Theo Hà Thế Hạnh, người đưa đồng chí Ất vào liên lạc với cơ sở Tân Việt Quy Nhơn, thời gian lập Chi bộ khoảng từ ngày 8-10/3/1930 Cũng theo Hà Thế Hạnh và bản cung khai của Nguyễn Nhuệ, người phụ trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhân bình định thời kỳ 1897 1945 (Trang 40 - 42)

khoảng từ ngày 8-10/3/1930. Cũng theo Hà Thế Hạnh và bản cung khai của Nguyễn Nhuệ, người phụ trách Phân ban Xứ ủy tại Đà Nẵng (4/1930-11/1931), trước tháng 3/1930, có thể Nguyễn Phong Sắc đã vào bắt liên lạc với Lê Xuân Trữ, nên có tín hiệu liên lạc để Ất vào bắt mối với Trữ.

Lê Xuân Trữ làm Bí thư. Trong số 5 đảng viên đầu tiên của Chi bộ, trừ Nguyễn Hữu Tuân là trợ giáo Trường Sơ đẳng Phù Mỹ, còn lại đều là công nhân kỹ thuật (rèn, tiện, điện) của Nhà máy Đèn. Về sau, Chi bộ kết nạp một số cán bộ, đảng viên của Xứ ủy hoặc Phân ban Xứ ủy Trung Kỳ (đóng tại Đà Nẵng) đến Quy Nhơn tham gia phong trào “vô sản hóa”, công tác tại tổ ấn loát của phân ban. Cuối tháng 4/1930, khi Phân cục Trung Kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam lập Phân ban Xứ ủy (Comité exécutif) tại Đà Nẵng, Lê Xuân Trữ được điều động về đó, Nguyễn Hoàng được chỉ định làm Bí thư.

Chi bộ Nhà máy Đèn là chi bộ cộng sản được thành lập đầu tiên ở Bình Định, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong phong trào cách mạng của công nhân Bình Định. Ngay sau khi ra đời, Chi bộ Nhà máy Đèn tập trung phát triển lực lượng ra các huyện trong tỉnh như An Nhơn, Phù Mỹ, Bình Khê… Bên cạnh đó, Chi bộ còn chú ý phát triển lực lượng trong một số xí nghiệp như Nhà máy Đèn, hãng Vận tải đường thủy, ga- ra Trần Sanh Thoại, ga-ra Nguyễn Thọ Thuật, xưởng mộc Tạ Xuân Lang, một số trường học có phong trào học sinh bãi khóa như Trường Quốc học Quy Nhơn, Trường Tiểu học thị trấn Bình Định… Đồng thời, nhằm mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong phong trào quần chúng, Chi bộ còn tích cực xây dựng các tổ chức quần chúng như Sinh hội đỏ, Công hội đỏ, Cứu tế đỏ… trong học sinh, viên chức các sở công và tiểu thương. Cùng với đó, Chi bộ còn phân công đảng viên thâm nhập vào các xóm lao động, công trường chuẩn bị làm đường sắt, khu phố để tuyên truyền, giáo dục quần chúng. Những hoạt động của Chi bộ Nhà máy Đèn đã thực sự giác ngộ ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân Bình Định, góp phần truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin đến quảng đại quần chúng. Kết quả, đến khoảng tháng 10/1930, tại Hội quán Quảng Đông (đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn) Lê Xuân Trữ tuyên bố thành lập Chi bộ Cộng sản Trường Quốc học Quy Nhơn (College de Quinhon) gồm 5 người do Lê Văn Bảo làm Bí thư. Đến hè năm 1931, số lượng đảng viên của chi bộ tăng lên 7 người.

Trong khi đó, đầu tháng 8/1930, theo yêu cầu của Nguyễn Trân, Thành ủy thành phố Sài Gòn cử Nguyễn Du (tức Cảnh) về Cửu Lợi giúp địa phương thành lập Chi bộ Đảng. Vì vậy, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Hoài Nhơn được thành lập tại nhà Tôn Chất ở thôn Cửu Lợi (nay là xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Chi bộ gồm 5 đảng viên: Nguyễn Trân, Huỳnh Triếp, Đoàn Tính, Tôn Chất và Cao Thanh, do Nguyễn Trân làm Bí thư [26, tr.4].

Đến tháng 7/1931, tại Vạn Đức thuộc xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Hoài Ân được thành lập. Chi bộ gồm 3 đảng viên: Nguyễn Châu, Phan Cân và Trần Hành, do Nguyễn Châu làm Bí thư. Tham dự cuộc họp thành lập chi bộ còn có Đoàn Hoàng, đảng viên của Chi bộ Nam Hoài Nhơn. Cuộc họp đề ra chủ trương tích cực phát triển thực lực cách mạng trong các tầng lớp nhân dân yêu nước và đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng.

Tiếp đó, ngày 20/10/1936 tại Hòn Chùa (Gò Chùa) thôn Đại An (xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn) Chi bộ Hồng Lĩnh được thành lập [2]. Lúc mới thành lập, Chi bộ có 7 đảng viên gồm: Huỳnh Đăng Thơ, Nguyễn Mân, Nguyễn Thành Mẫn, Nguyễn Kỳ Tung, Lê Trương, Huỳnh Đăng Chi và Nguyễn Phương. Chi bộ do Nguyễn Mân làm Bí thư. Huỳnh Đăng Thơ là người tuyên truyền kết nạp những đảng viên đầu tiên của Chi bộ Hồng Lĩnh, nhưng khi thành lập chi bộ, vì lớn tuổi nên tự nguyện không tham gia cơ quan lãnh đạo, vì vậy Chi bộ cử Nguyễn Mân làm Bí thư, cử Huỳnh Đăng Thơ làm cố vấn [4, tr.53].

Sự ra đời của các tổ chức tiền thân của Đảng bộ tỉnh Bình Định bắt đầu từ Chi bộ nhà máy Đèn Quy Nhơn (3/1930) cùng với những hoạt động của nó đã cổ vũ và thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân và quần chúng lao động từ nhà máy đến vùng nông thôn rộng lớn phát triển mạnh, có sự chuyển biến về chất. Các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của nhân dân Bình Định, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân đường sắt Bình Định những năm 1936 - 1939 đã đánh dấu một giai đoạn phát triển của phong trào cách mạng địa phương.

Đầu năm 1939, trước những đòi hỏi mới của phong trào công nhân đường sắt Bình Định, đồng thời thực hiện chủ trương Hội nghị Trung ương Đảng (tháng 3/1938) “tổ chức chi bộ trong các đường xe lửa”, Xứ ủy Trung Kỳ xúc tiến một số biện pháp để củng cố phong trào công nhân xe lửa đoạn đường Diêu Trì - Tháp Chàm. Ngày 12/7/1939, Nguyễn Đình Thụ6 từ ga xe lửa cầu Đất (Lâm Đồng) được chuyển về đề-pô Diêu Trì. Nhờ có mối quan hệ hoạt động từ trước nên Nguyễn Đình Thụ bắt liên lạc được với một số cốt cán của phong trào Ái hữu hỏa xa Diêu Trì - Quy Nhơn như Cao Văn Đào, Kiều Ngọc Cương, Phạm Ích Roanh, Nguyễn Văn Viên,... Khoảng cuối tháng 7/1939, một tổ Cứu tế đỏ của công nhân đề-pô Diêu Trì được thành lập nhằm để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động công khai, nửa hợp pháp của phong trào công nhân Diêu Trì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhân bình định thời kỳ 1897 1945 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)