ĐỊA BÀN TỈNH GIALAI GIAI ĐOẠN 1945 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 32 - 37)

2.1. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở TỈNH GIA LAI VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG TRUYỀN BÁ, GIÁC NGỘ CÁCH KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG TRUYỀN BÁ, GIÁC NGỘ CÁCH MẠNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CÁC TỘC NGƯỜI BẢN ĐỊA GIAI ĐOẠN 1945-1954

2.1.1. Cách mạng tháng Tám ở tỉnh Gia Lai

Đầu tháng 3/1945, tình hình trong nước biến chuyển nhanh chóng. Khi Nhật đảo chính Pháp và độc chiếm Đông Dương, Đảng ta đã mở hội nghị tại Bắc Ninh và ra Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.Trong Chỉ thị, Đảng chỉ rõ kẻ thù trước mắt và cụ thể lúc này của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật và phát động phong trào đấu tranh mạnh mẽ, chuẩn bị các điều kiện tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, sau ngày 9/3/1945, lính Nhật từ phía đèo An Khê kéo về thị xã Pleiku vây bắt người Pháp ở các công sở, đồn điền và nhanh chóng làm chủ tình hình đô thị và vùng ven. Phát xít Nhật đã dựng lên bộ máy cai trị bù nhìn tay sai từ tỉnh đến các làng xã. Trong lúc kẻ thù đang loay hoay tìm mọi đối sách để chống đỡ với phong trào kháng Nhật của nhân dân thì ở một số tỉnh đồng bằng miền Trung, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Việt Minh, quần chúng đã nổi dậy dưới nhiều hình thức đã làm cho kẻ thù hoang mang, dao động. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) giành được thắng lợi đã gây tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Tuy bấy giờ nguồn thông tin về các phong trào cách mạng các nơi có

bị hạn chế, nhưng qua cuộc tiếp xúc với nhóm tù chính trị được trả tự do từ Đak Glei, Kon Tum trở về Quy Nhơn, có ghé lại thị xã Pleiku và thị trấn An Khê. Các cựu tù chính trị này đã trao đổi về tình hình chính trị trong nước và gợi ý phương hướng đấu tranh cho số thanh niên, trí thức yêu nước, tiến bộ người bản địa.

Sau cuộc hội ngộ với đoàn tù chính trị, tinh thần của một số thanh niên, trí thức ở Pleiku và An Khê đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động. Họ lần lượt lập kế hoạch tập hợp các tầng lớp thanh niên ở vùng đô thị và các đồn điền hoạt động dưới các hình thức phong phú như: xây dựng nếp sống lành mạnh, vui tươi và chống lại những tệ nạn, thói hư tật xấu, chống bọn tham ô quan lại. Tháng 4/1945, một số viên chức, trí thức trẻ ở thị xã Pleiku công bố thành lập Đoàn Thanh niên Gia Lai. Tháng 5/1945, Đoàn Thanh niên Chấn Hưng An Khê cũng được thành lập với những thanh niên ưu tú như: Đỗ Trạc, Trần Thông, Trần Sanh, Lý Bính. Tháng 6/1945, Đoàn Thanh niên Cheo Reo hình thành, tập hợp những thanh niên dân tộc thiểu số tiến bộ, dưới sự dẫn dắt của các thầy giáo, viên chức trẻ như Nay Phin, Rơ Chăm Briu.

Trong không khí khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra sôi nổi trong cả nước, các đô thị trọng yếu trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng lần lượt khởi nghĩa giành chính quyền. Ở huyện An Khê, nhận thấy bộ máy cai trị của địch trên địa bàn hoàn toàn bị tê liệt, ngày 20/8/1945, Đoàn Thanh niên Chấn Hưng An Khê đã phát động quần chúng nổi dậy. Lực lượng khởi nghĩa nhanh chóng chiếm được huyện lỵ, bắt lực lượng bảo an giao nộp vũ khí cho quân khởi nghĩa, tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai và thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời của huyện, gồm có các ông: Trần Sanh, Bùi Thế Viện, Đỗ Trạc, Trần Thông. Ở thị xã Pleiku, ngay khi nhận được điện của Việt Minh Bình Định, lãnh đạo Đoàn Thanh niên Gia Lai đã khẩn trương chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Dưới sự điều động, tổ chức của Đoàn Thanh niên Gia Lai, sáng

