Biện pháp 6: Phát triển nguồn lực tài chính và hệ thống cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.6. Biện pháp 6: Phát triển nguồn lực tài chính và hệ thống cơ sở

chất phục vụ nghiên cứu khoa học

3.3.6.1. Mục đích

Quản lý các nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động NCKH của nhà trƣờng. Nếu một trong những nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính hay cơ sở vật chất bị hạn chế, sẽ dẫn đến tình trạng yếu kém trong quá trình đầu tƣ cho hoạt động NCKH, dẫn đến kết quả hoạt động NCKH không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Do đó, việc tăng cƣờng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH là giải pháp thiết thực, góp phần trực tiếp thúc đẩy hoạt động NCKH ngày càng ổn định và phát triển.

3.3.6.2. Nội dung và cách thực hiện

Về nguồn nhân lực, thực hiện công tác quy hoạch, phân bổ CBGV đúng

chuyên môn và năng lực. Tạo điều kiện cho giảng viên hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ giảng dạy -nghiên cứu khoa học. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục, Viện nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho giảng viên phối hợp với nhiều đối tác triển khai các dự án, chƣơng trình các cấp.

Về nguồn lực tài chính, lập kế hoạch nhu cầu nguồn tài chính dành cho hoạt động NCKH rõ ràng và cụ thể trong từng năm học, từ đó, có đề xuất kịp thời đến Ban giám hiệu, Hội đồng quản trị phê duyệt định mức chi kịp thời, hợp

lý. Tăng cƣờng công tác huy động nguồn kinh phí từ các đơn vị ngoài trƣờng thông qua việc hợp tác nghiên cứu, ký thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ, nhận đặt hàng công nghệ từ các doanh nghiệp... điều này vừa tạo nguồn thu cho nhà trƣờng, vừa tạo nhiều cơ hội để giảng viên tham gia nghiên cứu và sáng tạo. Chú trọng đến việc sản xuất thử nghiệm, quảng bá hình ảnh thế mạnh về hoạt động KH-CN của nhà trƣờng rộng rãi ở các phƣơng tiện truyền thông, góp phần thu hút đơn đặt hàng NCKH từ các doanh nghiệp, cơ quan trong và ngoài địa phƣơng. Thực hiện tốt công tác rà soát, phê duyệt và phân bổ kinh phí cho các đề tài NCKH, chú trọng các đề tài trọng điểm, có tính mới, tính khoa học cao, bám sát thế mạnh của nhà trƣờng, tránh lãng phí kinh phí cho những đề tài không khả thi.

Về hệ thống CSVC, đầu tƣ xây dựng phát triển thông tin thƣ viện, mở

rộng cổng Internet để truy cập thông tin tài liệu phục vụ nghiên cứu. Nhà trƣờng cần nhìn nhận thẳng thắn một vấn đề là trong giai đoạn hiện nay, điều kiện về cơ sở vật chất tốt, đảm bảo mọi nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu là yếu tố quan trọng nhằm thu hút nhiều nhân tài làm việc và cống hiến cho trƣờng. Tiếp thu đề xuất của các bộ phận trong công tác mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đảm bảo cung cấp hợp lý, kịp thời nhu cầu sử dụng của giảng viên. Tránh tình trạng cung cấp thiết bị không đảm bảo chất lƣợng, ƣu tiên trang bị thiết bị cho các phòng thực hành, phòng thí nghiệm chuyên dụng.Mỗi năm tiến hành rà soát, bổ sung các đầu sách mới tại thƣ viện để làm phong phú tài liệu tham khảo phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu của giảng viên.

3.3.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tiềm lực tài chính nhà trƣờng đủ mạnh để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển các nguồn lực phục vụ hoạt động NCKH.

Tập thể CBGV nhà trƣờng mạnh dạn đề xuất ý kiến, nhu cầu nguồn lực dành cho hoạt động NCKH, giúp nhà trƣờng xem xét đáp ứng kịp thời, hợp lý nhất.

