Đối tượng có nguy cơ mắc loét ép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 25)

Bất cứ ai, kể cả những người vận động bình thường, đều có thể bị loét tỳ đè nếu họ giữ nguyên một vị trí trong một khoảng thời gian đủ lâu gây ra một áp lực nặng lên một phần của cơ thể.

Tuy nhiên những người ngồi xe lăn hoặc những người phải nằm trên giường bệnh lâu ngày thì nguy cơ bị loét là rất cao, điển hình là những người bệnh:

- Liệt do tổn thương tủy sống, gãy cột sống cổ lưng gây liệt tủy. - Liệt vận động do di chứng của bệnh tai biến mạch máu não. - Chấn thương gãy cổ xương đùi.

- Người bệnh già yếu, suy kiệt.

Những đối tượng trên có thể gặp phải những khó khăn khi tự mình thay đổi tư thế hoặc không thể tự nâng người do sức nặng của cơ thể. Khi chức năng vận động bị hạn chế lại kết hợp với chức năng cảm giác bị suy yếu thì khả năng bị loét ở điểm tỳ của người bệnh càng lớn do người bệnh không thể cảm nhận được khi nào thì cần nâng người lên để giảm bớt áp lực. Tình trạng liệt liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng hóa sinh của da. Ví dụ: nếu da bị mất

một lượng khá lớn protein có nhiệm vụ đảm bảo sức co giãn của da như collagen, sự mất mát này làm cho da yếu hơn và ít co giãn hơn. Quá trình lão hóa cũng làm tăng nguy cơ bong tróc da. Thông thường thì những người già yếu bị suy giảm chức năng vận động sẽ có nguy cơ bị loét tỳ đè cao hơn những người khác [18].

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào tình trạng loét ép xảy ra với người bệnh tai biến mạch máu não. Đây là đối tượng có thời gian điều trị tương đối dài, kết hợp với yếu tố phần lớn bệnh nhân nhiều tuổi, do đó trong thời gian nằm điều trị các yếu tố tuổi, dinh dưỡng, thời gian dài càng thúc đẩy phát triển các thương tật thứ cấp.

1.1.10. Những vị trí dễ bị loét [19], [24].

Trường hợp người bệnh nằm ngửa - Vùng xương cùng dễ bị loét ép sớm nhất. - Vùng chẩm.

- Vùng xương bả vai. - Khuỷu tay.

- Hai gai chậu sau trên. - Gót chân.

Trường hợp người bệnh nằm sấp - Vùng xương ức.

- Vùng xương sườn.

- Đầu gối ( xương bánh chè). - Mu chân.

Trường hợp người bệnh nằm nghiêng

- Mắt cá chân ngoài, vai, một bên ngoài lồng ngực.

- Phía ngoài đầu gối chân bên này và mặt trong đầu gối chân bên kia. - Vùng mấu chuyển lớn xương đùi.

Trường hợp người bệnh suy hô hấp phải ngồi kéo dài - Ụ ngồi của xương chậu (hay gặp nhất).

- Xương cùng. - Vùng khoeo.

Trường hợp người bệnh ngồi xe lăn - Xương vai

- Vùng mông - Gót chân - Đế bàn chân

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới loét ép là một vấn đề luôn được quan tâm nghiên cứu và cung cấp tài chính cho việc dự phòng và điều trị. Loét ép không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng đến tinh thần của họ, mà còn gây gánh nặng kinh tế cho người bệnh và gia đình do kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí điều trị thứ phát, đòi hỏi người chăm sóc,....

Nghiên cứu của Daniel Bluestein, Ashkan Javaheri năm 2008[32] về việc phòng ngừa, đánh giá và quản lý loét ép cho thấy 70% tình trạng loét xảy ra ở những người lớn hơn 65 tuổi, một người trẻ hơn với tình trạng suy giảm thần kinh hoặc bệnh nặng cũng dễ gặp phải tình trạng loét ép. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng từ 4,7 % đến 32,1 % trong thời gian nằm viện và 8,5-22% trong thời gian ở nhà. Điều này cho thấy loét ép không chỉ xảy ra trên người bệnh già yếu mà nó xảy ra trên bất cứ người bệnh nào có thời gian bất động kéo dài và ngay trong thời gian nằm viện điều trị do một bệnh khác người bệnh đã có nguy cơ bị loét do đè ép.

