Chương 2 QUÂN VÀ DÂN TỈNH KHÁNH HÒA TIẾN HÀNH TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY NĂM
2.2.4. Chuẩn bị về hậu cần
và chính quyền Việt Nam Cộng hòa tăng cường thực hiện hai gọng kìm “ tìm diệt” và “bình định”, vì thế bên cạnh nhận được sự chi viện từ miền Bắc về lương thực thực ph m, đạn dược, vũ khí thì vấn đề hậu cần cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tỉnh chủ yếu vẫn dựa vào khả năng tự cung tự cấp, nhất là đối với các huyện núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
Điều đặc biệt, ở miền núi Khánh Hòa lúc này không còn đồn bót của quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa. Áp lực của chúng chỉ biểu hiện bằng các cuộc càn quét, phi pháo, rải chất độc hóa học, phá hoại hoa màu.
Vùng căn cứ miền núi Khánh Hòa bao gồm: huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh được coi là hậu phương tại chỗ của tỉnh. Một nhiệm vụ lớn của vùng căn cứ miền núi là ra sức phát triển sản xuất. Trong hoàn cảnh ở xa Trung ương và cũng ở xa Trung ương Cục miền Nam, xa nơi đóng cơ quân của Khu, cho nên Khánh Hòa phải luôn đặt cho mình nhiệm vụ tự giải quyết lấy vấn đề lương thực, trang trải cho nhu cầu kháng chiến trong tỉnh, bằng cách đ y mạnh sản xuất ở vùng căn cứ và thu mua lương thực ở vùng tạm bị quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa chiếm là cả một cuộc đấu tranh xương máu, phải tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh với địch, không cho chúng chuyển lúa vào vùng sâu, quyết tâm giữ lúa để ăn, làm nghĩa vụ kháng chiến.
Vùng căn cứ miền núi dân ít lại nghèo, trình độ sản xuất thấp, nhưng phải đảm nhiệm phần lớn các chi phí cho toàn bộ cuộc kháng chiến của tỉnh. Nguồn lương thực ở đây tương đối ổn định, sản xuất và thu mua theo mức đã định trước. “Đến tháng 5/ 1966, huyện Khánh Sơn đã gieo trồng 4.066 giạ lúa, bắp giống và gần 2 triệu gốc mì, huyện Vĩnh Khánh đã gieo trồng 1.540 giạ lúa bắp giống, nửa triệu gốc mì, huyện Vĩnh Sơn 2.907 giạ và một triệu gốc mì”.
“Về sản xuất ở cơ quan, huyện Khánh Sơn đã gieo trồng 123 giạ lúa bắp giống, 37.000 gốc mì, huyện Vĩnh Sơn 70 giạ, huyện Vĩnh Khánh 80 giạ va
87.000 gốc mì” [1, tr.469 - 470].
Trong năm 1967, tuy thời tiết không thuận lợi và do quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa chống phá, nhưng tổng sản lượng thực toàn căn cứ miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thấp hơn năm 1966, “nhưng kết quả đóng góp lương thực vẫn đạt 14.200 giạ, tăng 3.200 giạ so với năm 1966” [1, tr.470].
Sản xuất tự túc của cơ quan là một thành tích nổi bật, nhiều đơn vị, cơ quan, chẳng những tự túc được 100% về lương thực mà còn đóng góp hàng tấn lương thực cho cách mạng. Những thành tích đạt được của các huyện miền núi trong công tác hậu cần cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tỉnh được Tỉnh ủy công nhận: “có thể nói, nếu chúng ta không thu được thành tích lớn về sản xuất tự túc nội bộ như vậy thì Đảng bộ ta không thể đứng vững về mặt lương thực trong mấy năm qua” [19, tr.2].
Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngành thủ công nghiệp cũng bắt đầu phát triển. Đây là một hiện tượng mới nảy sinh trong kháng chiến. Trong các huyện miền núi đã có hơn 200 lò rèn. Nhân dân đã chặt tà vẹt đường ray xe lửa, thu lượm các mảnh bom v đạn để rèn dao, rựa phục vụ sản xuất, làm xoong chảo và các đồ dùng cần thiết khác. Ở Khánh Sơn, nhân dân đã sản xuất được đường mía cung cấp cho kháng chiến.
Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, ta đã xây dựng được một số đoàn văn công không chuyên, mở được một số lớp văn hóa và trường cấp 1 để cho nhân dân và con em vùng căn cứ đến học. Trên lĩnh vực y tế, cũng có những bước phát triển tốt. Các huyện, các xã đều xây dựng được Ban y tế và y tế phục vụ chống càn.
Đồng bào miền núi còn có công nuôi dưỡng và bảo vệ cán bộ, bộ đội, bảo vệ cái vốn quý nhất của cách mạng là các cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, huyện trong nhiều năm đấu tranh cực kỳ gay go ác liệt. Gạo, bắp và mì của đồng bào miền núi nuôi dưỡng từng tiểu đoàn, trung đoàn quân đội ta.
Vùng căn cứ miền núi Khánh Hòa còn thực hiện tốt nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chống lại những cuộc càn của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa để “tìm diệt” và phá hoại sản xuất, góp phần củng cố vững chắc vùng căn cứ chiến lược và đảm bảo hậu cần cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tỉnh. Trong “chiến tranh cục bộ”, Mỹ liên tiếp mở các cuộc càn quét lớn, kết hợp với phi pháo đủ loại, pháo bầy, pháo nòng dài, máy bay B52, chà đi xát lại rất quyết liệt. Tiêu biểu là cuộc càn của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa vào tháng 4/1967, trọng tâm đánh vào căn cứ Vĩnh Khánh. Đây là cuộc càn trên diện rộng từ Trảng Thông đến Gia Lê, trực thăng đổ quân sâu, từ phía sau đánh tới, hành quân nhanh để tập kích bất ngờ. Nhược điểm cố hữu của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa là tinh thần kém, nay mở cuộc càn vào vùng rừng núi nên chúng rất sợ hầm chông, cạm bẫy, nên tác dụng của càn quét đánh phá bị hạn chế.
