Kiến thức đại cương loét ép của ĐTNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 44)

Bảng 3.4: Kiến thức về đại cương loét ép của ĐTNC

Trước can thiệp Sau can thiệp

n(đúng) % n(sai) % n(đúng) % n(sai) %

Định nghĩa 15 24.2 47 75.8 49 79.1 13 20.9

Phân loại 9 14.5 53 85.5 53 85.5 9 14.5

Kết quả từ bảng trên cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về kiến thức đại cương loét ép của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp. Về định nghĩa loét ép số người trả lời đúng tăng từ 24.2% lên 79.1% sau can thiệp, số đối tượng phân loại

đúng các mức độ loét ép tăng từ 14.5% lên 85.5% sau can thiệp. 3.2.2. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ loét ép của ĐTNC

Biểu đồ 3.3: Kiến thức về các yếu tố nguy cơ loét ép của ĐTNC

Biểu đồ 3.3 cho thấy kiến thức trước can thiệp giáo dục của đối tượng

nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ loét ép chủ yếu ở mức kém và trung bình với tỷ lệ tương ứng 53.4% và 43.1%. Kiến thức của họ đã được cải thiện sau can thiệp khi không còn đối tượng có kiến thức kém, kiến thức đã đạt mức tốt và trung bình với tỷ lệ tương ứng 45.2% và 54.8%.

3.2.3. Kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, vị trí loét ép của ĐTNC Bảng 3.5: Kiến thức về nguyên nhân loét ép của ĐTNC Bảng 3.5: Kiến thức về nguyên nhân loét ép của ĐTNC

Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Trả lời đúng 17 27.4 52 83.9

Trả lời sai 45 72.6 10 16.1

Tổng số 62 100 62 100

Trong số 62 người tham gia nghiên cứu chỉ hơn ¼ đối tượng biết được nguyên nhân gây loét ép, tuy nhiên sau can thiệp hơn 80% đối tượng đã nhận thức được nguyên nhân gây loét ép cho người bệnh.

Bảng 3.6: Kiến thức về dấu hiệu loét ép của ĐTNC

Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Trả lời đúng 19 30.6 53 85.5

Trả lời sai 43 69.4 9 14.5

Tổng số 62 100 62 100

Trước can thiệp giáo dục có tới gần 70% đối tượng không nhận biết được dấu hiệu của vết loét ép, tỷ lệ này đã giảm đáng kể sau can thiệp khi chỉ còn 14,5%

đối tượng trả lời sai.

Bảng 3.7: Kiến thức về vị trí loét ép của ĐTNC

Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Trả lời đúng 17 27.4 55 88.7

Trả lời sai 45 72.6 7 11.3

Chúng tôi nhận thấy rằng chỉ khoảng 1/4 đối tượng nghiên cứu là trả lời

đúng về vị trí dễ xảy ra loét ép trước can thiệp, sau can thiệp tỷ lệ đối tượng trả lời đúng vị trí loét ép đã tăng lên gần 90%.

3.2.4. Kết quả chung kiến thức loét ép trước và sau can thiệp.

Bảng 3.8: So sánh điểm trung bình kiến thức loét ép trước và sau can thiệp

Điểm TBC kiến thức về loét ép

Trước can thiệp Sau can thiệp p 2,65 ± 1,202 6,68 ±0,954 p < 0,01

Từ kết quả bảng 3.8, có thể thấy kiến thức chung về loét ép của đối tượng nghiên cứu đã được cải thiện rõ rệt trước và sau can thiệp giáo dục, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

3.3. Kiến thức dự phòng loét ép

3.3.1. Kiến thức của ĐTNC về tầm quan trọng dự phòng loét ép

Bảng 3.9: Kiến thức của ĐTNC về tầm quan trọng dự phòng loét ép

Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Tốt (>80%) 1 1,6 26 41,9

Trung bình (50% – 80%) 52 83,6 36 58,1

Kém (<50%) 9 14,8 0 0

Trước can thiệp giáo dục nhận thức của các đối tượng nghiên cứu về tầm quan trọng của dự phòng loét ép chủ yếu ở mức độ trung bình và kém, sau can thiệp nhận thức của họ đã đạt mức tốt và trung bình với tỷ lệ tương ứng 41,9% và 58,1%.

