Truyền bá, giác ngộ cách mạng thông qua các hình thức đấu tranh chính trị theo pháp lý Hiệp định Giơnevơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 76 - 81)

4 Bốn tổ chức thành viên của FULRO gồm: Mặt trận giải phóng Cao Nguyên, tức FULRO Thượng, Mặt trận giải phóng Champa, tức FULRO Chăm hoạt động chủ yếu ở Ninh Thuận, Mặt trận giải phóng Campuchia Krom,

3.2.1. Truyền bá, giác ngộ cách mạng thông qua các hình thức đấu tranh chính trị theo pháp lý Hiệp định Giơnevơ

tranh chính trị theo pháp lý Hiệp định Giơnevơ

Sau hiệp định Giơnevơ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá đúng bản chất, âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu (Khóa II) ngày 15/7/1954 nêu rõ: đế quốc Mỹ là trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương [14, tr. 225].

Căn cứ vào tinh thần Nghị quyết của Đảng; quán triệt chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ theo phương châm công tác kiên nhẫn, thận trọng, chắc chắn. Tỉnh ủy bố trí cán bộ ở lại hoạt động, sắp xếp bộ máy, tổ chức Hội nghị cán bộ để học tập phương châm, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh. Phương châm chung là: “Bảo tồn cơ sở, tích lũy lực lượng, trường kỳ tồn tại, nắm vững ngọn cờ hòa bình thống nhất, vững bước của phong trào tiến lên”. Cụ thể hóa phương châm chung đó, phương châm tổ chức được quy định: “Tinh giãn vững mạnh, nghiêm mật, trọng chất lượng”.

Về đấu tranh: “kết hợp đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp với không hợp pháp, lấy hợp pháp và nửa hợp pháp làm chính, đấu tranh có lý, có lợi, đúng mức”. Về công tác: “Khéo công tác, khéo che giấu lực lượng”. Tỉnh ủy lựa chọn bố trí 134 cán bộ dân chính và quân đội theo tiếng dân tộc, có kinh nghiệm công tác dân vận ở lại bám trụ công tác.

Ngay từ tháng 8/1954, sau khi bàn giao địa bàn, rút quân về đồng bằng, Tỉnh ủy đã phân công cán bộ xuống vùng mới giải phóng, thị xã, thị trấn và đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar để tuyên truyền giải thích về ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định, tuyên bố ngừng bắn của Chính phủ và giải đáp thắc mắc của quần chúng nhân dân. Đến cuối năm, số cán bộ ở lại sau khi được phân công đã lần lượt lên địa bàn nắm tình hình, tuyên truyền vận động nhân dân, gây dựng cơ sở. Các đồng chí hoạt động bí mật sống ngoài rừng, lương thực, thực phẩm dựa vào cơ sở và nhân dân cung cấp, phải cải trang khi đi lại, có nơi phải hạn chế việc gặp dân để tránh bị lộ. Đi công tác phải băng rừng mở đường mới, ngụy trang kỹ lưỡng, tránh lối mòn, dấu chân, giữ nghiêm kỹ luật, tuyệt đối bí mật.

Tỉnh ủy chỉ đạo Ban cán sự Đảng các khu, mỗi ban cán sự Đảng từ 3 đến 5 đồng chí và từ 5 đến 30 cán bộ phụ trách cơ sở. Cuối năm 1954, số cán bộ ở lại sau khi được phân công đã lần lượt lên địa bàn nắm tình hình, tuyên truyền vận động nhân dân, gây dựng cơ sở. Từng địa bàn các khu vực được phân chia thành vùng hoạt động và phân công cán bộ phụ trách. Mỗi vùng tương đương xã có từ 1 đến 3 cán bộ bám dân. Khu 4 chia thành 3 vùng hoạt động, mỗi cán bộ được phân phụ trách từ 10 đến 15 làng, nên việc gặp dân nắm tình hình cũng có nhiều khó khăn.

Trong hai năm 1955-1956, Tỉnh ủy tổ chức các đợt sinh hoạt, học tập chính trị xuống tận cơ sở nhằm phát động nâng cao ý thức dân tộc, ý thức giai cấp, khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc, nâng cao khí phách cách mạng của người

cộng sản trong cán bộ, đảng viên. Tỉnh chọn lọc 500 trong số 1.100 đảng viên ở lại để xây dựng, củng cố phong trào, tổ chức đấu tranh chính trị trong 2 năm để thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà theo quy định của Hiệp định Giơnevơ. Về tổ chức phương thức hoạt động, 500 cán bộ, đảng viên được giao nhiệm vụ tổ chức sinh hoạt đơn tuyến, tiến tới thành lập chi bộ nhỏ. Chú trọng xây dựng cơ sở đoàn thanh niên nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nguồn phát triển đảng viên mới ở cơ sở.