3.3.7. Biện pháp 7: Tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ nghiên cứu khoa học của nhà trường

3.3.7.1. Mục đích

Việc tăng cƣờng hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ NCKH của nhà trƣờng với định hƣớng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tham gia NCKH sẽ tạo động lực và ý thức trách nhiệm cho chính bản thân ngƣời giảng viên, dần dần hình thành sự đam mê nghiên cứu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng uy tín và thƣơng hiệu của nhà trƣờng.

3.3.7.2. Nội dung và cách thực hiện

1) Mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc trong lĩnh vực NCKH. Ngoài nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp KH-CN, nhà trƣờng nên chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức quốc tế vừa thu hút nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động NCKH của giảng viên, vừa giúp các đề tài có tính ứng dụng cao hơn.

2) Công khai hóa các chƣơng trình nghiên cứu các cấp, tạo điều kiện để giảng viên có thể tiếp cận các đề tài nghiên cứu trong các chƣơng trình này, giúp giảng viên có cơ hội lựa chọn và tham gia nghiên cứu.

Song song đó cần đổi mới phƣơng pháp xác định nhiệm vụ NCKH theo hƣớng các khoa, bộ môn, phòng gợi mở những chủ đề, định hƣớng nội dung nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận hoặc thực tiễn thuộc các môn học trong chƣơng trình đào tạo, ƣu tiên khuyến khích nghiên cứu những vấn đề phục vụ thực tiễn nhà trƣờng và địa phƣơng, những vấn đề trong khoa học giáo dục, nhất là đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng đào tạo. Từ đó giảng viên sẽ chủ động tìm kiếm những ý tƣởng khoa học, những đề tài mà họ cảm thấy tâm đắc.

3.3.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trƣờng xác định đúng đắn những bất cập, khó khăn trong việc tăng cƣờng hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ NCKH trong quá trình tham gia hoạt động NCKH.

3.4. Mối quan hệ tƣơng quan giữa các biện pháp đề xuất

Các biện pháp QL nêu trên đƣợc xác lập từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã có. Mỗi biện pháp ngoài tính độc lập tƣơng đối của nó còn có mối quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể theo mục tiêu đã định.

Mục tiêu QL đạt đƣợc không chỉ phụ thuộc vào việc xác lập đƣợc các biện pháp QL mà còn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện các biện pháp ấy. Trong từng thời điểm và điều kiện cụ thể, mỗi biện pháp có một tính chất khác nhau. Có khi biện pháp này có tính cấp thiết, biện pháp kia có tính cơ bản và lâu dài hoặc ngƣợc lại. Vì lẽ đó, bảy biện pháp trên phải đƣợc tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống.

Quy ƣớc các biện pháp QL theo thứ tự nhƣ sau: - Biện pháp 3.3.1: là biện pháp (1). - Biện pháp 3.3.2: là biện pháp (2). - Biện pháp 3.3.3: là biện pháp (3). - Biện pháp 3.3.4: là biện pháp (4). - Biện pháp 3.3.5: là biện pháp (5). - Biện pháp 3.3.6: là biện pháp (6). - Biện pháp 3.3.7: là biện pháp (7).

Mối quan hệ của các biện pháp QL nhƣ sau: - Các biện pháp (2), (3), (4) là điều kiện cần. - Các biện pháp (5), (6), (7) là điều kiện đủ. - Biện pháp (1) là bao trùm.

NCKH của GV ở Trƣờng CĐBĐ.

Mối quan hệ của các biện pháp QL đƣợc khái quát qua sơ đồ 3.2 2 7 3 1 6 4 5

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quan hệ của các biện pháp QL NCKH

3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất pháp quản lý đề xuất

3.5.1. Mục đích

Để xác định mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của các chuyên gia, CBQL và GV các phòng, khoa.

3.5.2. Phương pháp khảo nghiệm

Dùng bảng hỏi để khảo nghiệm CBQL và GV về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất (Phụ lục số 2 - Mẫu số 2).

