Khó khăn khi xây dựng luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng.

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 52 - 54)

c) Thủ tục hủy bỏ Mavera

3.1. Khó khăn khi xây dựng luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng.

KHẨN CẤP TẠM THỜI TIỀN TỐ TỤNG

Đảng và nhà nước hướng đến mục tiêu cải cách tư pháp đến năm 2020 mà theo đó, nghị quyết 49/NQ-TW của bộ chính trị đã chỉ rõ với quan điểm “ Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Không chỉ vậy việc cải cách cần “kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai”. [1] Mà theo đó, báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện nghị quyết 49/NQ-TW và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của ban chỉ đạo cải cách tư pháp đã bổ sung thêm “Hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong quan hệ pháp luật dân sự, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh; tiếp tục hoàn thiện chế định hợp đồng, bồi thường, bồi hoàn...”[3]. Do đó, việc xây dựng luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng là một bước tiến nhằm thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp mà Đảng và nhà nước đã đề ra.

3.1. Khó khăn khi xây dựng luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng. tiền tố tụng.

Ngày 29 tháng 3 vừa qua, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể thứ tư và dành trọn một ngày cho ý kiến vào Dự án Luật biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện. Tại phiên thảo luận này, các chuyên gia về luật dân sự đã đưa ra các ưu điểm cũng như khó khăn có thể gặp phải trong việc áp dụng mô hình cũng như các biện pháp để khắc phục, mà theo đó có hai luồng ý kiến.

Ý kiến thứ nhất cho rằng, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện là loại việc mới, chưa có thực tiễn, bước đầu cần quy định thận trọng, chặt chẽ vì thủ tục này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể bị áp dụng. Cho nên, chỉ quy định trong Luật các biện pháp liên quan đến yêu cầu bảo toàn tài sản, quyền tài sản để bảo đảm tính hợp lý, khả thi.

Ý kiến thứ hai cho rằng, cần quy định trong dự luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng là có thể áp dụng tất cả các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong Điều 114 bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tòa án nhân dân tối cao đồng tình với quan điểm thứ nhất. Vì, những biện pháp liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân, nếu áp dụng không đúng có thể gây ra hậu quả cho bên bị áp dụng. Hơn nữa, các biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ như buộc thực hiện một phần nghĩa vụ cấp dưỡng… là những loại việc mà tòa án cần xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ trước khi quyết định.

Theo Trần Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trách nhiệm của Thẩm phán là làm đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Không thể vì sợ các hành vi “lạm dụng”, vi phạm của cá nhân để không ban hành là không hợp lý. [40]

Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, quan trọng khi xây dựng Luật này phải làm rõ biện pháp nào được áp dụng và điều kiện khi nào áp dụng, theo đó cần xây dựng rào cản pháp lý để chống tình trạng “lạm dụng” khi áp dụng biện pháp này. Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga ghi nhận sự cố gắng của tòa án nhân dân tối cao về thực hiện nghị quyết của

Quốc hội. Với nhiều vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Tư pháp thống nhất với đề xuất của tòa án nhân dân tối cao về việc lùi thời gian trình dự án luật nhằm thảo luận kỹ hơn.

Có thể thấy rõ rằng, việc xây dựng dự luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiến tố tụng của tòa án nhân dân tối cao hiện tại chưa đi theo một mô hình cụ thể hay có các cơ sở pháp lý phù hợp để xây dựng, đặc biệt đối với Việt Nam hiện tại, khi bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định tổng thể 16 biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể áp dụng nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tất cả các lĩnh vực như dân sự, lao động, kinh doanh thương mại và hôn nhân gia đình. Thêm vào đó là e dè và không tin tưởng vào trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của thẩm phán hiện tại. Nếu chỉ đơn thuần là việc dự luật được xây dựng khi chưa có các cơ sở pháp lý thì điều này đã được giải quyết dựa trên các cơ sở khoa học pháp lý của quốc tế nhưng khó khăn trong việc e dè sẽ có sự “lạm dụng” đưa cho ban soạn thảo việc đưa ra mô hình phù hợp và đề ra các biện pháp ngăn chặn hiện trạng đó. Do đó, việc ban hành dự luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một điều cần thiết và đặt ra cho ban soạn thảo các yêu cầu để xây dựng một mô hình khả thi trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 52 - 54)