Công tác xây dựng tổ chức đảng, phát triển đảng viên được quan tâm tiến hành, một số chi bộ xã đã ra đời, các cơ sở ở buôn làng tiếp tục được xây dựng. Ở vùng cơ sở cũ, vùng căn cứ đứng chân của tỉnh và các khu, ta xây dựng được những “làng cơ sở”. Tại thị xã Pleiku, đến tháng 12/1956 đã xây dựng được Ban cán sự nông thôn phát triển 3 tuyến cơ sở trong làng Phú Thọ, xã Gào, xã Ia Sao. Đến cuối năm 1958, toàn tỉnh có 911/1.001 làng có cơ sở, có 55 chi bộ, 623 đảng viên, 647 đoàn viên sinh hoạt phân tán ở các buôn làng [2, tr. 267]. Đó là thực lực để tuyên truyền cách mạng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, là thực lực để Đảng bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng.

Sau tháng 7/1954, với âm mưu xâm lược nước ta, đế quốc Mỹ can thiệp sâu vào nội bộ Việt Nam, bất chấp dư luận quốc tế, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, chúng tuyên bố không hiệp thương, không tổng tuyển cử. Tháng 3/1956, địch tổ chức bầu quốc hội bù nhìn, ta vận động nhân dân đấu tranh phá bầu cử của địch bằng nhiều hình thức. Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng và chỉ đạo của tỉnh, Ban cán sự Đảng đã đẩy mạnh tuyên truyền vạch trần âm mưu bầu cử lừa mị, giả hiệu của địch. Khi địch tổ chức bầu cử, chúng cho các toán ngụy quân và cảnh sát đến các làng gần các trục đường lớn và cứ điểm, đồn địch để bắt dân đi bỏ phiếu. Cán bộ ta đi sâu tuyên truyền cho quần chúng thấy rõ âm mưu phá hoại hiệp thương của địch, vận động đồng bào tẩy chay không đi bỏ phiếu, trốn vào rừng. Nhiều nơi do buộc phải đi, đồng

bào không ghi tên vào danh sách cử tri, đốt hoặc xé bỏ phiếu bầu... Đồng bào Bahnar được cán bộ tuyên truyền đã tìm cách trốn ra rẫy, ra rừng, tẩy chay không đến địa điểm bầu cử. Trong đấu tranh chính trị, đồng bào dân tộc Bahnar luôn thực hiện “tơgrăng tơr don” (nghĩa là đấu tranh bằng miệng) đòi dân sinh dân chủ, đòi cứu đói, cứu đau, chống lập tề, bắt lính.

Từ tháng 10/1954 đến năm 1959 nổi lên các phong trào mang tính chất quần chúng rộng rãi. Trước tiên là đấu tranh đòi hiệp thương, tiến tới tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Trong phong trào này, với sự vận dụng sáng tạo phương châm, phương pháp vận động quần chúng, đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp tham gia; tranh thủ được cả số chủ làng, chánh tổng trong bộ máy tề ngụy ở cơ sở đồng tình hưởng ứng. Tiếp sau đó, phong trào chống “Tố cộng, diệt cộng” bảo vệ cơ sở, giữ gìn và phát triển lực lượng là phong trào đấu tranh quyết liệt trong những năm 1956 - 1959.

Qua tình hình những năm 1957 – 1959, nhất là thời kỳ địch tố cộng khủng bố, đánh phá ác liệt cơ sở, Tỉnh ủy chủ trương mở đợt vận động “xây dựng Đảng, xây dựng cơ sở chính trị” lần thứ hai (1958 – 1959) với nội dung “thương dân, yêu nước đứng lên làm cách mạng”, “ba yêu, ba ghét” (yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu tiến bộ; ghét áp bức bóc lột, ghét lười biếng, ghét lạc hậu). Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gọi là “phong trào đòi trả nợ xương máu, đứng lên giữ gìn đất nước” (Iung kơting, Pơjing teh đak). Cuộc vận động được tiến hành trong Đảng và mở rộng ra quần chúng; Ban cán sự các khu chỉ đạo thực hiện đến tận chi bộ. Ở vùng căn cứ, ta tổ chức học tập, trao đổi, thảo luận; vùng địch tạm chiếm, cơ sở nòng cốt rỉ rả truyền miệng nhau nội dung cuộc vận động đến quần chúng tốt. Qua 2 năm thực hiện cuộc vận động đã nâng cao một bước nhận thức về đường lối cách mạng dân tộc dân chủ, xây dựng ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng tiến công cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, xác định vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là xây dựng lực lượng thanh niên

