Các phương thức và lực lượng tham gia truyền bá, giác ngộ cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 48 - 51)

3 Để xóa bỏ sự hiềm khích giữa các tộc người bản địa và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tháng /1946, Ủy ban Hành chính Trung Bộ quyết định thành lập Ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung Bộ Tháng

2.3.1. Các phương thức và lực lượng tham gia truyền bá, giác ngộ cách mạng

lên một bước. Đây là tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi cho công tác vận động tái lập các cơ sở cách mạng ở các buôn làng và tăng cường giác ngộ cách mạng cho đồng bào bản địa trong những tháng năm kháng Pháp gian khổ sau đó.

Cuối năm 1946, hệ thống chính quyền ở hầu khắp các buôn làng được củng cố; khu vực người Việt ở An Khê đã lập được chính quyền xã. Các vùng khác như Kan Nak, Gia Hội, Kơchơng Bơng, Mang Yang, Đất Bằng... từ cuối năm 1946 cũng lập xong chính quyền cấp thôn, chuẩn bị xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã.

2.3. TRUYỀN BÁ, GIÁC NGỘ CÁCH MẠNG CHO CỘNG ĐỒNG CÁC TỘC NGƯỜI BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI THỜI CÁC TỘC NGƯỜI BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI THỜI KHÁNG CHIẾN (7/1946-7/1954)

2.3.1. Các phương thức và lực lượng tham gia truyền bá, giác ngộ cách mạng cách mạng

Trong thời chiến, hoạt động truyền bá cách mạng, dân vận trong đồng bào bản địa không chỉ thông qua phương thức dân vận - chính trị mà còn sử dụng cả phương thức đặc thù dân vận - vũ trang.

Phương thức dân vận - chính trị: là cách thức sử dụng các nhóm công tác tiếp cận đồng bào bản địa để thuyết phục họ tin theo cách mạng, cùng toàn dân kháng chiến. Tham gia phương thức dân vận - chính trị gồm hai bộ phận. Một là, các tổ công tác và các đảng viên hoạt động đơn tuyến và Phòng quốc dân

thiểu số Gia Lai do các cấp ủy và chính quyền quản lý. Hai là, các đội vũ trang tuyên truyền vừa trực thuộc Trung đoàn 120 (từ tháng 01/1950 là Trung đoàn

E120 mới) của Liên khu V, vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Gia Lai. Trung đoàn 120, được thành lập tháng 4/1948 và được giao phụ trách các địa bàn Tây Bình Định và chiến trường Gia Lai với hai nhiệm vụ song hành là:

chiến đấu và truyền bá cách mạng trong các buôn làng người bản địa vùng địch hậu với phương thức hoạt động: “ban xung phong – đội vũ trang tuyên truyền – đại đội độc lập – tiểu đoàn tập trung”. Trung đoàn gồm: 1 tiểu đoàn chiến đấu, 4 đại đội độc lập vừa chiến đấu vừa tuyên truyền và 3 đội vũ trang tuyên truyền với các mật danh: Đội 101, Đội 102 và Đội 103. Đến tháng 01/1950, Bộ tư lệnh Quân khu V quyết định hợp nhất một bộ phận của Trung đoàn E126 vào Trung đoàn 120 thành Trung đoàn E120 mới, phụ trách chiến trường Bắc Tây

Nguyên. Trung đoàn E120 mới có 10 đội vũ trang tuyên truyền, trong đó có 6 đội hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với các mật danh: Đội 101, Đội 102, Đội 103, Đội 104, Đội 107, Đội 110.

Các tổ công tác và các đảng viên hoạt động đơn tuyến được thành lập từ cuối năm 1945 và đã hoạt động công khai và hiệu quả trong bối cảnh hòa bình. Trong thời kháng chiến, tổ công tác và các đảng viên hoạt động đơn tuyến phải bí mật liên lạc với các cơ sở cách mạng trong các buôn làng hoặc tìm cách gây dựng cơ sở cách mạng mới để truyền bá cách mạng cho dân chúng.

