21 Theo điều tra dân số năm 19 của chính quyền thực dân Pháp, dân số Bình Định là 527 nghìn người [75].
3.2.3. Công nhân là lực lượng tiên phong trong các phong trào cách mạng, góp phần lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở tỉnh Bình Định
góp phần lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở tỉnh Bình Định
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Bình Định phát triển mạnh mẽ. Các phong trào cách mạng ở tỉnh Bình Định đã thực sự lôi kéo đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh, tập hợp được một lực lượng đông đảo cho phong trào cách mạng toàn tỉnh, trong đó đội ngũ công nhân Bình Định trở thành lực lượng tiên phong nhất trong cuộc đấu tranh đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở tỉnh Bình Định.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở tỉnh Bình Định, trước hết là phong trào công nhân diễn ra rầm rộ, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, tiến hành cuộc “khủng bố trắng” đối với phong trào đấu tranh ở tỉnh Bình Định. Cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp đã làm cho phong trào cách mạng ở tỉnh Bình Định có những tổn thất nặng nề. Hầu hết các tổ chức Đảng ở trong tỉnh đều bị phá vỡ, nhiều nhà cách mạng
và những nhà yêu nước bị thực dân Pháp bắt giam. Việc liên lạc giữa Đảng bộ tỉnh với Xứ ủy Trung Kỳ và các tỉnh lân cận bị cắt đứt. Thực dân Pháp dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc cũng như khen thưởng hậu đãi thê lực tay sai có công chống phá phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Do đó, chỉ tính riêng từ tháng 11/1931 đến 1/1932, thực dân Pháp đã kết án tử hình 1 chiến sĩ cộng sản, 7 khổ sai chung thân, hơn 40 khổ sai đày lên nhà tù Buôn Mê Thuột và Kon Tum, 150 người khác bị án giam tại nhà lao Quy Nhơn [6, tr.62]. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho phong trào cách mạng tỉnh Bình Định là kịp thời khôi phục lại các tổ chức đảng và phong trào đấu tranh trong toàn tỉnh. Trước tình hình đó, công nhân Bình Định ở các xí nghiệp, công trường đường sắt đã tiến hành phát động các cuộc đấu tranh để khôi phục lại phong trào cách mạng. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt ở Tam Quan, công nhân đường sắt đoạn đường Diêu Trì - Vân Canh, công nhân một số cơ sở sản xuất ở Quy Nhơn…. Các cuộc đấu tranh này thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia. Nhờ đó, phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Định dần được khôi phục, đồng thời đưa phong trào cách mạng tỉnh Bình Định bước sang một giai đoạn phát triển mới.
Cùng với việc khôi phục lại phong trào cách mạng sau cuộc “khủng bố trắng” của thực dân Pháp, công nhân Bình Định ra sức vận động để tiến tới thành lập các hội nhằm đoàn kết công nhân và người lao động trong tỉnh. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, công nhân Bình Định tiến hành các cuộc vận động công nhân trong các ngành tiến tới thành lập các hội của mình. Do đó, một phong trào thành lập hội của công nhân diễn ra sôi nổi mà ở đó phần đông công nhân đã tham gia. Vì vậy, nhiều hội công nhân trong các ngành ra đời như Công hội, Hội cứu tế đỏ, Hội ái hữu thợ may, Hội ái hữu thợ giày, thợ cắt tóc… Điển hình nhất là vào khoảng tháng 3/1938, công nhân đề-pô và ga Diêu Trì cùng với công nhân ga Quy Nhơn thành lập Ái hữu hỏa xa Quy Nhơn - Diêu Trì. Đồng thời, công nhân đề-pô Diêu Trì còn thành lập đội bóng “Sport Dépôt Diêu Trì” để tham gia giao lưu thể thao với các địa phương trong tỉnh. Qua đó, vừa tăng cường thêm sự đoàn kết trong đội ngũ công nhân, vừa tuyên truyền cách mạng trong các tầng lớp nhân dân ở khu vực nông thôn lẫn thành thị, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh cách mạng ở tỉnh Bình Định khôi phục hoàn toàn và phát triển sôi nổi hơn trước.
