Hoàn thiện cơ chế thực hiện và nâng cao ý thức của người dân.

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 65 - 68)

6 Quan đi m ca sinh viên ủ

3.3. Hoàn thiện cơ chế thực hiện và nâng cao ý thức của người dân.

Cơ chế thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện tại còn nhiều yếu điểm như đã trình bày trước đó. Cơ chế thực thi tiến hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên thực tế còn chậm, ảnh hưởng đến lợi ích của người nộp yêu cầu khi quyết định đến tay mà không thể thực hiện được do số lượng án hay vụ việc quá tải ở các cơ quan thi hành án. Đội ngũ nhân lực thực hiện hoạt động thi hành án còn mỏng, thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc thực hiện nhanh chóng các quyết định hay yêu cầu của tòa cũng như của người nộp đơn yêu cầu. Không chỉ vậy nhiều trường hợp cần phải tiến hành các hoạt động vận động hành lang để vụ việc của mình được cơ quan thi hành án tiến hành. Do đó, ngoài các kiến nghị về việc thay đổi mô hình để tiến tới xây dựng chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng thì việc áp dụng mô hình “quản lý vụ việc - case management”[28] ngay cả trong các cơ quan thi hành án là một điều hoàn toàn hợp lý được thực hiện nhằm đảm bảo được khối lượng công việc cho các cơ quan thi hành án. Không chỉ vậy, việc thay đổi, điều chỉnh thời hạn và quy trình thực hiện việc thi hành án cũng cần thiết sửa đổi. Do biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng chủ yếu các biện pháp được đề xuất áp dụng là các biện pháp liên quan đến việc cấm yêu cầu dịch chuyển quyền sở hữu tài sản hay đóng băng tài sản (tài khoản ngân hàng) các biện pháp này hoàn toàn có thể được thực hiện nhanh chóng qua các kênh thông tin điện tử như thư điện tử hay fax,.. Vậy nên việc tiến hành áp dụng các biện pháp tống đạt, cấp, thông báo qua đường thư điện tử là hoàn toàn có cơ sở thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp được đề ra trong nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính Trị.

Hơn thế, đội ngũ nhân lực thực hiện các hoạt động thực thi trên thực tiễn cần có kiến thức chuyên môn tố tụng và thi hành án vững vàng, nắm rõ nghiệp vụ thực hiện nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc thực thi. Ngoài ra, đội ngũ này cần phải tiến hành phân loại ra các mức độ nghiệp vụ khác nhau để thực hiện trong các trường hợp cụ thể. Do đó, sinh viên đưa ra khuyến nghị là tăng cường thắt chặt công tác tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng của nhân viên thực thi ngay từ ban đầu; tiến hành các hoạt động kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn định kì nhằm đảm bảo chất lượng nghiệp vụ; Tổ chức các khóa học quốc gia hay quốc tế để học hỏi kinh nghiệm giữa các cơ sở với nhau và nâng cao trình độ; tiến hành các hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm thực thi theo từng năm cụ thể; Cuối cùng, là tiến hành xử lý các trường hợp nhũng nhiễu trong việc thực thi, loại bỏ các cán bộ, nhân viên thoái hóa biến chất ra khỏi đội ngũ thực thi biện pháp khẩn cấp tạm thời và có các biện pháp khen thưởng, kỉ luật tương xứng với hành vi của nhân viên. Trên tất cả, việc có thể áp dụng xây dựng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng trên thực tiễn cần có sự chung tay của các công dân trong cộng đồng xã hội. Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng là chế định mới được xây dựng nhằm áp dụng trong xã hội Việt Nam hiện tại đang có nhiều biến chuyển về kinh tế. Trên thực tế, biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng sẽ giúp ích trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tuy nhiên, có thể dẫn đến nhiều trường hợp lạm dụng do không hiểu rõ bản chất và hậu quả của biện pháp đó có thể xảy ra. Do đó, cần tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, và nâng cao nhận thức của người dân nhằm cho công dân hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thêm vào đó, việc này giúp cho lưu thông tài chính trên thị trường trở lên minh bạch, các thương nhân sẽ chú ý chữ tín và hoạt động của họ để tránh các hậu quả có thể xảy ra từ biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng nhằm ổn định hoạt động xã hội.

KẾT LUẬN

Xã hội ngày càng phát triển, đi liền với đó là nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các công dân càng tăng cao. Hệ thống tư pháp cần là một nhánh quyền lực độc lập so với các nhánh quyền lực khác như lập pháp hay hành pháp. Việc độc lập tư pháp không chỉ thể hiện trong sự độc lập của thẩm phán tại các phiên tòa, mà còn thể hiện ở sự độc lập và cẩn trọng trong các hoạt động nhằm bảo về quyền và lợi ích của người dân. Khi chữ tín không được nêu cao trong nền kinh tế thị trường mới ngày nay, việc thiết kế hay xây dựng các mô hình chế tài nhằm thực thi việc đảm bảo quyền là điều cần thiết.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng là một biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện và đã đem lại các hiệu quả đáng kể trong việc đảm bảo quyền và lợi ích công dân. Xuất phát từ một án lệ của tòa án Anh Quốc và sau này trở thành một tiền lệ pháp được công nhận. Lệnh Mareva nói riêng và các biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng nói chung gây ra nhiều tranh luận pháp lý về các nguyên tắc của ngành luật tư và chưa đi đến hồi kết. Tuy nhiên, kể từ năm 1975 đến nay, các biện pháp này đã được thực thi tại nhiều quốc gia khác nhau và đem lại các hiệu quả rõ ràng được công nhận. Do đó, ta không thể chối bỏ được vai trò của chế định này.

Đi liền với sự hội nhập quốc tế, Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy của khỏa học pháp lý. Dự thảo “Luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án tối cao là một bước tiến mới nhằm đưa pháp luật Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và hướng đến thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp và đảm bảo quyền con người.

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 65 - 68)