Cấm xuất cảnh đối với có người có nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 36 - 38)

Đây là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mới được đưa vào bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo như các tờ trình về bộ luật tố tụng dân sự được đăng trên các trang website của quốc hội và chính phủ thì biện pháp này được ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội đề cập trong đóng góp tham luận của mình về dự thảo luật tố tụng dân sự năm 2015.

Biện pháp được định nghĩa như sau: “Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.” Vậy ta phải hiểu “người có nghĩa vụ” ở đây là gì? Có thể người đó là người có nghĩa vụ tham gia vào việc giải quyết vụ án từ khi tiến hành việc khởi kiện đến khi thi hành án, hoặc cũng có thể

hiểu là người đó chỉ liên quan ở khâu thi hành án. Tuy nhiên đối với riêng cá nhân tác giả, người có nghĩa vụ ở đây nên được hiểu là người có nghĩa vụ tham gia vào toàn bộ việc giải quyết vụ án để vụ án được giải quyết nhanh chóng, có thể hiểu người đó ở đây là “đương sự của vụ án”. Việc cấm xuất cảnh đã được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về việc cấm xuất cảnh như Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam chỉ có phạm vi điều chỉnh với các đối tượng là người nước ngoài sẽ, đang tại Việt Nam. Đối với các cá nhân là người Việt Nam thì Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam [2] cũng có đề cập đến vấn đề nếu người đó đang có nghĩa vụ chấp hành bản án

dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế thì không được phép xuất cảnh. .Vậy nên, việc quy định về biện pháp khẩn cấp

tạm thời này được coi là việc bổ sung đối với pháp luật tố tụng nói chung. Theo như tờ trình về bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Ủy ban các vấn đề xã hội có đề cập đến việc các đương sự trong vụ án dân sự thường có thái độ trốn tránh, không tham gia các phiên thực hiện hoạt động tố tụng như phiên hòa giải, phiên xét xử sơ thẩm. Do đó, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình giải quyết vụ án dân sư, kéo dài thời gian giải quyết một vụ án, do việc thiếu vắng đương sự trong các phiên thủ tục dẫn đến thủ tục hoãn, và tổ chức lại thủ tục đó. Không chỉ vậy, việc các đương sự có tình trốn tránh, không tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự còn dẫn đến việc vụ án đó sẽ được chuyển lên tòa án cấp tình (quận), do khi các đương sự đang ở nước ngoài trong tiến trình thụ lý vụ án thì họ sẽ được coi thuộc đối tượng là “người nước ngoài”, và đương nhiên điều đó dẫn đến việc vụ án sẽ được chuyển lên tòa án cấp trên theo đúng thẩm quyền được quy định trong luật. Do đó, nhằm tránh những trường hợp như trên, giảm thiểu thời gian giải quyết một vụ án, giảm áp lực và khối lượng công việc cho Tòa án cấp

trên – cụ thể là tòa cấp tỉnh (quận) thì Ủy ban đã đưa ra đề xuất về việc bổ sung quy định “cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ”.

Đây là một quy định bổ sung, mang tính tiến bộ nhằm đảm bảo việc thực hiện giải quyết vụ án dân sự một cách dễ dàng và đúng thủ tục. Không chỉ vậy, việc cấm xuất cảnh đối với các đương sự, hay người có nghĩa vụ còn đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật tố tụng, đảm bảo quyền được tham gia phiên tòa của các bên có quyền trong vụ án, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 36 - 38)