Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 40 - 41)

Việc quy định biện pháp khẩn cấp tạm thời này hoàn toàn là nhằm thực hiện việc đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Việc bắt giữ tàu bay, tàu biển để đảm bảo giải quyết vụ án đã được quy định trong pháp lệnh về thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008 [18] và pháp lệnh về thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010 [19]. Trong cả hai pháp lệnh đều quy định việc bắt giữ này cần có quyết định của tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ việc.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã liệt kê các trường hợp cụ thể để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bắt giữa tàu biển này như sau: “Tàu biển bị yêu cầu bắt giữ để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án; Chủ tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án đang giải quyết và vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển; Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai

thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển; Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án phát sinh trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó; Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu tàu biển đó.” Còn về bắt giữ tàu bay thì theo pháp luật về hàng không dân dụng của Việt Nam. Có thể nói rằng, việc quy định biện pháp khẩn cấp tạm thời này đã thống nhất được các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo sự đồng nhất hệ thống pháp luật và thuận tiên trong việc áp dụng để giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 40 - 41)