phận cán bộ đảng viên và chiến sĩ có biểu lộ tư tưởng hoài nghi đến thắng lợi, thiếu tin tưởng, phấn khởi.

Trong tình thế cấp bách trên, Đảng bộ Khánh Hòa đã chủ động chuyển sang ổn định tư tưởng cán bộ, nhân dân, củng cố cơ sở nông thôn, củng cố bàn đạp của thị xã chống lại các cuộc càn quét của quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa.

Ở Khánh Hòa, ngay từ đầu thực hiện âm mưu chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ - Chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng Cam Ranh thành một khu liên hợp quân sự, là một trong những mắt khâu quan trọng trong thế triển khai chiến lược của Mỹ, trực tiếp phục vụ cho Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Một căn cứ mà Mỹ cho rằng “Việt cộng bất khả xâm phạm”, các báo chí Mỹ khoe khoang, ca tụng rằng “bất cứ một nhà chỉ huy quân sự nào của thế kỉ 20 cũng phải ước mơ”. Do đó, Khánh Hòa là vùng hậu cứ đặc biệt quan trọng của quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa, lực lượng và phương tiện chiến tranh của quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa vốn được tăng cường hùng hậu. Đặc biệt là sau đợt 1 của cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968, quân ta đã chiếm được một số vị trí then chốt trong thị xã Nha Trang và một số vị trí có lợi ở Cam Ranh, giành nhiều thắng lợi to lớn và gây cho địch nhiều khó khăn. Vì thế, ngay sau khi cuộc tiến công và nổi dậy bắt đầu, lực lượng quân Mỹ -

Việt Nam Cộng hòalại được tiếp viện bởi những lực lượng hùng mạnh từ các hướng về cho thị xã Nha Trang một cách nhanh nhóng và kịp thời.

Còn phía ta lực lượng m ng, lực lượng chi viện không vào được thị xã Nha Trang và các mũi tấn công bằng quân sự không đạt được mục tiêu như ban đầu đặt ra nên đã không hỗ trợ cho lực lượng của quần chúng nổi dậy. Với sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa phản ứng quyết liệt để chiếm lại bằng được các vị trí đã mất. Cụ thể các mục tiêu bị quân ta chiếm giữ, quân đội Việt Nam Cộng hòa ném bom hủy diệt hoàn toàn, đến nỗi “Tiểu khu Khánh Hòa, nhà chính sụp đổ 100%; Bộ Chỉ huy 5 Tiếp vận, hư hại 70%, Tòa Hành chính (gồm Ty Tài chính, Hành chính, Nội an, Kinh xã, Văn phòng, Thuế vụ, Xây dựng nông thôn), hư hại 100%” [86, tr.4].

Vì thế, sau cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân Khánh Hòa chủ yếu vẫn là tập trung củng cố về tư tưởng, về tổ chức, liên tiếp chống lại các cuộc càn quét của quân Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đây là đặc điểm nổi bật và cũng là nét riêng biệt của cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh Khánh Hòa năm 1968.

3.2. Hạn chế.

Bên cạnh những thắng lợi mà quân dân Khánh Hòa đạt được trong cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 thì vẫn tồn tại một số hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)