Hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 29 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

1.2.3.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động NCKH là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm... dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập đƣợc để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tƣợng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hƣớng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hƣớng nghiên cứu ứng dụng).

1.2.3.2. Các mức độ và hình thức nghiên cứu khoa học

Có nhiều cách, nhiều cơ sở khác nhau để phân loại các mức độ và hình thức của NCKH. Có một số cách phân loại thông thƣờng sau đây:

một đề tài khoa học nào đó, bài báo, chuyên khảo, bản tổng kết về hoạt động khoa học, bài phê bình có tính khoa học, đề cƣơng trình bày tổng quát một chủ đề gì đó và các luận án khoa học.

- Nếu dựa vào mức độ công trình nghiên cứu thực tiễn trong giáo dục và đào tạo thì ta có các hình thức: Bài tập NCKH, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoặc luận án tiến sĩ khoa học.

- Nếu dựa vào công trình và mục đích của công trình nghiên cứu thì có các loại hình NCKH:

+ Nghiên cứu cơ bản có mục đích tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loại. Nghiên cứu cơ bản đi sâu nghiên cứu bản chất và quy luật vận động của thế giới.

+ NC ứng dụng có mục đích là tìm cách vận dụng những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong QL KT-XH.

+ Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu có mục đích tìm khả năng áp dụng đại trà các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

+ Nghiên cứu dự báo có mục đích tìm tòi, phát hiện những triển vọng, những khả năng, xu hƣớng mới của sự phát triển khoa học và thực tiễn.

- Nếu dựa vào chức năng của quá trình nghiên cứu thì ta có:

+ Nghiên cứu mô tả là quá trình nghiên cứu để trình bày về một hiện tƣợng, sự việc một cách chính xác, có trình tự, có hệ thống nhằm giúp mọi ngƣời hiểu đƣợc vấn đề, để phổ biến cho mọi ngƣời hƣởng ứng, làm theo.

+ Nghiên cứu giải thích là nghiên cứu để lập luận, để kiến giải một vấn đề nào đó trên cơ sở khoa học. Giải thích ở đây là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và tính quy luật chi phối quá trình vận động và phát triển của sự việc, sự vật mà ta cần giải thích.

+ Nghiên cứu tiên đoán là nghiên cứu để ngoại suy thấy đƣợc trƣớc các xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tƣợng. Việc tiên đoán có thể dựa vào mô tả và giải thích.

+ Nghiên cứu sáng tạo là quá trình nghiên cứu để tìm ra những tri thức, những quy luật và các giải pháp mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)