Lương thực là nhu cầu thiết yếu, nhưng nguồn tài lực quan trọng, dồi dào lại còn nằm trong các vùng quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòachiếm đóng. Do đó việc sử dụng lương thực phải rất dè xẻn, tiết kiệm. Ta xác định sắn mì là chiến lược, bắp là quan trọng, lúa là cần thiết. Trong suốt bao nhiêu năm chiến đấu, cán bộ, bộ đội chủ yếu là ăn sắn mì, có chút ít lúa gạo thì để dành nuôi thương binh. “Ăn mì đánh Mỹ”, kh u hiệu ấy đã trở thành cuộc sống bình thường của người dân ở vùng căn cứ miền núi.
Trong những năm kháng chiến chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, sự đóng góp của đồng bào các dân tộc miền núi rất lớn. Họ sẵn sàng nhịn từng bát cơm, hạt bắp để nuôi cán bộ, bộ đội. Những công việc tải đạn, tải thương, lương thực, mở đường đều do dân công miền núi, có đợt đi từ hai đến ba tháng, tự mang lương thực theo ăn, con đi với cha, một người mang thức ăn, có khi không có gì ăn phải đi đào củ mài và ăn rau rừng cho qua ngày. Nhiều chị em có con nh vẫn hăng hái xung phong đi dân công. Huyện Vĩnh Khánh
“chỉ có 2.956 dân, nhưng trong những tháng cuối năm 1967 đầu năm 1968 đã có 17 đợt dân công gồm 1.505 người phục vụ vận chuyển lương thực, vũ khí cho tiền tuyến, số còn lại ở phía sau tham gia giã gạo, vận chuyển lương thực gồm 5.610 công. Có đoàn 80 người dân công h a tuyến, vận chuyển vũ khí 30 ngày liên tục, không có gạo bắp phải đào củ mài, ăn rau trừ bữa, lại bị lạc đường, nhưng vẫn đi đến nơi” [1, tr.473].
Thực hiện phương hướng chiến lược của Đảng, các huyện miền núi Khánh Hòa, phong trào đóng góp tài lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ rất cao. “Có huyện đóng góp gấp 2 lần, có xã đóng góp gấp 4 lần năm trước. Đa số gia đình đóng góp từ 20% trở lên. Có số gia đình đóng góp tới 50%, 80% hoa lợi thu hoạch” [1, tr.474]. Có gia đình chỉ dành một ít làm giống cho vụ sau, còn bao nhiêu đóng hết cho cách mạng, đóng góp xong là phải ăn rau, củ rừng. Có người tự đem của quý như mã la, ché đổi bắp để đóng góp thêm cho cách mạng mau thắng giặc Mỹ.
Thực tế chiến trường Khánh Hòa là một trong những nơi rất khó khăn về lương thực, thực ph m. Trong suốt thời gian kháng chiến, cán bộ, bộ đội chủ yếu ăn sắn, bắp để đánh giặc. Có ít gạo phải dành nuôi thương binh, bệnh binh và dành cho các con em cán bộ mang theo trên đường ra miền Bắc học tập.
Về vũ khí đạn dược, “các lực lượng trang bị vũ khí bằng cách lấy vũ khí của địch và tự làm vũ khí thô sơ như hầm chông, bẫy đã, cung, tên”. “ Nhờ sản xuất lương thực tăng mà giải quyết được nạn đói và đáp ứng được mức huy động lương thực cho cán bộ, bộ đội và dân công phục vụ vận chuyển súng đạn và muối từ miền Bắc chi viện (vận chuyển từ Phú Yên về) ” [12, tr. 80-81].
Có thể nói, vùng căn cứ miền núi Khánh Hòa trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết
định đến mọi thắng lợi của lực lượng vũ trang tỉnh. Tuy phong trào chung có lúc gặp khó khăn chồng chất, nhưng phong trào miền núi vẫn đứng vững và phát triển trở thành vùng căn cứ ngày càng vững mạnh, làm chỗ dựa vững chắc, là nơi đứng chân của các lực lượng của tỉnh, là bàn đạp tiến công các mục tiêu đóng quân của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, là hậu phương trực tiếp của các huyện đồng bằng. Đó là niềm tự hào, là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của các lực lượng cách mạng trong tỉnh, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng miền Nam, đặc biệt là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Như vậy, trước “giờ G” - thời gian nổ súng mở màn cho cuộc tiến công và nổi dậy, về cơ bản mọi công tác chu n bị ở Khánh Hòa đã được sẵn sàng, chu đáo về mọi mặt. Mặc dù thời gian chu n bị gấp rút, trong quá trình chu n bị gặp không ít khó khăn, trở ngại do cả về mặt khách quan và chủ quan nhưng nhờ quán triệt tư tưởng, tinh thần, quyết tâm kiên quyết giành thắng lợi trong Đảng bộ, trong lực lượng vũ trang và trong quần chúng từ trước nên mọi khó khăn hầu như đã được giải quyết. Từ các cơ quan lãnh đạo cho đến chỉ huy, các đơn vị vũ trang, các ngành làm việc hết công suất. Từ trước đến giờ, chưa có mùa xuân nào, chiến dịch nào mà không khí ra quân hào hứng, phấn khởi, sôi nổi, đầy quyết tâm và ngập tràn niềm tin như mùa Xuân năm 1968.