Đặc điểm của công nhân Bình Định thời kỳ 1897-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhân bình định thời kỳ 1897 1945 (Trang 67)

17 Ủy ban Vận động Việt Minh tỉnh còn được gọi là Việt Minh Nguyễn Huệ.

3.1. Đặc điểm của công nhân Bình Định thời kỳ 1897-

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đưa đến sự chuyển biến trong cơ cấu nền kinh tế Bình Định, kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Cùng với đó, cấu trúc xã hội truyền thống biến đổi rõ nét, trước hết là sự xuất hiện những giai cấp, tầng lớp, trong đó có công nhân Bình Định. Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ công nhân Bình Định đều có đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam và cả công nhân quóc tế. Đó là, đội ngũ công nhân Bình Định là con đẻ của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ nông dân bị bần cùng hóa ở khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh, có mối quan hệ mật thiết với nông dân; bị ba tầng lớp áp bức bóc lột là thực dân đế quốc, tư sản và phong kiến; sớm được kế thừa những truyền thống yêu nước; đồng thời sớm được Đảng tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ cách mạng ngay từ nên có tinh thần cách mạng kiên quyết, triệt để nhất.

Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau về không gian địa lý, đặc trưng tâm sinh lý, văn hóa, cu dân vùng miền và đặc biệt là mức độ đầu tư khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Bình Định có sự khác biệt về quy mô, hướng đầu tư, so với những các địa phương khác trong cả nước, nên quá trình hình thành, phát triển và trên những phương diện cụ thể như số lượng, cơ cấu, quá trình nảy sinh và phát triển ý thức chính trị, thậm chí phong trào đấu tranh của công nhân Bình Định có những nét riêng biệt. Do đó, ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam, công nhân Bình Định có những đặc điểm của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhân bình định thời kỳ 1897 1945 (Trang 67)