Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 41 - 42)

Pháp luật luôn đặt ra các quy định mở để có thể điều tiết hay cân bằng lợi ích giữa các bên hoặc sự thống nhất giữa các luật với nhau. Biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng vậy, pháp luật tố tụng dân sự cũng đặt ra một quy định mở, không chỉ quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể trong luật mà còn đặt ra quy định biện pháp tạm thời ở trong quy định của các luật khác được thể hiện ở khoản 17 điều 114 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thể hiện rõ vai trò của mình trong quá trình xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Việt Nam mới dừng lại ở trong quá trình tố tụng của vụ án dân sự. Trong khi đó, nhiều vụ việc dân sự xảy ra mà việc yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của người nộp đơn không được thực hiện ngay hoặc chậm chễ trong việc xem xét hồ sơ vụ án để ra quyết định thụ lý khiến cho quyền lợi của họ không được đảm bảo. Không chỉ vậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đôi khi chỉ là ý muốn chủ quan của người nộp đơn yêu cầu nhằm gây sức ép cho bên bị yêu cầu và đảm bảo tài sản của người bị yêu cầu không bị phân tán trong thực tế. Thêm vào đó, dựa vào các số liệu thực tiễn có thể thấy rõ, thực trạng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án hiện tại còn ở mức thấp [35]. Do đó, việc

nghiên cứu về hướng xây dựng mô hình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một điều cần thiết và đang trong lộ trình xây dựng.

Một phần của tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)