Lực lượng và các cơ sở chính trị trong nội thị bị lộ và tổn thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 103 - 106)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở TỈNH KHÁNH HÒA NĂM

3.2.1. Lực lượng và các cơ sở chính trị trong nội thị bị lộ và tổn thất

Tiến hành Tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong điều kiện quân Việt Nam Cộng hòa còn hơn 1 triệu quân và quân Mỹ hơn nửa triệu quân, lại được hỗ trợ phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại, chiếm giữ những địa bàn chiến lược. Do đó Bộ Chính trị dự kiến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy có thể phát triển theo một trong ba khả năng:

kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của ta.

Hai là, ta giành thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi nhưng địch vẫn còn lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn, chiến tranh tiếp diễn.

Ba là, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Cam-pu-chia hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh.

Mặc dù dự kiến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy có thể phát triển theo một trong ba khả năng nhưng trên thực tế tư tưởng chỉ đạo chỉ hướng duy nhất vào giành thắng lợi dứt điểm (khả năng thứ nhất), hai khả năng còn lại mang tính chất dự phòng. Do thiếu nhận định, thiếu đánh giá tình hình kịp thời nên sự chỉ đạo chiến lược từ trên xuống dưới cũng đều hướng vào giải quyết khả năng giành thắng lợi hoàn toàn, quyết tung hết lực lượng ra để giải quyết dứt điểm, cố thực hiện cho được mục tiêu Tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi hoàn toàn, buộc Mỹ phải kết thúc chiến tranh. Chính vì thế hầu như các địa phương trên toàn miền Nam thực hiện cuộc tiến công và nổi dậy đều hướng tới mục tiêu giành thắng lợi hoàn toàn, giải quyết dứt điểm, đánh sập hoàn toàn chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa ở địa phương.

Tại Khánh Hòa, trong đợt tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, “Ban chỉ huy cuộc tiến công và nổi dậy có đề ra hai phương án tác chiến. Song do mệnh lệnh trực tiếp của đồng chí đại diện cấp trên, chỉ thực hiện phương án chiến đấu đến cùng, khi gặp tình huống xấu cũng không được rút lui. Vì vậy, lực lượng ta bị tổn thất nặng nề, gây tâm lý bi quan trong nội bộ một thời gian dài” [2, tr.231].

Bên cạnh đó, ta chủ trương đưa cuộc chiến tranh vào hậu cứ của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, lấy thị xã Nha Trang làm mục tiêu chính để tiến công là đúng nhưng yêu cầu giành toàn bộ chính quyền về tay của nhân dân là chưa phù hợp với thực tiễn lúc này vì khả năng và tương quan so sánh lực lượng giữa ta và Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa có sự chênh lệch rất lớn. Vì thế, quân ta đã đánh chưa thật đúng các mục tiêu, chưa đủ sức diệt gọn các đơn vị chủ chốt của Mỹ, đặc biệt là chưa đánh trúng cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở thị xã Nha Trang như Sở chỉ huy Việt - Mỹ - Hàn, Bộ tư lệnh dã chiến sư đoàn Bạch Mã (Nam Triều Tiên)...., các lực lượng, các mũi tiến công phối hợp không nhịp nhàng, để lỡ thời cơ, do đó chưa đủ để tạo nên sức mạnh áp đảo đến mức đánh sập được chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòaở Nha Trang. Vì quá đề cao vai trò của quần chúng, quá đề cao vai trò của khởi nghĩa, quá tin vào khả năng dứt điểm, giành thắng lợi hoàn toàn nên chúng ta không những không giành được thắng lợi dứt điểm như ý định ban đầu mà còn làm cho kẻ thù ra sức phản kích điên cuồng, làm cho hàng trăm cơ sở chính trị trong thị xã, thị trấn, các địa phương gây dựng được từ năm 1954 đến năm 1968, đặc biệt là trong nội thị Nha Trang qua đợt 1 bị lộ gần hết, làm tổn thất nặng nề đến lực lượng chính trị và lực lượng quân sự.

Sau đợt Tết Mậu Thân năm 1968, sau khi đã củng cố ở nội thị, quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa mở nhiều cuộc càn quét ra vùng ven thị xã Nha Trang. “Sự phản ứng mạnh của địch sau Tết Mậu Thân là cuộc càn quét gần 3 tháng của gần 2 trung đoàn địch vào căn cứ Đồng Bò. Tiếp đến là cuộc bao vây Hòn Thơm của 2 tiểu đoàn Nam Triều Tiên trong nhiều ngày để cố để tiêu diệt các đội công tác của ta” [2, tr.232]. Những cuộc bao vây càn quét của địch đã gây rất nhiều khó khăn cho cách mạng Khánh Hòa. Do đó, công việc cấp bách là chúng ta phải xây dựng lại các cơ sở quần chúng ở nội thị trong

điều kiện vô cùng khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)