Tầm quan trọng của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

học, Cao đẳng

1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên giảng viên

Trong Quản lý nghiên cứu trong các Trường ĐH-CĐ chuyên sâu về nghiên cứu Taylor, J (2006), quan niệm:“Nghiên cứu là một hoạt động cực kỳ cá nhân, phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng và khả năng tưởng tượng của

một cá nhân hay một nhóm nghiên cứu” [19, tr.125]. Đồng thời, cũng theo John Taylor, “Hoạt động nghiên cứu gắn kết tuyệt đối với niềm tin cơ bản về tự do học thuật và cơ hội thách thức những định kiến đã tồn tại từ lâu. Hơn thế nữa, nghiên cứu, từ trong bản chất của nó, là một hoạt động không thể nào dự đoán trước được. Nó có thể tiến tới những phương hướng mà ta không thấy trước được và mang lại những hệ quả có thể ta không ngờ tới hay không mong đợi. Chính sự không thể dự đoán trước ấy lại thường khi mang đến những kết quả quan trọng nhất và bởi vậy được hoan nghênh thay vì bị kìm

chế” [19, tr.127]. Và bởi thế, hoạt động nghiên cứu là một hoạt động phức tạp

có những ràng buộc đòi hỏi phải áp dụng ít nhiều hình thức quản lý. [25] Thực tế tại các cơ sở giáo dục, QL hoạt động NCKH thƣờng đƣợc thực hiện theo những trình tự nhất định, đảm bảo chặt chẽ và hệ thống từ việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch, kiểm tra giám sát và đánh giá hoạt động. Trong thực tế, việc QL hoạt động NCKH cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bởi thế việc QL hoạt động NCKH nhằm kiểm soát đƣợc các tác động của các yếu tố đó đến mục tiêu của hoạt động NCKH, quản lý sự thay đổi của hoạt động NCKH để từ đó có thể xử lý có hiệu quả sự biến động của môi trƣờng bên trong và bên ngoài, duy trì sự ổn định và phát triển của hoạt động NCKH.

Hoạt động NCKH của GV trong Trƣờng ĐH-CĐ cần phải đƣợc QL một cách có hiệu quả, và việc QL hoạt động NCKH của GV nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định. Tuy việc NCKH là hoạt động của cá nhân hay của một nhóm ngƣời nào đó thì cuối cùng nó cũng phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, những chuẩn mực cần phải có nơi tổ chức mà cá nhân hay nhóm ngƣời đó làm việc.

Đồng thời, việc QL hoạt động NCKH của GV sẽ đảm bảo phát huy đƣợc thế mạnh của trƣờng. Điều này là tất yếu vì không phải bất kỳ Trƣờng ĐH- CĐ nào cũng mạnh đều ở tất cả các lĩnh vực, có trƣờng sẽ có ƣu thế ở lĩnh

vực khoa học này nhƣng sẽ hạn chế ở lĩnh vực khoa học khác. Vì thế, QL hoạt động NCKH còn có ý nghĩa xác định ƣu tiên cho phát triển và tác động đến việc triển khai nguồn lực, cũng nhƣ hiệu quả của công trình nghiên cứu.

Về phƣơng diện cá nhân, QL hoạt động NCKH của GV sẽ nhằm đảm bảo chất lƣợng cho chính công trình nghiên cứu đó. Đồng thời, QL hoạt động NCKH góp phần thúc đẩy mạnh mẽ để nâng cao chất lƣợng giảng dạy, là thƣớc đo trình độ, năng lực của GV. Kết quả của những công hình nghiên cứu mới sẽ là nguồn bổ sung kiến thức mạnh mẽ, thay đổi nội dung nhận thức của GV trong quá trình truyền đạt cho HSSV.

Hoạt động giảng dạy của GV ở mỗi Trƣờng ĐH-CĐ sẽ trở nên nghèo nàn nếu họ không tham gia hoạt động NCKH. Có thể nói rằng, hoạt động NCKH và giảng dạy ở môi Trƣờng ĐH-CĐ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là sự gắn bó giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa môi trƣờng học thuật và môi trƣờng thực tế của xã hội.

Cuối cùng, QL hoạt động NCKH nhằm mục tiêu đƣa ra những định hƣớng phù hợp cho sự phát triển của Trƣờng ĐH-CĐ. Cũng nhƣ việc tổ chức định hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng và sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực GV của chính Trƣờng ĐH-CĐ đó. Phát huy đƣợc tối đa năng lực cá nhân để phục vụ cho sự phát triển của chính cá nhân GV của Trƣờng ĐH-CĐ và xa hơn nữa đó là sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, thúc đẩy KT-XH phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)