3.3.2. Kiến thức của ĐTNC về vai trò của người CSC với dự phòng loét ép

Biểu đồ 3.4: Kiến thức của ĐTNC về vai trò của người CSC với dự phòng loét ép

Trước can thiệp có 45,2% người chăm sóc chính đã nhận thức được vai trò của họ trong việc dự phòng loét ép cho người bệnh và sau can thiệp gần như tất cả họ đã nhận thức đúng về vai trò của mình trong việc dự phòng loét ép cho người

bệnh tai biến với tỷ lệ trả lời đúng là 93,5%.

3.3.3. Kiến thức của ĐTNC về thời gian thay đổi tư thế người bệnh Bảng 3.10: Kiến thức của ĐTNC về thời gian xoay trở người bệnh Bảng 3.10: Kiến thức của ĐTNC về thời gian xoay trở người bệnh

Trước can thiệp Sau can thiệp

n(đúng) % n(sai) % n(đúng) % n(sai) % Người bệnh ngồi xe lăn 16 25,8 46 74,2 53 85,5 9 14,5 Người bệnh nằm giường 14 22,6 48 77,4 45 72,6 17 27,4

Tỷ lệ trả lời đúng về thời gian thay đổi tư thế với trường hợp người bệnh nằm giường đạt hơn 70% sau can thiệp giáo dục, với người bệnh ngồi xe lăn tỷ lệ trả lời đúng đạt 85,5%.

3.3.4. Kiến thức của ĐTNC về dinh dưỡng với việc dự phòng loét ép

Bảng 3.11: Kiến thức của ĐTNC về dinh dưỡng với dự phòng loét ép

Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Trả lời đúng 15 24,2 49 79,0

Trả lời sai 47 75,8 13 21,0

Tổng số 62 100 62 100

Trước can thiệp có 24,2% người chăm sóc không biết được vai trò của dinh dưỡng trong việc phòng tránh loét ép, sau can thiệp 79% họ đã nhận thức đúng.

3.3.5. Kiến thức của ĐTNC về vai trò của vệ sinh với việc dự phòng loét ép Bảng 3.12: Kiến thức của ĐTNC về vệ sinh với dự phòng loét ép

Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Tốt (>80%) 1 1,8 34 54,8

Trung bình (50% – 80%) 26 42,9 27 43,5

Kém (<50%) 35 55,3 1 1,7

Chỉ 1,8% người chăm sóc có kiến thức tốt về vai trò của vệ sinh với dự phòng loét ép trước can thiệp. Sau can thiệp tỷ lệ người đạt mức kiến thức tốt đã tăng lên 54,8%.

3.3.6.Kiến thức của ĐTNC về vai trò của vận động với việc dự phòng loét ép

Biểu đồ 3.5: Kiến thức của ĐTNC về vai trò của vận động với dự phòng loét ép

Trước can thiệp có tới 59,4% đối tượng có kiến thức kém về vai trò của vận động với việc dự phòng loét ép, sau can thiệp tỷ lệ này đã giảm rõ rệt chỉ còn 8,1% .

3.3.7. Kết quả chung kiến thức dự phòng loét ép trước và sau can thiệp.

Bảng 3.13: So sánh điểm trung bình kiến thức dự phòng loét ép trước và sau can thiệp

Điểm TBC kiến thức dự phòng loét ép

Trước can thiệp Sau can thiệp p

6,67 ± 1,73 12,74 ± 1,5 p < 0.01

Bảng 3.13 cho thấy kiến thức chung về dự phòng loét ép của đối tượng nghiên cứu đã cải thiện từ 6,67 ± 1,73 trước can thiệp giáo dục lên 12,74 ±1,5 sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

3.4. Các mối tương quan

Bảng 3.14:Tương quan giữa giới tính và sự thay đổi kiến thức dự phòng loét ép

Kiến thức Giới tính

Trước can thiệp Sau can thiệp p

Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt

n % n % n % n %

p < 0,01

Nam 0 0 16 100 14 87,5 2 12,5

Nữ 0 0 46 100 37 80,4 9 19,6

Trước can thiệp 100% đối tượng tham gia đều có kiến thức chưa tốt về dự phòng loét ép, sau can thiệp các đối tượng nam giới có sự thay đổi tốt hơn các đối tượng nữ giới với tỷ lệ trả lời tốt của nam/ nữ tương ứng 87,5% và 80,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.15:Tương quan giữa học vấn và sự thay đổi kiến thức dự phòng loét ép