Chính các cuộc đấu tranh của công nhân cùng với các tầng lớp nhân dân lao động trong tỉnh đã tập hợp được một lực lượng đông đảo cho phong trào cách mạng
tỉnh Bình Định. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), phong trào cách mạng tỉnh Bình Định có điều kiện phát triển. Trên cơ sở đó, Ủy ban Vận động cứu quốc tỉnh được thành lập đã chủ trương tập hợp mọi lực lượng trong tỉnh để đấu tranh theo chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh. Lúc này, phong trào đấu tranh của công nhân Bình Định cũng phát triển mạnh theo phong trào cách mạng trong toàn tỉnh. Ủy ban Vận động Việt Minh tỉnh được thành lập vào giữa tháng 5/1945 tại hãng dệt Delignon (Phú Phong, Tây Sơn) để lãnh đạo công nhân đấu tranh. Hai tổ chức Việt Minh ở Bình Định đều hoạt động rộng rãi trong quần chúng, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống Nhật, cứu nước phát triển.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, hoạt động của công nhân Bình Định có những chuyển biến mới, tích cực cùng các đoàn thể khác trong Mặt trận Việt Minh đẩy mạnh cao trào kháng Nhật, cứu nước. Các tổ công nhân cứu quốc ở trong tỉnh nhanh chóng ra đời ở thị trấn Tam Quan, các ga Tam Quan, Bồng Sơn, Vạn Phú, Phù Mỹ, đề-pô Diêu Trì, ga Diêu Trì và ga Quy Nhơn. Ở Quy Nhơn, còn tập hợp được đông đảo tiểu thương, tiểu chủ cùng công nhân Nhà máy Đèn, hãng STACA vào đội ngũ công nhân cứu quốc... Đến tháng 6/1945, hầu hết các cơ sở có đông công nhân trong tỉnh đều thành lập được Hội Công nhân cứu quốc, làm chỗ dựa và nòng cốt cho phong trào cách mạng tại địa phương.
Đến giữa tháng 8/1945, trước tình trong nước có sự chuyển biến mau lẹ, Ủy ban Vận động cứu quốc tỉnh và Ủy ban Vận động Việt Minh tỉnh tổ chức họp và quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa. Trước tình thế cách mạng đã xuất hiện tại địa phương, Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh tăng cường công tác vận động, kêu gọi đông đảo công nhân và nhân dân lao động trong toàn tỉnh đứng lên khởi nghĩa, giành lấy chính quyền cách mạng. Trong lực lượng cách mạng đó, đội ngũ công nhân đã trở thành lực lượng đi đầu trong việc khởi nghĩa và giành thắng lợi hoàn toàn trong tháng 8/1945.
Rõ ràng, với sự phát triển nhanh chóng về số lượng và sự trưởng thành về ý thức chính trị, cùng với những hoạt động đấu tranh qua các phong trào cách mạng ở tỉnh Bình Định. Công nhân Bình Định đóng vai trò quan trọng đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Có thể khẳng định rằng chính những hoạt động của đội ngũ công nhân là yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của tổ chức Đảng và sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Bình Định.
Tiểu kết chương 3
Quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ công nhân Bình Định có những đặc điểm giống với giai cấp cấp công nhân Việt Nam thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, do những điều kiện kinh tế - xã hội riêng biệt, cùng với những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Bình Định, nên đội ngũ công nhân Bình Định còn có những đặc điểm của riêng mình. Đó là ra đời muộn, có số lượng trung bình và có cơ cấu không thuần nhất. Tuy nhiên, công nhân Bình Định vẫn thể hiện được tính tập trung của nó. Xét trên mọi phương diện, cơ cấu đội ngũ công nhân Bình Định thể hiện rõ sự mất cân đối. Đặc điểm này chi phối đến tính tiên phong và vai trò của công nhân ngành đường sắt, các ngành công nghiệp nhẹ, mà trước hết là công nghiệp chế biến, công nhân ngành điện trong việc tiếp thu và triển khai chủ nghĩa Mác - Lênin trên địa bàn tỉnh Bình Định, cũng như trong phong trao cách mạng.
Song, trong mọi hoàn cảnh lịch sử, đội ngũ công nhân Bình Định vẫn luôn là lực lượng đi đầu, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng của tỉnh Bình Định. Chính tinh thần đấu tranh triệt để và truyền thống đấu tranh anh dũng của đội ngũ công nhân Bình Định có tác dụng cỗ vũ tinh thần yêu nước của các các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy sự ra đời các tổ chức đảng, để từ đó lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đi đến thắng lợi.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu về công nhân Bình Định thời kỳ 1897-1945, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cấu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định có sự chuyển biến mạnh mẽ, đưa đến sự xuất hiện đội ngũ công nhân lao động làm thuê. Đội ngũ công nhân Bình Định có nguồn gốc xuất thân chủ yếu là nông dân bị mất ruộng đất, thợ thủ công bị phá sản, tầng lớp dân nghèo thành thị, ngư dân thất nghiệp và cả những người được đào tạo tay nghề từ các trường chuyên nghiệp ở Trung Kỳ. Nguồn cung cấp công nhân không chỉ từ các vùng trong tỉnh Bình Định, mà từ nhiều địa phương khác.
2. Đội ngũ công nhân Bình Định hình thành muộn hơn so với giai cấp công nhân Việt Nam. Và công nhân một số tỉnh, thành khác. Đến cuối thập niên 20, họ mới trở thành lực lượng có số lượng nhất định, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xã hội tỉnh Bình Định. Quá trình phát triển, công nhân Bình Định không ngừng tăng nhanh về số lượng và trưởng thành về ý thức chính trị. Trong quá trình đó, đội ngũ công nhân Bình Định về cơ bản tập trung trong ba khối: khối công nhân nhà máy, xí nghiệp; khối công nhân bến cảng và giao thông vận tải; và khối công nhân đồn điền. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ khác làm thuê trong các ngành điện - nước, ngành dịch vụ, thương mại của tư sản Pháp, tư sản người Việt và người Hoa. Song, dù làm việc trong lĩnh vực nào, đại bộ phận công nhân Bình Định bị bóc lột nặng nề; họ làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm, không có bảo hiểm lao động; thời gian làm việc kéo dài với đồng lương chết đói; điều kiện sinh hoạt thiếu thốn...