Một nghiên cứu về ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng đối với loét ép trên 484 người bệnh cao tuổi (326 nữ / 158 nam) không có suy giảm nhận thức [33], cho thấy tỷ lệ loét ép là 16,7% (Trong đó: 23,5% loét ép độ 1, 61,7 loét ép độ 2, 12,3% loét ép độ 3, và 9,9% loét ép độ 4), 39,5% người bệnh có loét ép kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng và 2,5% là tình trạng dinh dưỡng tốt. Ngược lại, 16,6% người bệnh không loét ép là có suy dinh dưỡng và 23,6% là dinh dưỡng tốt. BMI giảm đáng kể ở những người bệnh có loét ép [45]. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy

mối quan hệ giữa tình trạng dinh dưỡng của cơ thể với vấn đề xảy ra loét ép trên người bệnh.

Một nghiên cứu về chi phí điều trị cho vấn đề loét ép tại Anh của Gerry B, Carol D, John P và cộng sự năm 2006 [36] cho thấy đây thực sự là một gánh nặng kinh tế. Chi phí để điều trị một tình trạng loét ép bao gồm tiền trả cho thời gian làm việc của điều dưỡng chăm sóc (thay băng, thay đổi tư thế người bệnh, đánh giá kết quả và nguy cơ), băng gạc, thuốc kháng sinh, chẩn đoán kiểm tra, các bề mặt hỗ trợ và ngày điều trị nội trú ở nơi thích hợp... nghiên cứu này ước tính chi phí điều trị hàng ngày trung bình cho mỗi trường hợp loét ép từ 38 đến 196 bảng Anh (tương đương 1.235.000 đến 6.370.000 VNĐ). Chi phí này còn tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của vết loét và thời gian để chữa lành cho một vết loét nặng hơn và một phần vì tỷ lệ biến chứng cao hơn ở nhiều trường hợp nặng.

1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Theo Cẩm Bá Thức và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 77 người bệnh tại bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương từ năm 2008 đến năm 2011 [26] cho thấy có 24,6 % người bệnh xảy ra loét ép và mức độ loét có tương quan thuận với mức độ hạn chế vận động của người bệnh (57,9% người bệnh loét độ 4 đều có liệt nặng). Hạn chế của nghiên cứu này là thời gian nghiên cứu kéo dài gây khó khăn trong việc thu thập số liệu.

Theo Đoàn Chí Thanh và cộng sự [18] “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân loét do tỳ đè tại Viện Bỏng Quốc gia từ 09/2013 đến 06/2014” cho thấy tình trạng loét do tỳ đè gặp chủ yếu ở nam giới (76,36%) và nằm trong độ tuổi lao động (81,82%). Mối liên quan giữa liệt và loét ép cho thấy có tới 90,91% số người bệnh có vết loét bị liệt hoặc hạn chế vận động chi. Số ổ loét trên mỗi người bệnh là từ 1 - 4 ổ, trong đó đa số người bệnh có 01 ổ loét (78,18%) và là vết loét mới (83,64%), vị trí mắc loét ép nhiều nhất là vùng cùng cụt (52,85%) và ụ ngồi (39,99%). Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian điều trị trung bình cho loét ép là 45 ± 20,61 ngày, đây thực sự là con số đáng lo ngại, nó cho thấy mức độ nguy hiểm mà tình trạng loét ép gây ra cho người bệnh;

thời gian điều trị loét ép này tương đương thời gian điều trị bệnh lý ban đầu. Bên cạnh đó, nó còn gây đau đớn về mặt thể chất cho người bệnh và tăng chi phí cho điều trị vết thương thứ phát.

Theo nghiên cứu của Võ Thị Nhu và cộng sự tại An Giang “Đánh giá kiến thức người chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Nội thần kinh bệnh viện đa khoa An Giang” [14] cho thấy phần lớn người chăm sóc cho người bệnh tai biến còn nhiều hạn chế về kiến thức chăm sóc. Riêng với vấn đề xoay trở người bệnh để phòng ngừa loét ép và huyết khối tĩnh mạch, có tới 40% người chăm sóc không biết cách thực hiện khi người nhà của họ bắt đầu bị tai biến. Tuy nhiên tỷ lệ này đã được cải thiện rõ rệt còn 11,8% sau can thiệp giáo dục.

Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu riêng biệt về kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng loét ép và hậu quả của tình trạng này gây nên. Hậu quả của loét do đè ép đã được thừa nhận trên toàn cầu, nó gây tổn thất không chỉ đối với sức khỏe, tinh thần mà còn tác động lên vấn đề kinh tế. Để hạn chế và ngăn ngừa hậu quả thì việc dự phòng loét ép cho người bệnh nói chung và người bệnh TBMMN nói riêng là một việc làm cần thiết, cần tiến hành ngay khi người bệnh nhập viện.

1.4. Truyền thông giáo dục sức khỏe.

1.4.1. Khái niệm

Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, học được cú pháp của ngôn ngữ.

Giáo dục sức khỏe (GDSK) là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy

trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe. Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là:

- Kiến thức của con người về sức khỏe

- Thái độ của con người về sức khỏe

- Thực hành của con người về sức khỏe

GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe với đối tượng được giáo dục sức khỏe. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy. Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình. Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

GDSK không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác , đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như: nguồn lực hiện có, môi trường sống, ảnh hưởng môi trường lao động việc làm, yếu tố hổ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe...Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù hợp. Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện công tác giáo dục sức khỏe

chúng ta phải có sự đầu tư tài lực, vật lực, nhân lực thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao.

1.4.2. Mục đích và lợi ích của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán, cuối cùng trở thành chuẩn mực xã hội. Nhờ truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh chóng trong công chúng. Đặc biệt với công tác truyền thông tư vấn sức khỏe cộng đồng nói riêng có thể kể đến những mục đích, tầm quan trọng, vai trò cụ thể của truyền thông như:

Mục đích:

Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyền của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người:

- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ.

- Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài

- Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống khỏe mạnh.

Lợi ích của truyền thông giáo dục sức khỏe:

- Truyền thông dễ dàng lôi cuốn sự lưu ý của quần chúng đối với các vấn đề sức khỏe một cách nhanh chóng.

- Truyền thông có thể đưa ra các ý kiến về sức khỏe hết sức hữu hiệu.

- Truyền thông có thể kích thích quần chúng, tạo ra những đáp ứng tình cảm để người nghe - xem thay đổi nếp sống để có một sức khỏe tốt.

- Truyền thông có thể tác động lên dư luận, tạo ra các cơ hội để tranh luận cách thức duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật qua phương tiện liên lạc.

- Truyền thông có thể hợp tác với các nhà chuyên môn để tổ chức các buổi gặp gỡ giữa quần chúng với nhau hoặc giữa các nhà chuyên môn với quần chúng để trao đổi kiến thức bảo vệ sức khỏe.

- Tính cách giáo dục, chia sẻ kiến thức, cổ vũ những hành vi có lợi cho cộng đồng.

- Giúp cải thiện sự gắn bó các quan hệ công cộng, giúp các tổ chức liên quan tới bảo vệ sức khỏe cùng sát cánh làm việc.

- Góp phần tranh đấu, cổ vũ, truyền thông tiếp tay với các nhà lãnh đạo đưa ra các chính sách y tế, dung hòa các tranh luận và tìm ra các hỗ trợ ý kiến có tính cách quyết định đặc biệt.

1.5. Đôi nét về bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định

Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh viện loại 1, là đơn vị vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức. Nằm trên diện tích 2,7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có quy mô hơn 700 giường bệnh với bảy phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng với tổng số hơn 700 y, bác sĩ và điều dưỡng viên. Hàng năm bệnh viện thực hiện hơn 6000 ca phẫu thuật bằng các kỹ thuật tiên tiến của tuyến trung ương. Theo quy hoạch tổng thể ngành y tế Nam Định đến năm 2020 bệnh viện nâng cấp lên 1000 giường nhằm đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân vùng nam đồng bằng sông Hồng.

Tại khoa Thần kinh của bệnh viện, đơn nguyên Đột quỵ là nơi điều trị chính cho người bệnh tai biến mạch máu não, trung bình lượng người bệnh nằm điều trị nội trú tại khoa khoảng 40 – 50 người bệnh tại một thời điểm. Bên cạnh đó còn một số người bệnh tai biến mạch máu não nằm điều trị rải rác tại các khoa khác của bệnh viện như khoa Tim mạch, Phục hồi chức năng... trong cùng thời điểm. Với số lượng người bệnh cùng nằm điều trị tại bệnh viện vào một thời điểm cho thấy lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)