3.5.3. Kết quả khảo nghiệm

Qua khảo nghiệm đối với 175 ngƣời, trong đó có 06 thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu nhà trƣờng; 24 lãnh đạo là trƣởng/phó các đơn vị phòng khoa; 40 GV thỉnh giảng; 85 GV cơ hữu; 20 CBQL công tác NCKH ở các khoa Trƣờng CĐBĐ về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động NCKH của GV, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

- Số phiếu khảo sát thu về: 180 phiếu. - Số phiếu khảo sát đạt yêu cầu: 175 phiếu. - Số phiếu khảo sát không đạt yêu cầu: 05 phiếu.

Thông tin các đối tƣợng đƣợc khảo sát đƣợc mô tả ở bảng 2.1 (Phụ lục số 1)

* Thang đo đƣợc sử dụng trong phần này là 3 điểm, với quy ƣớc nhƣ sau:

1. Cấp thiết/ Khả thi : 3 điểm

2. Ít cấp thiết/ Ít khả thi : 2 điểm

3. Không cấp thiết/ Không khả thi : 1 điểm

Sau đó chúng tôi tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn theo công thức:

̅ ∑ , √∑ ̅

Với n: Tổng số ý kiến theo từng biện pháp; fi: số ý kiến cho điểm theo thang đo; lấy các giá trị 3, 2, 1; ̅: trị trung bình.

Để thuận tiện cho việc nhận xét, chúng tôi quy ƣớc nhƣ sau - Điểm trung bình < 2,90: mức trung bình

- Điểm trung bình từ 2,92 ÷ 2,95: mức trung bình khá - Điểm trung bình từ 2,96 ÷ 2,99: mức khá tốt hoặc khá cao - Điểm trung bình ≥ 3,00 : mức tốt hoặc mức cao

Kết quả khảo nghiệm nhƣ sau:

3.5.3.1. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Sau khi nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, từ đó xác lập đƣợc các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động NCKH của GV Trƣờng CĐBĐ, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 175 CBQL, GV nhà trƣờng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Qua khảo sát nhận thức về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất tác giả thu đƣợc kết quả khả quan, tất cả các biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá cần thiết và rất cần thiết (Chi tiết xem bảng 3.1 - Phụ lục số 1).

Về tính cần thiết: Hầu hết CBGV đều đánh giá các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và cần thiết (điểm trung bình từ 2.92 đến 2,97); chỉ có 2 CBGV chọn không cần thiết (2 ở biện pháp 4). Kết quả này giúp chúng tôi khẳng định rằng, các biện pháp đề xuất phù hợp với lý luận quản lý và đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Phân tích cụ thể từng biện pháp, tác giả nhận định mỗi biện pháp quản lý có vai trò nhất định trong công tác quản lý hoạt động NCKH.

1) Biện pháp 1: đối với các giải pháp góp phần nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của hoạt động giảng dạy - nghiên cứu, hầu hết các đối tƣợng đƣợc khảo sát đều đánh giá rất cần thiết. Đánh giá tổng thể điểm trung bình cho công tác này từ 2,97, đạt ở mức rất cần thiết. Từ đó có thể khách quan nhận định rằng công tác nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của hoạt động giảng dạy - nghiên cứu là rất cần thiết đối với nhà trƣờng.

2) Biện pháp 2: đối với các biện pháp nâng cao năng lực của bộ máy QL hoạt động NCKH của GV nhà trƣờng, giải pháp này đƣợc đánh giá là rất cần thiết với điểm trung bình từ 2,96.

3) Biện pháp 3: Bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản chế định về hoạt động NCKH đƣợc các đối tƣợng đƣợc khảo sát đánh giá ở mức độ cần thiết với điểm trung bình 2,92.

4) Biện pháp 4: Cải tiến công tác tổ chức, công tác đăng ký, thực hiện nghiệm thu và ứng dụng kết quả đề tài NCKH của GV giải pháp đƣợc đánh giá ở mức rất cần thiết với điểm trung bình 2,96.

5) Biện pháp 5: Xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc NCKH gắn kết với mục tiêu phát triển của nhà trƣờng và địa phƣơng đƣợc đánh giá ở mức cần thiết với điểm trung bình 2,92.