22/8/1945, các đoàn biểu tình của công nhân các đồn điền Bàu Cạn, Đăk Đoa; nông dân các vùng ven đã giương cao cờ đỏ sao vàng kéo về mít tinh trước Tòa Công sứ rồi tuần hành biểu dương lực lượng trên khắp đường phố chính thị xã. Đoàn biểu tình với khoảng một vạn người thuộc mọi tầng lớp, dân tộc trên địa bàn đã tập trung về sân vận động thị xã để nghe ông Trần Ngọc Vỹ, đại diện các lực lượng quần chúng khởi nghĩa đọc tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai thân Nhật, thành lập chính quyền cách mạng và kêu gọi đồng bào ủng hộ Mặt trận Việt Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Ở An Khê, đúng 10 giờ sáng ngày 25/8/1945, gần một vạn người đủ các tầng lớp nhân dân thị xã, các vùng lân cận, đại diện lực lượng khởi nghĩa của huyện An Khê và lực lượng binh lính bảo an giác ngộ dự cuộc mít tinh lớn tại sân vận động trung tâm huyện dưới rừng cờ đỏ sao vàng tung bay trong niềm kiêu hãnh, hân hoan vui mừng của mọi người. Kết thúc phần lễ, đoàn biểu tình nơi nào về nơi đó tiếp tục mít tinh để xóa bỏ chính quyền cũ, lập chính quyền cách mạng tại địa phương mình. Chỉ trong một ngày, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở tất cả các địa phương của huyện.

Ở Cheo Reo, ngày 25/8/1945, được sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân trong huyện, Đoàn Thanh niên Cheo Reo đã chiếm huyện lỵ, làm chủ tình hình. Đến đầu tháng 9/1945, chính quyền cách mạng huyện Cheo Reo được thành lập, do ông Nay Phin làm Chủ tịch, cùng với 5 ủy viên khác đều là những thanh niên, trí thức người dân tộc thiểu số yêu nước.

Tại các huyện Chư Ty và Plei Kly được sự tác động mạnh mẽ của cuộc khởi nghĩa của các huyện lân cận và theo lời hiệu của Mặt trận Việt Minh, quần chúng nhân dân cũng đã đứng lên giành quyền tự chủ, thành lập chính quyền.

Như vậy, chỉ trong vòng 10 ngày, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức thanh niên yêu nước ở Gia Lai, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã hồ hởi vùng lên lật đổ chính quyền cũ, thiết lập chính quyền cách mạng, tái thiết lập cuộc sống mới

độc lập - tự do. Lực lượng nòng cốt trong các tổ chức thanh niên địa phương bấy giờ hầu hết đã trở thành những người lãnh đạo trong chính quyền mới và trong số đó không ít người đã được giác ngộ cách mạng và trở thành những cán bộ cốt cán trong các giai đoạn cách mạng kế tiếp.

Một trong những nhiệm vụ cấp thiết nhất sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là kiện toàn, củng cố chính quyền các cấp, nhất là các cấp cơ sở, các làng người bản địa. Nhận thấy sự yếu kém của chính quyền cấp làng, xã nên Mặt trận Việt Minh và chính quyền cấp tỉnh, huyện đã nhanh chóng cử một số cán bộ đến tận nơi để hỗ trợ cán bộ sở tại. Nhờ đó, cho đến trước khi thực dân Pháp trở lại, chính quyền địa phương các cấp cơ bản đã được kiện toàn một bước theo tiêu chí của cấp trên. Ở các huyện, ủy ban cách mạng lâm thời được cải tổ thành ủy ban hành chính có đủ 5 thành viên, trong đó có 2 thành viên là người dân tộc thiểu số. Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi làng dân bầu lên chủ tịch và phó chủ tịch là người có uy tín trong làng. Cùng với đó, Ủy ban hành chính và Việt Minh tỉnh Gia Lai cũng chỉ thị cho Ủy ban hành chính các huyện, xã, thôn, làng thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, quyền bình đẳng các dân tộc...

2.1.2. Khó khăn trong truyền bá, giác ngộ cách mạng đối với cộng đồng các tộc người bản địa giai đoạn 1945-1954 đồng các tộc người bản địa giai đoạn 1945-1954

Do đặc thù riêng có nên công tác dân vận của Đảng bộ và chính quyền các cấp ở tỉnh Gia Lai đối với khối quần chúng người bản địa trên địa bàn gặp không ít khó khăn.

Khó khăn lớn nhất là hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự được kiện toàn trước khi Pháp tái chiếm

Trên bình diện chung, trong một năm sau Cách mạng tháng Tám, đất nước phải đương đầu với muôn trùng thử thách gian nguy. Ở miền Bắc, trong khi lũ lụt và nạn đói đang hoành hành thì 20 vạn quân Tưởng và bọn phản động

trong các tổ chức “Việt Quốc”, “Việt Cách” kéo vào chiếm đóng một số tỉnh, thành phố với âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ”. Ở miền Nam, từ ngày 23/9/1945, thực dân Pháp được hàng vạn quân Anh che chở đã nổ súng gây chiến với quân ta tại Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở Gia Lai, chính quyền cách mạng các cấp trong tỉnh vừa thành lập, đang trong quá trình kiện toàn nên chưa thể đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề. Các cơ sở chính trị của Mặt trận Việt Minh chưa được phát triển rộng rãi trong toàn tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Không có tài chính, cán bộ cách mạng vừa thiếu vừa yếu và phải tự túc để hoạt động.

Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, ảnh hưởng cách mạng chưa thật sâu rộng, cơ sở chính trị phát triển chưa rộng rãi. Cán bộ cách mạng thiếu; một số Chủ tịch, Phó Chủ tịch làng, xã nguyên trước là chủ làng, chánh tổng cũ, chưa thật sự làm việc cho dân, cho nước. Cá biệt có những phần tử phản động lén lút chờ cơ hội chống phá cách mạng. Các tổ chức đảng, đoàn thể Mặt trận ở các huyện và cơ sở chưa được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân địa phương mới được hình thành.

Khó khăn thứ hai nằm ở chính sách cai trị hà khắc, thâm độc của thực dân Pháp sau khi tái chiếm tỉnh

Từ tháng 7/1946, thực dân Pháp lập lại bộ máy cai trị từ tỉnh đến các huyện, làng, xã. Chúng đặt lại chức công sứ tỉnh, tri huyện, chánh tổng, phó tổng và chủ làng. Địch còn tìm cách cài gián điệp vào tổ chức đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang của ta để nắm tình hình và phá ta từ bên trong. Dựa vào ngụy quyền và các đoàn kinh lý, thực dân Pháp vừa thực hiện chính sách khủng bố, bắt bớ, trấn áp những người kháng chiến, vừa dùng kinh tế (gạo, muối, nông cụ, vải vóc, thuốc chữa bệnh...) để mua chuộc nhân dân. Thực dân Pháp lập lại tiểu khu quân sự Pleiku, các chi khu quân sự An Khê, Cheo Reo..., xây dựng hệ thống đồn bốt, cứ điểm án ngữ vùng giáp ranh giữa Gia Lai với

vùng tự do Bình Định, dọc đường 14 và đường 19 để ngặn chặn cách mạng. Nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và âm mưu phá vỡ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, sau khi tái chiếm Tây Nguyên, thực dân Pháp lập “Xứ Tây Kỳ tự trị” và “Ủy phủ liên bang” hòng lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số chống lại lực lượng kháng chiến. Chúng âm mưu mở “Đại hội nhân dân” ở Pleiku để lập chính phủ bù nhìn của người dân tộc thiểu số bên cạnh bộ máy cai trị của thực dân Pháp2. Chúng tuyên truyền khẩu hiệu lừa mị “Không can thiệp”, luận điệu “tôn trọng văn hóa dân tộc”... thực chất là nhằm duy trì các tập tục lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đồng bào các dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên, trong đó có tộc người Jrai, Bahnar ở Gia Lai. Từ cuối năm 1949, chúng ra sức “bình định” chiêu an, dồn dân, phát triển các ổ vũ trang phản động (GOUM), tăng cường hoạt động gián điệp, lợi dụng Công giáo, Tin Lành và dùng các thủ đoạn lừa mị để chia rẽ Kinh – Thượng. Chính quyền thực dân ra sức dựng nên các tổ chức hội “Atum” (đoàn kết) trong một số nơi vùng tạm chiếm như vùng Đăk Đoa, nam bắc An Khê. Chúng bắt mỗi làng 2 người đi học để dạy lại cho dân làng, buộc mỗi người phải thuộc lòng 5 điều của hội “Atum”: đoàn kết tương trợ, giữ gìn vệ sinh, làm rẫy nhà nước; đi học làm cán bộ; chống lại Việt Minh... 1 số tề ngộ nhận đi tuyên truyền cho thanh niên đi học, làm rẫy cho hội “Atum”. Thực dân Pháp cũng ra sức phát triển ngụy quân, củng cố hệ thống đồn bốt dọc các tuyến giao thông quan trọng và trong nội địa, xây dựng công sự kiên cố, và tăng quân số ở các cứ điểm, tuyên truyền đề cao Mỹ, đề cao Bảo Đại, tuyên truyền Tây Nguyên là đất của Hoàng gia, đất của người Thượng, kích động chia rẽ dân tộc, phát triển tổ chức “Yă Yang”, tuyên truyền “gươm ông Tú”, dùng hàng xa xỉ phẩm mua chuộc quần chúng.

Khó khăn thứ ba là những trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa và hạn chế

2 Tuy nhiên, âm mưu này bất thành do cộng đồng các tộc người bản địa trên Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Gia Lai nói riêng, được chính quyền cách mạng giác ngộ nên đã không mắc mưu của Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)