3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công nhân Bình Định cùng với các giai tầng lớp nhân dân khác trong toàn tỉnh đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ. Với những hình thức đấu tranh phong phú và triệt để, công nhân Bình Định trở thành lực lượng tiên phong trong các phong trào cách mạng 1930-1935, 1936-1939, 1939-1945 ở Bình Định. Những cuộc đấu tranh của công nhân đã thực sự cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước trong các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù chung, đồng thời tạo ra một lực lượng cách mạng to lớn cho phong trào cách mạng Bình Định. Chính những hoạt động đấu tranh của công nhân đã góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Bình Định.
4. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, vì thế đội ngũ công nhân Bình Định mang những đặc điểm chung của giai cấp cấp công nhân Việt Nam. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau đã tác động đến sự hình thành, phát triển và đấu tranh của công nhân Bình Định. Do đó, đội ngũ công nhân Bình Định vẫn mang những đặc điểm của riêng mình. Đó là công nhân Bình Định ra đời muộn, có số lượng trung bình và trình độ tập trung khá cao; cơ cấu đội ngũ công nhân Bình Định không thuần nhất và còn có sự mất cân đối giữa các khối, tập trung đông đảo trong khối công nhân nhà máy, xí nghiệp; phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân Bình Định diễn ra muộn, nhưng lại có tính liên tục theo tiến trình thời gian và có ngày càng có những hình thức đấu tranh phong phú.
5. Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh Bình Định trên các lĩnh vực, đội ngũ công nhân không chỉ là lực lượng lãnh đạo mà còn là những người trực tiếp lao động đóng góp để tạo ra sự chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội. Qua đó sẽ đoàn kết, lôi kéo được các lực lượng khác trong xã hội cùng nhau chung sức thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của tỉnh Bình Định trong thời kỳ hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu về công nhân Bình Định trong thời kỳ 1897 -1945, tác giả đã nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế của đội ngũ công nhân Bình Định và đưa ra một số ý kiến có tính chất gợi mở nhằm xây dựng đội ngũ công nhân Bình Định trong thời kỳ đổi mới.
Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở Bình Định cần
quan tâm hơn nữa đến sự phát triển của giai cấp công nhân, coi đây là nhiệm vụ cấp bách cho sự phát triển chung của toàn tỉnh. Sự quan tâm đó không chỉ thể hiện từ chủ trương, đường lối, chính sách mà còn cả sự đầu tư thỏa đáng về kinh phí để phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thực cho nhân dân về vị trí, vai trò của đội ngũ công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời cần thiết phải nâng cao chất lượng công nhân để có được tạo được đội ngũ công nhân có trình độ văn hóa, làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cao.
Thứ hai, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết, gắn bó giữa công nhân với các
lực lượng khác trong xã hội. Thực tế lịch sử phong trào cách mạng ở Bình Định đã chứng minh để đạt được những thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà thì cần phải phát huy tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, xây dựng đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh phải luôn được đặt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức vì sự phát triển chung của tỉnh Bình Định.
Thứ ba, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân. Để động
viên khích lệ được đội ngũ công nhân thì cần phải mang lại quyền lợi cụ thể cho họ mà trước hết chính là việc cải thiện và nâng cao đời sống. Do đó, phải luôn đảm bảo cho họ có công việc ổn định, đồng lương của công nhân phải đảm bảo đủ trang trải cho cuộc sống, có nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hộ lao động, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, xây dựng các công trình văn hóa phục vụ cho đội ngũ công nhân. Đồng thời, các cấp lãnh đạo phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và chăm lo xây dựng đội ngũ công nhân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân với người sử dụng lao động, Nhà nước và an toàn xã hội.
Thứ tư, tỉnh cần phải có chính sách xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành, các lĩnh vực để đảm bảo sự cân đối về cơ cấu đội ngũ công nhân giữa các ngành, các lĩnh vực. Cùng với đó là chính sách thu hút nhân tài, thu hút những nhà đầu tư ở những lĩnh vực yêu cầu trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao, tạo ra những ngành nghề mới để hình thành một bộ phận công nhân trình độ cao, thúc đẩy sự phát triển chung của đại đa số công nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong suốt tiến trình của phong trào cách mạng Bình Định từ 1897-1945, đội ngũ công nhân Bình Định đóng vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa giành toàn thắng trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những đóng góp của đội ngũ công nhân Bình Định trong những năm 1897 - 1945 là nguồn động lực to lớn không