Mối tương quan giữa đặc điểm cá nhân và sự thay đổi kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 59 - 60)

Ngoài việc đánh giá sự thay đổi kiến thức chung của những người chăm sóc chính về loét ép và dự phòng loét ép; chúng tôi tiến hành tìm mối tương quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với sự thay đổi kiến thức; với mục đích so sánh sự phân hóa đặc điểm cá nhân với mức độ thay đổi kiến thức. Chúng tôi chia mức độ kiến thức của đối tượng nghiên cứu theo mức tốt (trả lời đúng từ 80% trở lên) và chưa tốt (trả lời đúng dưới 80%) và tìm tỷ lệ cho mỗi mức kiến thức. Kết quả điều tra cho thấy, trước can thiệp giáo dục 100% đối tượng không phân biệt giới tính, học vấn, nghề nghiệp, nơi ở đều có mức kiến thức chưa tốt. Tuy nhiên sau khi nhận được tư vấn giáo dục, sự thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu có sự thay đổi theo các mức phân hóa đặc điểm cá nhân.

Xét theo giới tính, chúng tôi thấy rằng nam giới có sự thay đổi kiến thức tích cực hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Theo chúng tôi, có sự khác biệt về mức độ thay đổi kiến thức này có thể do nam giới thường có xu hướng tiếp thu các thông tin mới tốt hơn nữ giới; mặt khác, họ cũng có nhiều thời gian và cơ hội tiếp xúc với các phương tiện truyền thông nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lệ [13], theo đó nam giới có kiến thức không đạt cao gấp 2,7 lần so với nữ giới. Sự khác biệt về kết quả này có thể do thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lệ tiến hành tại cộng đồng khi người bệnh đã xuất viện, người chăm sóc của người bệnh chủ yếu là phụ nữ trong gia đình; trong khi nam giới đảm

nhiệm lo kinh tế, do đó phụ nữ có nhu cầu tìm hiểu kiến thức chăm sóc nhiều hơn nam giới nên họ có kiến thức tốt hơn. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại bệnh viện, trong thời gian ngắn do đó những người chăm sóc chính của người bệnh tại thời điểm nằm viện thường được bố trí cho những người thân có điều kiện chăm sóc tại thời điểm đó. Đồng thời, chúng tôi tiến hành đánh giá sự thay đổi kiến thức sau một tuần can thiệp, do đó trong thời gian ngắn nam giới thường có xu hướng tiếp nhận tốt hơn nữ giới.

Xét tương quan giữa trình độ học vấn và sự thay đổi kiến thức của người chăm sóc chính chúng tôi thu được kết quả: tỷ lệ trả lời tốt sau can thiệp tương ứng trình độ tiểu học /trung học cơ sở/trung học phổ thông là 50% / 84,4% / 87,5%. Chúng tôi nhận thấy rằng đối tượng có trình độ học vấn cao hơn thì có sự thay đổi kiến thức tốt hơn. Đồng thời, sự thay đổi kiến thức có khác biệt giữa các nghề nghiệp và khu vực sống. Đối tượng có sự thay đổi tốt nhất là nhóm viên chức, thấp nhất là nhóm nông dân và những đối tượng ở khu vực thành thị thì thay đổi tốt hơn nông thôn. Sự khác biệt này có thể được giải thích do sự phân hóa về các đặc điểm nhân khẩu học dẫn đến sự khác biệt về mức độ thay đổi kiến thức. Những đối tượng có trình độ học vấn cao hơn thì khả năng tiếp nhận và ứng dụng các thông tin sẽ tốt hơn; nhóm đối tượng làm việc và sinh sống trong môi trường có điều kiện tốt hơn, được tiếp xúc với công nghệ khoa học nhiều hơn thì sự thay đổi kiến thức cũng tốt hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Fathia A. Mersal [35].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)