ĐỊA BÀN TỈNH GIALAI GIAI ĐOẠN 1954-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 69 - 71)

3.1. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG TRUYỀN BÁ CÁCH MẠNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CÁC TỘC NGƯỜI BẢN ĐỊA TRÊN CÁCH MẠNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CÁC TỘC NGƯỜI BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 1954-1975

3.1.1. Khó khăn trong truyền bá cách mạng đối với cộng đồng các tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 1954-1975 tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 1954-1975

Dù đã đạt được những bước tiến lớn lao sau gần một phần tư thế kỷ hoạt động, song bước vào thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác truyền bá, giác ngộ cách mạng trong cộng đồng các tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn phải đối diện với không ít những khó khăn mới nảy sinh. Cùng với miền Nam, phong trào cách mạng Gia Lai thời kỳ này bước vào giai đoạn mới với những khó khăn phức tạp. Từ chỗ ta có chính quyền, quân đội, hoạt động đấu tranh vũ trang công khai, nay phải rút vào hoạt động bí mật, đấu tranh chính trị là chủ yếu để củng cố, bảo toàn lực lượng, các tổ chức đoàn thể kháng chiến đều phải giải tán. Trong khi đó, kẻ thù lại gây thêm cho cách mạng những khó khăn mới.

Khó khăn mới thứ nhất là chính sách nhiều biến số của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và của Mỹ đối với cộng đồng các tộc người bản địa

Thực hiện mưu đồ thay chân thực dân Pháp kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngay từ tháng 6/1954, đế quốc Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam lập chính phủ bù nhìn phản động. Mục đích là phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tiến hành chiến tranh một phía, đàn áp nhân dân, nhằm tiêu diệt lực

lượng cách mạng miền Nam và xóa bỏ ảnh hưởng của Đảng Cộng sản. Được Mỹ hậu thuẫn, Chính quyền Sài Gòn thiết lập chế độ độc tài phát xít, thực hiện tố cộng diệt cộng, chính sách cải cách điền địa, lập các khu dinh điền... nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự và bàn đạp tiến công miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Sau khi tiếp quản địa bàn tỉnh Gia Lai, Chính quyền Sài Gòn lập tức tiến hành mọi biện pháp chiến lược có tính hệ thống từ cấp tỉnh đến các cấp quận, xã và làng để nắm dân. Chúng ra sức củng cố tề điệp cũ, phát triển mật vụ, gián điệp đến tận các thôn làng để dò la mọi hoạt động của ta. Chúng lập ra các tổ chức chính trị phản động như “Đảng Cần lao nhân vị”, “Phong trào cách mạng quốc gia”, “Tập đoàn công dân”, “Phụ nữ liên đới”... để làm hậu thuẫn cho chế độ “Quốc gia” giả hiệu [2, tr. 255]. Chúng phát triển mạnh các tổ chức tôn giáo, nhất là Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc Jrai và dùng các chiêu bài lừa bịp, mị dân để khống chế, kích động, gây nghi ngờ và chia rẽ trong nhân dân. Chúng cũng tuyển chọn thanh niên các dân tộc bản địa lập ra các đơn vị “chiến đấu dân sự” để thực hiện phương châm “Dùng người Thượng đánh người Thượng”. Các hoạt động chống phá cách mạng của Chính quyền Sài Gòn ngày càng quyết liệt không chỉ gây tổn thất cho phía cách mạng về lực lượng (tạo ra hiện tượng “tái trắng” cơ sở cách mạng trong vùng dân tộc bản địa), mà còn cả về tinh thần: làm cho một bộ phận nhân dân, thậm chí cả một số cán bộ cũng có phần dao động. Báo cáo năm 1966 của Tỉnh ủy Gia Lai nhận định: trong nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng bị địch lấn chiếm và chung quanh căn cứ quân sự Mỹ, trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ ta xuất hiện tư tưởng gờm, ngại vũ khí, tiềm lực chiến tranh của Mỹ, dẫn tới sợ ác liệt, ngại lâu dài, sợ gian khổ, hoài nghi đường lối, phương châm đấu tranh, hoài nghi thắng lợi. Cũng có người mắc mưu chia rẽ, chiêu hồi, ra đầu hàng địch [2, tr. 398].

để khống chế cộng đồng các dân tộc bản địa thì đế quốc Mỹ lại theo đuổi một mưu đồ khác. Từ năm 1956 đến năm 1962, trong chiến lược chống cộng của Mỹ, các cố vấn quân sự Mỹ đã đến tận các buôn làng trang bị vũ khí cho thanh niên và lập ra các Nhóm Dân sự chiến đấu Thượng (CIDG – Civilian Indigenous Defense Group) và Lực lượng đặc biệt (Special Force) [14, tr. 11]

để chống cộng sản. Đồng thời, trong khi Chính quyền Sài Gòn thời Ngô Đình Diệm ra sức truy bức, triệt phá BAJARAKA, một tổ chức của các sắc tộc Tây Nguyên chống chế độ, thì Mỹ lại tìm cách dung dưỡng để hướng tổ chức này vào mục tiêu chống phá cách mạng. Sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm tháng 11/1963, Mỹ đã gây sức ép buộc Chính quyền Sài Gòn thả các thủ lĩnh BAJARAKA (bị bắt từ năm 1958) và bổ nhiệm họ vào chức vụ phó tỉnh trưởng các tỉnh Tây Nguyên. Đến tháng 3/1964, được sự ủng hộ của Mỹ, những người lãnh đạo phong trào BAJARAKA kết hợp với các tộc người bản địa khác ở Tây Nguyên và người Chăm miền Trung thành lập Mặt

trận giải phóng Cao Nguyên (FLHP – Front de Libération des Hauts Plateaux).

Khi tổ chức FULRO (Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées – Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức) được thành lập ngày 20/9/1964 dưới sự bảo trợ của Sihanouk thì FLHP trở thành một trong bốn thành viên của nó4 và thường được gọi với cái tên FULRO Thượng. Dưới sức ép của Mỹ và trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình với FULRO, mưu toan mượn tay FULRO chống phá cách mạng, ngày 02/8/1965, Chính quyền Sài Gòn đã ký với FULRO bản Tuyên cáo về hợp tác Kinh - Thượng. Như vậy, từ một tổ chức chống chế độ Sài Gòn, Mỹ đã lái tổ chức BAJARAKA và hậu thân của nó là FLHP/FULRO Thượng thành một tổ chức chống cách mạng. Điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)