Hoạt động của công nhân góp phần truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác Lênin, dẫn đến sự ra đời tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhân bình định thời kỳ 1897 1945 (Trang 80 - 82)

21 Theo điều tra dân số năm 19 của chính quyền thực dân Pháp, dân số Bình Định là 527 nghìn người [75].

3.2.2. Hoạt động của công nhân góp phần truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác Lênin, dẫn đến sự ra đời tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh Bình Định

Mác - Lênin, dẫn đến sự ra đời tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh Bình Định

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, cục diện chính trị thế giới có sự thay đổi lớn. Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 do V.I.Lênin lãnh đạo đã đưa đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, là nhà nước đại diện cho công nhân và toàn thể nhân dân lao động bị áp bức. Vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã

“mở đường giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Trở thành người cộng sản, Người lại đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đi theo con đường mà Người đã trải qua” [52, tr.399].

Từ khi ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào phong trào công nhân thông qua những hoạt động của các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phong trào đấu tranh của công nhân lên cao và trưởng thành nhanh về ý thức chính trị. Thông qua phong trào vô sản hóa, nhiều hội viên được rèn mình trong phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân được chủ nghĩa Mác - Lênin thức tỉnh, thúc đẩy tinh thần yêu nước và ý thức giai cấp. Yêu cầu đặt ra là cần phải có một chính đảng tiền phong của giai cấp công nhân mới định ra được đường lối cách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Trước yêu cầu của lịch sử, khoảng đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đây là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, thể hiện được sự chuyển biến về chất lượng, là bước nhảy vọt, sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng triệt để nhất của thời đại với phong trào đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân - giai cấp cách mạng nhất. Và với phong trào yêu nước của một dân tộc yêu nước đang sục sôi tinh thần đấu tranh cách mạng, Đảng ra đời đã đánh dấu sự nhận thức sâu sắc của giai cấp công nhân về trách nhiệm của mình đối với lịch sử, đối với đất nước. Như vậy, chính sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cùng với phong trào công nhân cả nước, phong trào đấu tranh của công nhân Bình Định cũng có bước phát triển. Trong thời gian đầu, phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân nằm trong phong trào yêu nước Bình Định. Trong bối cảnh phong trào yêu nước ở Bình Định phát triển mạnh mẽ, đội ngũ công nhân Bình Định cũng nổi dậy hưởng ứng tham gia đấu tranh với các tầng lớp nhân dân khác để chống lại chính quyền thực dân phong kiến. Mặc dù những cuộc đấu tranh của công nhân Bình Định trong thời gian đầu còn yếu, mang tính chất tự phát, song chính những cuộc đấu tranh này đã thúc đẩy phong trào yêu nước ở Bình Định phát triển.

Bước sang thập niên 30 của thế kỷ XX, đội ngũ công nhân Bình Định đã có sự phát triển hơn về số lượng, trưởng thành hơn về ý thức giai cấp và các cuộc đấu tranh xuất hiện với mức độ ngày càng nhiều hơn. Cùng với đó, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Bình Định thông qua những hoạt động của các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng. Những hoạt động của các hội viên đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của đội ngũ công nhân lao động ở đây. Vì vậy, công nhân đã nhanh chóng tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin để làm vũ khí đấu tranh chống lại sự bóc lột của giới chủ tư bản. Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lênin càng có điều kiện bám rễ vào đội ngũ công nhân Bình Định. Kết quả là đưa đến sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên trong công nhân, đó là Chi bộ Nhà máy Đèn ở Quy Nhơn. Đây là Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Định. Vừa ra đời, chi bộ đã chú ý phát triển lực lượng trong một số xí nghiệp và một số trường học có phong trào học sinh bãi khóa nhằm mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng. Chi bộ còn tích cực xây dựng tổ chức Sinh hội đỏ, Công hội đỏ, Cứu tế đỏ trong học sinh, viên chức công tư sở và tiểu thương. Chi bộ phân công đảng viên thâm nhập vào các xóm lao động, công trường đường sắt, khu phố để tuyên truyền, giáo dục quần chúng, phát triển đảng viên. Chi bộ đã lãnh đạo công nhân và nhân dân lao động tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, đó là những đợt rải truyền đơn, hô hào công nhân, nông dân lao động đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống cúp phạt...

Với những hoạt động đó, chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng được truyền bá sâu rộng ra toàn tỉnh, kết hợp với nhiều yếu tố khác, các Chi bộ Cộng sản tiếp tục ra đời là: Chi bộ Cửu Lợi ở Hoài Nhơn (8/1930), Chi bộ Trường Quốc học ở Quy Nhơn (10/1930), Chi bộ Vạn Đức ở Hoài Ân (7/1931) và Chi bộ Hồng Lĩnh ở An Nhơn (10/1936). Đến lượt nó, các chi bộ này tiến hành hoạt động, tiếp tục truyền bá chủ

nghĩa Mác - Lênin sâu rộng vào đội ngũ công nhân, đồng thời truyền bá sâu rộng chủ nghĩa này vào phong trào yêu nước của quần chúng, giác ngộ cách mạng và dẫn đạo phong trào đấu tranh trên toàn tỉnh.... kết quả là chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước, bám rễ sâu vào phong trào đấu tranh của nhân dân và công nhân Bình Định. Đến đây có thể khẳng định, chủ nghĩa Mác - Lênin được kết hợp nhuần nhuyễn với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở tỉnh Bình Định. Điều kiện thành lập Đảng bộ tỉnh Bình Định chín muồi. Trên cơ sở đó, cuối năm 1937, Đảng bộ tỉnh Bình Định thành lập để lãnh đạo phong trào đấu tranh chung trong toàn tỉnh.

Sau đó, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy lâm thời Bình Định, các đảng viên tìm cách bắt liên lạc với công nhân đường sắt trên tuyến đường sắt chạy qua tỉnh Bình Định, nhất là công nhân đường sắt Quy Nhơn - Diêu Trì. Vốn trước đó, công nhân đường sắt Bình Định có nhiều cuộc đấu tranh, tạo phong trào mạnh. Đặc biệt, giữa năm 1938, Xứ ủy lâm thời Trung Kỳ có chủ trương khôi phục phong trào công nhân đường sắt Trung Kỳ và đoạn Quy Nhơn - Tháp Chàm. Nhờ đó, phong trào đấu tranh của công nhân đường sắt Bình Định phát triển mạnh mẽ, nhất là công nhân đường sắt ở đề-pô Diêu Trì, ga Quy Nhơn và ga Diêu Trì. Điều này chứng tỏ, chủ nghĩa Mác -Lênin đã thâm nhập và dẫn dắt phong trào công nhân đường sắt Bình Định. Trên cơ sở này, khoảng đầu tháng 9/1939, Chi bộ đề-pô Diêu Trì được thành lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhân bình định thời kỳ 1897 1945 (Trang 80 - 82)