Trong quá trình chỉ đạo cuộc tiến công và nổi dậy còn hạn chế ở khâu tổ chức và kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 106 - 107)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở TỈNH KHÁNH HÒA NĂM

3.2.2. Trong quá trình chỉ đạo cuộc tiến công và nổi dậy còn hạn chế ở khâu tổ chức và kế hoạch

khâu tổ chức và kế hoạch

Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 ở Khánh Hòa mặc dù diễn ra khi có sự chu n bị chu đáo về mọi mặt. Tuy nhiên, kết quả đạt được của cuộc tiến công và nổi dậy cũng chưa đạt được như ý định ban đầu đặt ra. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó chủ yếu vẫn là do công tác “chỉ ạo tổ chức và kế hoạch chưa sâu, sát, kịp thời, thiết

thực, nhiều mặt còn ơn giản, hời hợt” [85, tr.7] nên dẫn đến sự phối hợp thiếu

chặt chẽ giữa các lực lượng trong cuộc tiến công và nổi dậy.

Trong cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, mặc dù ta giữ được yếu tố bất ngờ đến giờ nổ súng nhưng do giờ tiến công không thống nhất trên toàn miền Nam. Ở Khánh Hòa, đến sắp lúc tiến công còn có lệnh hoãn của Khu V. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, do không nắm được sự chênh lệch giữa giờ Sài Gòn và giờ Hà Nội nên giờ pháo kích sân bay Nha Trang sớm hơn giờ quy định nên làm cho quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa có sự đề phòng, ra thiết quân luật trong toàn thành phố.

Bên cạnh đó, các cánh quân tiếp cận các mục tiêu của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng như các cánh quân làm nhiệm vụ tiếp viện cho thị xã Nha Trang cũng không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, điển hình như cánh quân phụ trách đánh chiếm Đài phát thanh Nha Trang bị lạc đường, tiếp cận mục tiêu bị chậm của Tiểu đoàn 8 trung đoàn 20 và lực lượng dự bị tiểu đoàn 9 trung đoàn 20 tiếp viện cho Nha. “Do đến chậm, quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòađã củng cố lực lượng và phản ứng mạnh, nên không thể vào chi viện cho thị xã” [21, tr.140] .

Đối với các cán bộ nội thị Nha Trang tham gia cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, hạn chế trong khâu tổ chức, phối hợp thể hiện ở chỗ

đó là chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang.

Bên cạnh đó, sau đợt Tết Mậu Thân, sự hạn chế trong khâu tổ chức và kế hoạch vẫn tiếp tục diễn ra “trong nội bộ có phần thiếu thống nhất về hướng tấn công nông thôn hay thành phố là chính, tiếp tục khởi nghĩa ở thành phố hay đánh địch bình định ở nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu. Sau đó, Tỉnh ủy nhất trí đặt vấn đề chuyển lực lượng vũ trang về hoạt động ở nông thôn nhưng không được Phân khu Nam đồng ý nên nhiều đơn vị vẫn còn đóng ở căn cứ Đồng Bò để tiếp tục hoạt động ven thị xã Nha Trang”[1, tr.483-484].

Chính vì những hạn chế về tổ chức, kế hoạch chưa sâu, sát, kịp thời dẫn đến sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các lực lượng chiến đấu nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở Khánh Hòa, đặc biệt là đợt Tết Mậu Thân năm 1968.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy ở tỉnh khánh hòa năm 1968 (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)