Phòng quốc dân thiểu số Gia Lai là một bộ phận của Phân ban vận động

quốc dân thiểu số miền Nam Trung bộ ra đời tháng 6/1946. Mục tiêu của Phòng là tuyên truyền đường lối cách mạng, giúp xóa bỏ sự hiềm khích giữa các tộc người bản địa (người Jrai và người Bahnar, cũng như giữa các nhóm người trong cùng một tộc người) và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Các đội vũ trang tuyên truyền được Liên khu V thành lập đầu năm 1948

để hỗ trợ cho các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền ở tỉnh Gia Lai trong công tác dân vận ở các vùng đồng bào người bản địa. Mục tiêu của các đội vũ

trang tuyên truyền là tiến hành “nhập buôn” móc nối cơ sở cũ, truyền bá cách

mạng cho đồng bào để xây dựng cơ sở cách mạng trong các buôn làng… Phương thức dân vận - vũ trang: là cách thức sử dụng các lực lượng vũ trang tổ chức diệt ác trừ gian để khích lệ niềm tin cho dân chúng lúc tình hình

còn đen tối và tổ chức tiến hành các chiến dịch quân sự hỗ trợ dân chúng phá kìm lập làng kháng chiến. Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang không chỉ là tiến công quân sự mà còn phải chú trọng đến dân vận, chú trọng kết hợp “tiến công và nổi dậy” trong phát triển cách mạng thời kháng chiến. Tham gia phương thức dân vận - vũ trang cũng có hai bộ phận. Một là, dân quân du kích

xã, tự vệ buôn làng và bộ đội địa phương cấp tỉnh, huyện. Hai là, các đội vũ

trang công tác và các lực lượng vũ trang của Liên khu V.

Dân quân du kích xã, tự vệ buôn làng được thành lập và phát triển theo

chủ trương của Trung ương.

Bộ đội địa phương cấp tỉnh, huyện cũng được thành lập. Ngày 7/11/1945,

Chi đội Tây Sơn, đơn vị vũ trang tập trung của lực lượng vũ trang Gia Lai chính thức được thành lập. Đến tháng 9/1946, tỉnh thành lập Đại đội Đinh Đrong gồm 44 cán bộ. Tháng 7/1947, Hội nghị cán bộ toàn huyện An Khê được triệu tập để kiện toàn tổ chức. Hội nghị quyết định thành lập đại đội “Dân quân danh dự” (sau đổi thành bộ đội địa phương huyện An Khê). Đến tháng 8/1947, Đại đội Đinh Đrong của tỉnh được bổ sung quân số, trang bị và phát triển thành hai đại đội tập trung của tỉnh là Y Bhin Bắc và Y Bhin Nam. Cuối năm 1947, Trung đoàn 210 được thành lập. Vào thời điểm cuối năm 1950, lực lượng vũ trang tỉnh được sắp xếp lại: giải thể tiểu đoàn tập trung, thành lập hai đại đội tăng cường là đại đội 54 và đại đội 68; các đại đội 1, 2, 8 và đại đội địa phương An Khê tăng cường cho 4 huyện đội. Tháng 4/1953, tỉnh củng cố đại đội 72, thành lập Tiểu đoàn 109. Lực lượng bộ đội địa phương đã tích cực chủ động bám nắm dân, góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân dân, giải quyết các vụ xích mích kỳ thị dân tộc do kẻ xấu xúi giục. Tăng cường thực lực ở cơ sở, thúc đẩy phong trào du kích chiến tranh phát triển.

Các đội vũ trang công tác được thành lập vào tháng 7/1946 bởi Lực

quốc dân thiểu số Nam Trung bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của các độ vũ trang công tác là bảo vệ chính quyền cách mạng các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai; liên lạc với các cơ sở cách mạng ở vùng địch hậu; tiến hành diệt ác trừ gian, tạo thuận lợi cho cách mạng, tạo niềm tin cho quần chúng.

Các lực lượng vũ trang của Liên khu V hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu là các đại đội độc lập và Tiểu đoàn tập trung của Trung đoàn 120 (từ tháng 01/1950 là của Trung đoàn E120 mới). Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang này là mở các trận đánh lớn nhỏ tiêu hao sinh lực địch để hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy lập làng kháng chiến…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)