Nghiệm thu, đánh giá các đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 43 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Nghiệm thu, đánh giá các đề tài nghiên cứu

Kết quả và chất lƣợng của các đề tài nghiên cứu còn phụ thuộc vào việc nghiệm thu, đánh giá các đề tài. Các công tác tổ chức nghiệm thu đề tài NCKH có ý nghĩa rất quan trọng, đánh giá hiệu quả nghiên cứu của một tập thể đạt đến mức độ nào. Qua nghiệm thi, các nhà khoa học tham gia hội đồng nghiệm thu mới chính thức có sự thẩm định, đánh giá và đóng góp trí thức của mình vào đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng của đề tài.

Việc đánh giá đúng những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế, nhƣợc điểm của đề tài; đóng góp những ý kiến thiết thực để chủ nhiệm đề tài có những điều chỉnh hợp lý không những đáp ứng đòi hỏi yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra hiện nay, mà còn góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lƣợng NCKH. Nghiệm thu cần thái độ khách quan, nghiêm túc. Kết quả đƣợc đánh giá trƣớc hết là của Hội đồng nghiệm thu, sau nữa và quan trọng là đƣợc xã hội thừa nhận.

Ngƣời quản lý cũng phải có trách nhiệm đầy đủ trong việc kiểm nghiệm đề tài trong thực tế, cụ thể là phải điều tra, khảo nghiệm bằng những phƣơng pháp thích hợp với từng đề tài để có cơ sở chính xác trong việc đánh giá chất lƣợng, giá trị sử dụng của đề tài.

Việc đánh giá các công trình NC quan hệ trực tiếp đến việc đánh giá, phân loại cá nhân, tập thể các nhà khoa học. Đánh giá đúng, đề cao giá trị lao động,

mức độ cống hiến, sẽ thúc đẩy, động viên, khích lệ sự tìm tòi tới nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)