nhất là thanh niên người dân tộc làm nòng cốt của phong trào địa phương. Thực hiện chủ trương của Liên tỉnh ủy 4, trong những năm 1956 – 1957, Ban cán sự Đảng tỉnh đã tổ chức các đợt học tập nghiên cứu các tài liệu của Liên tỉnh ủy 4, của tỉnh ủy, nội dung chính sách dân tộc của Đảng, nhấn mạnh phương châm “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” nhằm giải quyết vấn đề đoàn kết trong nội bộ các dân tộc; tập trung nghiên cứu phương châm vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số “Kiên nhẫn, thận trọng, chắc chắn” để củng cố thêm một bước tác phong công tác trong vùng đồng bào dân tộc. Các đợt học tập kéo dài cả năm và được chỉ đạo sát đến tận chi bộ, có tác dụng củng cố lòng tin và nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cho cán bộ, đảng viên và cơ sở, củng cố thêm khí tiết người cộng sản trong mỗi cán bộ và quần chúng cách mạng. Cuộc vận động đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn tỉnh, góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng về mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng.

Năm 1955, Tỉnh đã ra số đầu tiên tờ nội san “Vững tiến”, đến số 18 thì đổi tên thành “Thống nhất” cho phù hợp với mục tiêu đấu tranh thống nhất nước nhà. Từ đó báo ra hàng tháng với tiếng Jrai mang tên “Pơlir”. Tờ tín và các tài liệu tiếng Jrai có tác dụng quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tài liệu học tập đối với cán bộ, cơ sở người dân tộc thiểu số. Qua học tập các tài liệu, Tỉnh ủy đã phát động tư tưởng, nâng cao giác ngộ ý thức dân tộc, ý thức giai cấp của quần chúng, khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ địa phương cơ sở, tích cực trong hoạt động công tác của làng, xã.

Bên cạnh việc mở các cuộc vận động chính trị lớn, ta còn tuyên truyền các gương anh hùng cách mạng để từ đó góp phần giữ vững lòng tin và cổ vũ khí thế đấu tranh cho quần chúng nhân dân. Điển hình như đồng chí Đinh Đei dân tộc Bahnar, Bí thư chi bộ làng Krong Hra, Đảng ủy viên xã A1 (Yang Bắc)

bị địch tra tấn dã man vẫn không hề khai báo. Địch điên cuồng đưa đi chôn sống đồng chí. Trước lúc hy sinh, đồng chí còn ráng sức hô “Bok Hồ arih ling lang” (Bác Hồ muôn năm). Tinh thần bất khuất của người đảng viên cộng sản đã truyền lửa cho tinh thần đấu tranh cách mạng của quần chúng.

Từ năm 1956 – 1957, khi đường hành lang CO7 được thông suốt, các tài liệu từ miền Bắc được chuyển vào. Cán bộ, đảng viên và quần chúng tiếp cận được nhiều tài liệu và cả những tiểu thuyết cách mạng mang tính giáo dục cao như “Thép đã tôi thế đấy” và sách viết về gương Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi... Những tài liệu, sách dịch này đều được in khổ nhỏ, gọn, ngụy trang dưới dạng sách Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, truyện Kiều... để chuyển vào Tây Nguyên. Tinh thần học tập cúa cán bộ, đảng viên lúc bấy giờ rất cao. Trong những năm đầu của cuộc đấu tranh chính trị, cán bộ ở lại là những hạt nhân nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng, đưa chủ trương, đường lối của Đảng đến với người dân, vượt mọi khó khăn gian khổ để bám địa bàn, bám dân xây dựng cơ sở, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Sau Phong trào Đồng khởi, vào tháng 11/1960, tại xã Đak Glei (Khu I) Liên khu ủy Khu 5 tổ chức Đại hội đoàn kết các dân tộc thiểu số miền Trung và Tây Nguyên. Đại hội thành lập phong trào dân tộc tự trị Tây Nguyên do cụ Y Bih Alêô làm Chủ tịch, ông Rơ Chăm Briu làm Phó Chủ tịch. Đại hội đã nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh chống âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của đế quốc Mỹ và tay sai. Qua đại hội, tinh thần, ý thức giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc thiểu được củng cố; các dân tộc đoàn kết để cùng nhau bước vào thời kỳ đấu tranh mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc truyền bá, giác ngộ cách mạng trong các cộng đồng tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh gia lai (1945 1975) (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)