Hoạt động truyền bá, giác ngộ cách mạng do các cấp ủy và chính quyền trong tỉnh tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 83 - 85)

4 Bốn tổ chức thành viên của FULRO gồm: Mặt trận giải phóng Cao Nguyên, tức FULRO Thượng, Mặt trận giải phóng Champa, tức FULRO Chăm hoạt động chủ yếu ở Ninh Thuận, Mặt trận giải phóng Campuchia Krom,

3.2.3.1. Hoạt động truyền bá, giác ngộ cách mạng do các cấp ủy và chính quyền trong tỉnh tổ chức

chính quyền trong tỉnh tổ chức

Cuối tháng 10, tại Tà Lốc (Vĩnh Thạnh, Bình Định), Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức hội nghị cán bộ học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng, quán triệt tình hình nhiệm vụ phương châm, phương pháp đấu tranh trong giai đoạn mới, gấp rút tổ

chức sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo từ trên đến cơ sở. Việc củng cố chi bộ thực hiện theo phương hướng “lập lực lượng theo yêu cầu, không theo khả năng”. Nắm vững phương châm chung cho cuộc đấu tranh chính trị trong giai đoạn mới là: “tích lũy lực lượng, trường kỳ tồn tại, giữ vững ngọn cờ hòa bình, thống nhất, vững bước đưa phong trào tiến lên”. Quán triệt chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ với phương châm là kiên nhẫn, thận trọng, chắc chắn.

Triển khai chủ trương của Tỉnh ủy, từ phong trào đấu tranh và qua phát động tư tưởng quần chúng, phát hiện những người tốt để xây dựng các tổ nòng cốt trung kiên. Mỗi làng đã có từ 1 đến 2 tổ cơ sở, mỗi tổ có từ 3 đến 5 người; ở các vùng xung yếu, mỗi làng cũng có vài cơ sở sinh hoạt đơn tuyến. Ta chú trọng tranh thủ tầng lớp trên, vận động tề ở làng, xã và binh lính ở vùng đồng bào dân tộc Jrai, đẩy mạnh xây dựng cơ sở vùng đồng bào có đạo và phát triển sâu vào vùng dọc đường giao thông lớn như 14, 19, số 7; vào thị xã, thị trấn, đồn điền. Ta chú trọng việc tranh thủ các linh mục, giáo phu, đi sâu vận động giáo dân, xây dựng cơ sở tín đồ thuộc quần chúng lao động.

Là địa bàn chủ yếu đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar sinh sống, các cán bộ ở lại đã vận dụng phương thức hoạt động bí mật, bất hợp pháp, kết hợp với hợp pháp và nửa hợp pháp để tuyên truyền, vận động, gây dựng cơ sở. Cán bộ bất hợp pháp đều lấy bí danh để giữ bí mật, như AK (con quạ), Ktam (con cua), Krôh (cái gùi), Bá Ktu (anh Bá thường ở làng cũ)... Cán bộ ở lại hoạt động bí mật sống ngoài rừng. Vùng Tây đường 14 do địa hình trống trải, nên anh em thường đi công tác vào ban đêm. Sau này khi tình hình thuận lợi hơn, ta liên lạc với cơ sở cũ, phát hiện cơ sở mới thì việc ăn uống dựa hẳn vào dân, tìm mọi cách để “ba cùng” với dân nhằm tuyên truyền vận động, lãnh đạo đấu tranh và được nhân dân nuôi giấu, che chở, bảo vệ. Để che mắt địch, cán bộ người Kinh đều phải cải trang, đóng khố, đi chân đất, mang gùi, cầm rựa, ná như người địa

phương đi rừng rẫy săn bắn. Một số cán bộ xỏ tai, để tóc dài, cà răng giống như người dân tộc thiểu số. Cán bộ hoạt động ở làng nào thì dân làng đó góp cơm gạo đưa cơ sở để nuôi cán bộ.

Lúc đầu, cán bộ dân vận không ở một nơi nào cố định, chỉ tiếp xúc với cơ sở nòng cốt các làng, không gặp dân, di chuyển vào ban đêm để tránh bị phát hiện. Đến khi tình hình phong trào phát triển khá, cán bộ đi lại trong làng thường xuyên hơn, cùng nhân dân sản xuất, dạy chữ, lãnh đạo đấu tranh chống địch. Quan hệ giữa cán bộ người Kinh với đồng bào Jrai, Bahnar càng trở nên mật thiết hơn. Nhiều nơi dân làng coi cán bộ như thành viên của cộng đồng làng, kết nghĩa ăn thề nhận cha con, anh em. Đồng bào khu 7 đã nói với số cán bộ ở lại: “Bọn bay đừng đi đâu, cứ ở lại đây, làng tao nuôi”.

Công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng của hệ thống chính quyền cách mạng và Đảng bộ các cấp đã xuất hiện những tấm gương tiêu biểu như: Đồng chí Lê Phi Hùng, cán bộ ở lại năm 1954, trong lần trên đường đi xây dựng cơ sở đồng chí bị lính bảo an bắt đưa về quận Lệ Thanh, bọn dân vệ dinh điền Đức Hưng cột chân kéo quanh cơ quan quận, rồi đánh đập, tra tấn dã man trước hàng trăm dân làng Sung (B10), Rach Lang, Dơk Nghol (B9)... bắt khai cơ sở, đồng chí vẫn kiên quyết không khai báo, luôn động viên nhân dân tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Địch hèn hạ mổ bụng, moi gan, chặt đầu và treo lên cây cổ thụ, không cho nhân dân chôn cất. Đồng chí Lê Phi Hùng đã nêu tấm gương sáng về tinh thần bất khuất của người đảng viên cộng sản, để lại trong lòng người dân địa phương lòng tiếc thương, khâm phục. Còn nhiều anh em khác hy sinh anh dũng như anh Tun, anh Hơrưng (làng Hơnk Đak), anh Rơng (Làng Đe Kông), anh Kđum (làng Mônh Breng)... Có nhiều anh em bị bắt tù, khi địch thả về mang thương tật nặng, đau chết... Tinh thần kiên trung bất khuất của đồng chí Rơng, Đinh Tun... đã thuyết phục được dân làng quyết đi theo cách mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)