Kiến thức Học vấn

Trước can thiệp Sau can thiệp p

Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt n % n % n % n % p< 0,01 Tiểu học 0 0 6 100 3 50 3 50 Trung học CS 0 0 32 100 27 84,4 5 15,6 Phổ thông CS 0 0 24 100 21 87,5 3 12,5

Kết quả từ bảng 3.15 cho thấy các đối tượng có trình độ học vấn cao hơn thì có sự thay đổi kiến thức tốt hơn, trình độ phổ thông cơ sở, trung học cơ sở, tiểu học tương ứng với tỷ lệ trả lời tốt sau can thiệp là 87,5%, 84,4% và 50%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.16:Tương quan giữa nghề nghiệp và kiến thức dự phòng loét ép

Kiến thức Nghề nghiệp

Trước can thiệp Sau can thiệp p

Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt n % n % n % n % Viên chức 0 0 6 100 6 100 0 0 p< 0,01 Công nhân 0 0 8 100 6 75 2 25 Nông dân 0 0 35 100 24 68,6 11 31,4 Hưu trí 0 0 13 100 10 76,9 3 23,1

Các đối tượng là viên chức có sự thay đổi kiến thức tốt nhất với 100% trả lời tốt sau can thiệp, đối tượng nông dân có sự thay đổi thấp nhất với 68,6% trả lời tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.17:Tương quan giữa nơi ở và kiến thức dự phòng loét ép

Kiến thức Nơi ở

Trước can thiệp Sau can thiệp p

Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt

n % n % n % n %

p< 0,01

Thành thị 0 0 16 100 15 93,8 1 6,2

Nông thôn 0 0 46 100 36 78,3 10 21,7

Bảng 3.17 cho thấy có sự khác biệt về kiến thức dự phòng loét ép của các đối tượng sống tại thành thị và nông thôn với tỷ lệ tương ứng 93,8% và 78,3% trả lời tốt sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Chương 4: BÀN LUẬN

Từ những kết quả thu được sau thời gian nghiên cứu chúng tôi xin bàn luận một số vấn đề sau:

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu được tiến hành trên 62 đối tượng là người chăm sóc chính của người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016. Trong số 62 đối tượng tham gia thì có 74,2% là nữ giới, nam giới chiếm tỷ lệ 25,8%, tỷ lệ nữ / nam ≈ 2,9/1. Tỷ lệ này gần tương ứng với nghiên cứu tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2013 với tỷ lệ giới nữ /nam chăm sóc người bệnh tai biến là ≈ 2/1. Điều này lý giải việc chăm sóc và phục vụ người bệnh thường được giao cho phụ nữ trong gia đình, cũng phù hợp với văn hóa Á Đông, các công việc chăm sóc gia đình thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Về độ tuổi của người chăm sóc tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 31- 60 với hơn 65%, tiếp đến là lứa tuổi trên 60 (27,4%), tuổi từ 18- 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 6,5%. Theo chúng tôi lứa tuổi 31- 60 chiếm tỷ lệ cao vì đây là đối tượng khỏe mạnh nhất trong gia đình, nhóm tuổi cao hơn (>60 tuổi) có tỷ lệ thấp hơn (27,4%) vì tuổi càng cao khả năng linh hoạt cũng kém đi vì thế họ khó có khả năng chăm sóc cho người bệnh tai biến. Lứa tuổi 18- 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 6,5%, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lệ [13], có thể do đây là độ tuổi còn trẻ trong gia đình, họ chủ yếu đang trong độ tuổi đi học và phần lớn chưa lập gia đình vì vậy kinh nghiệm chăm sóc người bệnh nói chung và người bệnh tai biến mạch máu não nói riêng chưa có nhiều vì vậy họ thường ít được giao công việc chăm sóc người bệnh.

Tỷ lệ người chăm sóc chính có trình độ học vấn trung học cơ sở là cao nhất (51,6%), thấp nhất là trình độ tiểu học (9,7%), còn lại là trung học phổ thông. Kết quả này không có sự khác biệt với nghiên cứu “Nhu cầu và thực trạng phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại nhà trên địa bàn xã Trung Nghĩa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh năm 2010của Võ Ngọc Dũng [6]. Về nơi ở, chủ yếu các đối

