Kế hoạch hóa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 37 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Kế hoạch hóa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên

Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch hóa nhiệm vụ NCKH của GV là một yêu cầu cần thiết và nhất thiết phải làm. Có định hƣớng chiến lƣợc và kế hoạch cụ thể thì chúng ta mới có thể tập trung sắp xếp nhân lực và cơ sở vật chất phù hợp để phục vụ cho mục tiêu và kế hoạch đƣợc đặt ra đó. Tuy nhiên, không thể đặt ra kế hoạch, mục tiêu định hƣớng NCKH dựa trên những cảm tính chủ quan mà việc đó cần phải dựa trên những cơ sở thực tiễn nhất định.

Trƣớc tiên, để xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch NCKH cho GV trong các Trƣờng ĐH-CĐ, chúng ta cần phải dựa vào kế hoạch tổng thể của Chính phủ trong việc định hƣớng phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trên phạm vi cả nƣớc.

Dựa trên kế hoạch tổng thể chung đƣợc hoạch định trong các Nghị quyết, Chiến lƣợc của Trung ƣơng và địa phƣơng, các Trƣờng ĐH-CĐ và các Viện nghiên cứu sẽ xây dựng kế hoạch mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc phát triển cho chính đơn vị mình sao cho phù hợp với định hƣớng phát triển của Chính phủ, của các Bộ, Ngành có liên quan đến hoạt động NCKH. Việc xây dựng này phải dựa trên đặc điểm của trƣờng, thế mạnh vốn có về lĩnh vực nghiên cứu, nguồn lực cơ sở vật chất (CSVC) kỹ thuật phục vụ việc nghiên cứu, và đặc biệt quan trọng nhất đó chính là nguồn lực con ngƣời có khả năng, trình độ thực hiện NCKH.

Từ cơ sở định hƣớng, chiến lƣợc phát triển NCKH của nhà trƣờng, nhà trƣờng sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan, các cá nhân có khả năng NCKH xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho riêng mình phù hợp với chiến lƣợc NC của trƣờng, của bộ ngành chủ quản đã đề ra. Bên cạnh đó, nhà trƣờng cần tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động NCKH, nhƣ:

- Có chính sách động viên, khích lệ GV tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH.

Lãnh đạo các Trƣờng ĐH-CĐ và các cơ sở nghiên cứu cũng nhƣ các cơ quan chủ quản có liên quan xây dựng cơ chế khen thƣởng, kỷ luật hợp lý trong NCKH. Điều này là việc làm cần thiết để tăng thêm động lực, kích thích hứng thú hoạt động NCKH cho mọi ngƣời, góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động NCKH và đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi bộ phận và cá nhân trong đơn vị.

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, đặc biệt là có những hình thức khuyến khích về tài chính để giảng viên yên tâm nghiên cứu mà không phải bận tâm đến những vấn đề không liên quan khác.

- Lãnh đạo Trƣờng ĐH-CĐ cần phân bổ kinh phí (KP) hợp lí cho công tác NCKH, tùy theo từng đề tài ứng dụng cụ thể để cấp kinh phí cho GV thực hiện, không nên đánh đồng kinh phí chung cho tất cả các đề tài nghiên cứu, cần tập trung những lĩnh vực ƣu tiên, lĩnh vực thế mạnh của mình.

- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng và nâng cao kỹ năng NCKH

- Với tƣ cách là cơ quan chủ quản và là đơn vị sử dụng các GV thì Trƣờng ĐH-CĐ có nhiệm vụ phải đào tạo, bồi dƣỡng các kỹ năng NCKH cho GV. Theo đó, Trƣờng ĐH-CĐ cần phải quy hoạch và đào tạo giảng viên NCKH. Việc ĐT- BD không chỉ đƣợc thực hiện ở các trƣờng uy tín trong nƣớc mà còn phải đƣa GV đi đào tạo ở nƣớc ngoài, ở các trƣờng uy tín về học thuật và nghiên cứu trên thế giới. Đồng thời, mời các chuyên gia uy tín, có phẩm chất và năng lực chuyên môn ở trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài tham gia giảng dạy, đào tạo giảng viên NCKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)