Truyền bá cách mạng cho người bản địa thông qua việc tổ chức các hình thức hoạt động dân vận hướng về cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 42 - 45)

2 Tuy nhiên, âm mưu này bất thành do cộng đồng các tộc người bản địa trên Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Gia Lai nói riêng, được chính quyền cách mạng giác ngộ nên đã không mắc mưu của Pháp.

2.2.1. Truyền bá cách mạng cho người bản địa thông qua việc tổ chức các hình thức hoạt động dân vận hướng về cơ sở

các hình thức hoạt động dân vận hướng về cơ sở

Gia Lai, chính quyền cách mạng đã thành lập ở hầu khắp các buôn làng của người Jrai và người Bahnar trên địa bàn toàn tỉnh. Tháng 10/1945, chính quyền và Việt Minh tỉnh tổ chức học tập Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện,

làng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thư nêu rõ trách nhiệm của chính quyền cách

mạng là: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Sau khi được học tập thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số cán bộ được cử đi vào các làng vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc bản địa tuyên tuyền, củng cố xây dựng chính quyền theo hướng: thay thế thành phần yếu kém, những người không đủ tin cậy, đưa những người có uy tín, năng lực và tăng thêm thành phần dân tộc vào ủy ban hành chính các cấp. Cuối năm 1945 đầu năm 1946, thực hiện chỉ thị của Mặt trận Việt Minh tỉnh và Ủy ban Hành chính tỉnh Gia Lai, Ủy ban Hành chính các huyện, xã, thôn làng trên địa bàn tỉnh đồng loạt triển khai hoạt động tuyên truyền và thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, quyền bình đẳng các dân tộc, bình đẳng nam nữ, xóa bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý cũ; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị dân tộc, cấm cán bộ và người Kinh dùng từ “Mọi”, “Xứ Mọi” do thực dân Pháp gọi miệt thị đồng bào dân tộc thiểu số. Dù chưa có đủ thời gian để hiện thực hóa các quyền nêu trên, nhưng bản thân việc truyền bá và triển khai thực hiện chủ trương đã nhận được thiện cảm lớn của đồng bào người bản địa. Đây là khởi đầu quan trọng, tạo hiệu ứng tốt cho các hoạt động truyền bá, giác ngộ cách mạng đối với đồng bào trong các giai đoạn sau đó.

Ngay khi được thành lập cuối năm 1945 đầu năm 1946, cùng với các tổ chức Mặt trận Việt Minh địa phương, các chi bộ đầu tiên của tỉnh nhanh chóng lập các tổ công tác và cắt cử một số cán bộ, đảng viên trung kiên đến các buôn làng để tuyên truyền cách mạng cho đồng bào bản địa. Khi đến các buôn vùng sâu vùng xa như ở huyện Chư Ty, huyện Ia Grai, huyện Mang Yang… các tổ

công tác hay các đảng viên “nhập buôn” đều tổ chức diễn thuyết về đường lối cách mạng của Đảng, của Chính phủ, của Bác Hồ và tổ chức các buổi liên hoan đoàn kết dân tộc Kinh - Thượng. Các đội công tác và cán bộ “nhập buôn làng” cũng truyền tải chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào. Ví như họ kêu gọi nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng đời sống mới với nội dung: đẩy lùi các tệ nạn xã hội do chế độ phong kiến để lại như rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan… Qua đó, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc và tự hào dân tộc, tinh thần yêu lao động và xây dựng đạo đức xã hội mới. Từ đó, đồng bào người Jrai và Bahnar trong tỉnh rất tin tưởng, phấn khởi nhận thức về nghĩa vụ và trách nhiệm của người công dân, nên công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng không còn gặp nhiều khó khăn như giai đoạn trước đây.

Ngay khi thành lập, Đảng bộ Tây Sơn đã đặc biệt coi trọng công tác giáo dục quần chúng, chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ; chăm lo củng cố và tăng cường khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết Kinh – Thượng để phục vụ kháng chiến lâu dài. Đảng bộ quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, tâm lý, tập quán của từng dân tộc, từng vùng, có hình thức tổ chức, phương thức vận động phong phú, thích hợp; nhiều tổ chức đoàn thể đã tranh thủ những người thuộc tầng lớp trên, các già làng, đề cao nhân sĩ yêu nước có uy tín trong dân tộc với vận động quần chúng lao động. Luôn nhận thức vấn đề đoàn kết dân tộc là yêu cầu tự thân của sự nghiệp cách mạng, là cốt lõi của chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ. Đảng bộ coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng kèm cặp, đề bạt cán bộ người dân tộc thiểu số vào cơ quan chỉ đạo các cấp. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền bá cách mạng được dễ dàng thông qua đội ngũ cán bộ các cấp bởi lẽ hơn ai hết họ hiểu được dân tộc mình, tiếng nói mình, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào mình.

động quốc dân thiểu số miền Nam Trung bộ3) được thành lập do đồng chí Nguyễn Đức Lang làm trưởng phòng. Phòng quốc dân thiểu số của tỉnh đã góp sức cùng Ủy ban Hành chính tỉnh tăng cường công tác vận động quần chúng đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế, văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy mới thành lập, nhưng Phòng quốc dân thiểu số đã kịp thời mở ba lớp tập huấn, đào tạo cán bộ địa phương cho cơ sở. Học viên chủ yếu là thanh niên tiến bộ trong vùng đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar ở An Khê, Cheo Reo. Mỗi lớp có từ 40 đến 50 người tham dự. Những cán bộ được đào tạo ở các lớp này, về sau, đại bộ phận trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng lại phong trào trong vùng địch tạm chiếm khi thực dân Pháp xâm lược trở lại Gia Lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)