thị. Sự phân bố nơi ở này cũng phù hợp với nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu khi tỷ lệ người chăm sóc là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (56,4%), thấp nhất là đối tượng viên chức chỉ 9,8%, người chăm sóc là công nhân và hưu trí có tỷ lệ lần lượt là 12,9% và 20,9%. Theo chúng tôi, gần ¾ đối tượng nghiên cứu xuất thân từ nông thôn; vì vậy, công việc của họ chủ yếu là nông dân, công việc tự do. Bên cạnh đó nhóm đối tượng này không bị ràng buộc thời gian như nhóm viên chức và công nhân, do đó họ thường được gia đình bố trí đảm nhiệm vai trò chăm sóc cho người bệnh hơn là nhóm viên chức và công nhân. Nhóm đối tượng hưu trí chiếm tỷ lệ 20,9%, có thể lý giải do đây là đối tượng đã ngoài tuổi lao động, sức khỏe không còn tốt do đó họ cũng ít tham gia vào công việc chăm sóc người bệnh.

4.2. Kiến thức chung về loét ép của đối tượng nghiên cứu.

4.2.1. Kiến thức đại cương loét ép.

Kiến thức của người chăm sóc chính về loét ép là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phòng tránh loét ép có hiệu quả cho người bệnh; đồng thời giúp việc điều trị và phục hồi của họ đạt kết quả tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất có thể. Nghiên cứu cho thấy khi được hỏi về định nghĩa loét ép có tới 47 người chăm sóc chính (75,8%) không thể định nghĩa được và 85,5% đối tượng không phân loại được các mức độ của loét ép. Kết quả này cho thấy đại đa số những người chăm sóc chính của người bệnh chưa có kiến thức cơ bản về tình trạng loét ép có thể xảy ra với người thân của mình. Có thể các đối tượng nghiên cứu có biết một vài thong tin về loét ép, tuy nhiên chưa đầy đủ và rõ rang. Sau can thiệp giáo dục bằng cách tư vấn trực tiếp trên từng nhóm nhỏ đối tượng thì tỷ lệ trả lời đúng về định nghĩa và phân loại loét ép đã được cải thiện với tỷ lệ tương ứng 79,1% và 85,5%.

4.2.2. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ loét ép

Kết quả ở biểu đồ 3.3cho thấy trước can thiệp kiến thức của người chăm sóc chính về các yếu tố nguy cơ gây loét ép còn nhiều hạn chế. Chỉ 3,4% đối tượng tham gia nghiên cứu là có thể trả lời tốt và xác định chính xác các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng loét ép cho người bệnh. Còn lại hơn 90% đối tượng có kiến thức ở mức trung bình và yếu; cho thấy họ không có đủ kiến thức để xác định, đâu là các

yếu tố nguy cơ dẫn đến loét ép. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng tránh loét ép cho người bệnh; bởi vì bản thân những người chăm sóc không xác định được các yếu tố nguy hại để giúp người bệnh đề phòng. Sau khi nhận được thông tin tư vấn, kiến thức của người chăm sóc đã cải thiện đáng kể với 45,2% đạt mức tốt, 54,8% đạt mức trung bình, không còn đối tượng có kiến thức kém. Kết quả cho thấy chương trình can thiệp đã đạt hiệu quả mong muốn là bổ sung và nâng cao kiến thức cho người chăm sóc của người bệnh.

4.2.3. Kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và vị trí loét ép.

Khi được hỏi về nguyên nhân gây loét ép thì chỉ có 27,4% người chăm sóc có thể trả lời đúng là do thiếu máu nuôi dưỡng vùng bị chèn ép. Đa số người chăm sóc có thể hiểu được do người bệnh nằm lâu ở một tư thế, sẽ dẫn đến tình trạng loét ép; nhưng họ chưa thể đưa ra chính xác nguyên nhân của việc loét ép xảy ra với người thân của mình; đồng thời, họ cho rằng thời gian nằm của người bệnh phải tính theo tháng thì mới có thể xảy ra loét ép. Theo chúng tôi, việc hiểu biết nguyên nhân gây bệnh còn thấp có thể là một trong những yếu tố làm hạn chế các biện pháp phòng chống loét ép cho người bệnh tai biến. Đây là một thiếu sót rất lớn về kiến thức của người chăm sóc, về nguyên nhân gây các thương tật thứ cấp cho người bệnh; trong khi đó, người bệnh tai biến mạch mãu não thường xảy ra tình trạng liệt mềm và mất vận động ở giai đoạn đầu; mà chỉ cần không được thay đổi tư thế ít nhất 2h/lần là người bệnh đã đối mặt với nguy cơ loét ép. Tuy nhiên, một chương trình can thiệp được áp dụng với những người chăm sóc chính đã đạt được kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)