6) Biện pháp 6: Phát triển nguồn lực tài chính và hệ thống CSVC phục vụ NCKH đƣợc đánh giá ở mức rất cần thiết với điểm trung bình 2,97.

7) Biện pháp 7: Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ NCKH của nhà trƣờng đƣợc đánh giá ở mức rất cần thiết với điểm trung bình 2,95.

Nhìn chung, kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất đã phản ánh khách quan yêu cầu xây dựng, đổi mới, đa dạng hóa các công tác QL hoạt động NCKH. Việc triển khai thực hiện thành công các biện pháp sẽ là tiền đề, cơ sở tiên quyết cho việc gây dựng uy tín khoa học, thƣơng hiệu nhà trƣờng trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhƣ hiện nay.

3.5.3.2. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Qua khảo sát nhận thức về tính khả thi của các biện pháp đề xuất tác giả thu đƣợc kết quả tất cả các biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá là khả thi và rất khả thi (Chi tiết xem bảng 3.2 - Phụ lục số 1).

Về tính khả thi: Hầu hết CBGV đều đánh giá các biện pháp đề xuất là rất khả thi và khả thi (điểm trung bình từ 2,79 đến 3,0); không có CBGV nào chọn không khả thi. Nhƣ vậy, các biện pháp đề xuất là hoàn toàn có tính khả thi, có thể vận dụng phù hợp với thực tiễn và đem lại hiệu quả nhất định.

Tất cả các biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá ở mức độ khả thi và rất khả thi, cụ thể:

1) Biện pháp 1: đối với các giải pháp góp phần nâng cao nhận thức cho GV, CBQL về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH, đƣợc đánh giá là rất khả thi với điểm trung bình là 3,0.

2) Biện pháp 2: đối với các biện pháp Nâng cao năng lực của bộ máy QL hoạt động NCKH của GV nhà trƣờng, đƣợc đánh giá là rất khả thi với điểm trung bình 2,98.

3) Biện pháp 3: Bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản chế định về hoạt động NCKH đƣợc các đối tƣợng đƣợc khảo sát đánh giá ở mức độ rất khả thi với điểm trung bình 2,95.

nghiệm thu và ứng dụng kết quả đề tài NCKH của GV đƣợc đánh giá ở mức rất khả thi với điểm trung bình từ 2,98.

5) Biện pháp 5: Xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc NCKH gắn kết với mục tiêu phát triển của nhà trƣờng và địa phƣơngđƣợc đánh giá ở mức khả thi với điểm trung bình là 2,94.

6) Biện pháp 6: Phát triển nguồn lực tài chính và hệ thống CSVC phục vụ NCKHđƣợc đánh giá ở mức rất khả thi với điểm trung bình từ 2,98.

7) Biện pháp 7: Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ NCKH của nhà trƣờng đƣợc đánh giá ở mức khả thi với điểm trung bình từ 2,79. Từ đó có thể khách quan nhận định rằng công tác tăng cƣờng hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ NCKH của nhà trƣờng chỉ là ở mức khả thi vì nó mang lại chƣa hiệu quả đối với nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay.

Biểu đồ 3.1 Tính cần thiết của các biện pháp

Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các biện pháp

0 20 40 60 80 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7

97.7 96 92 97.2 92.6 97.1 95.4

2.3 0 4 0 8 0 1.7 1.1 7.4 0 2.9 0 4.6 0

Tính cần thiết của các nhóm biện pháp

Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết

0 20 40 60 80 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7

98.9 98.3 95.4 98.3 94.3 98.3

79.4

1.1 1.7 4.6 1.7 5.7 1.7

20.6

0 0 0 0 0 0 0

Tính khả thi của các nhóm biện pháp

Qua khảo sát tổng thể các ý kiến đánh giá về những biện pháp QL hoạt động NCKH ở trƣờng cho ta thấy: sự đánh giá tƣơng đối thống nhất theo mức độ cần thiết, mức độ khả thi của từng biện pháp.

Mức độ cần thiết: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng những biện pháp QL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 101)