Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 28)

Theo Cẩm Bá Thức và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 77 người bệnh tại bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương từ năm 2008 đến năm 2011 [26] cho thấy có 24,6 % người bệnh xảy ra loét ép và mức độ loét có tương quan thuận với mức độ hạn chế vận động của người bệnh (57,9% người bệnh loét độ 4 đều có liệt nặng). Hạn chế của nghiên cứu này là thời gian nghiên cứu kéo dài gây khó khăn trong việc thu thập số liệu.

Theo Đoàn Chí Thanh và cộng sự [18] “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân loét do tỳ đè tại Viện Bỏng Quốc gia từ 09/2013 đến 06/2014” cho thấy tình trạng loét do tỳ đè gặp chủ yếu ở nam giới (76,36%) và nằm trong độ tuổi lao động (81,82%). Mối liên quan giữa liệt và loét ép cho thấy có tới 90,91% số người bệnh có vết loét bị liệt hoặc hạn chế vận động chi. Số ổ loét trên mỗi người bệnh là từ 1 - 4 ổ, trong đó đa số người bệnh có 01 ổ loét (78,18%) và là vết loét mới (83,64%), vị trí mắc loét ép nhiều nhất là vùng cùng cụt (52,85%) và ụ ngồi (39,99%). Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian điều trị trung bình cho loét ép là 45 ± 20,61 ngày, đây thực sự là con số đáng lo ngại, nó cho thấy mức độ nguy hiểm mà tình trạng loét ép gây ra cho người bệnh;

thời gian điều trị loét ép này tương đương thời gian điều trị bệnh lý ban đầu. Bên cạnh đó, nó còn gây đau đớn về mặt thể chất cho người bệnh và tăng chi phí cho điều trị vết thương thứ phát.

Theo nghiên cứu của Võ Thị Nhu và cộng sự tại An Giang “Đánh giá kiến thức người chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Nội thần kinh bệnh viện đa khoa An Giang” [14] cho thấy phần lớn người chăm sóc cho người bệnh tai biến còn nhiều hạn chế về kiến thức chăm sóc. Riêng với vấn đề xoay trở người bệnh để phòng ngừa loét ép và huyết khối tĩnh mạch, có tới 40% người chăm sóc không biết cách thực hiện khi người nhà của họ bắt đầu bị tai biến. Tuy nhiên tỷ lệ này đã được cải thiện rõ rệt còn 11,8% sau can thiệp giáo dục.

Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu riêng biệt về kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng loét ép và hậu quả của tình trạng này gây nên. Hậu quả của loét do đè ép đã được thừa nhận trên toàn cầu, nó gây tổn thất không chỉ đối với sức khỏe, tinh thần mà còn tác động lên vấn đề kinh tế. Để hạn chế và ngăn ngừa hậu quả thì việc dự phòng loét ép cho người bệnh nói chung và người bệnh TBMMN nói riêng là một việc làm cần thiết, cần tiến hành ngay khi người bệnh nhập viện.

1.4. Truyền thông giáo dục sức khỏe.

1.4.1. Khái niệm

Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, học được cú pháp của ngôn ngữ.

Giáo dục sức khỏe (GDSK) là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy

trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe. Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là:

- Kiến thức của con người về sức khỏe

- Thái độ của con người về sức khỏe

- Thực hành của con người về sức khỏe

GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe với đối tượng được giáo dục sức khỏe. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy. Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình. Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

GDSK không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác , đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như: nguồn lực hiện có, môi trường sống, ảnh hưởng môi trường lao động việc làm, yếu tố hổ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe...Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù hợp. Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện công tác giáo dục sức khỏe

chúng ta phải có sự đầu tư tài lực, vật lực, nhân lực thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao.

1.4.2. Mục đích và lợi ích của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán, cuối cùng trở thành chuẩn mực xã hội. Nhờ truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh chóng trong công chúng. Đặc biệt với công tác truyền thông tư vấn sức khỏe cộng đồng nói riêng có thể kể đến những mục đích, tầm quan trọng, vai trò cụ thể của truyền thông như:

Mục đích:

Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyền của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người:

- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ.

- Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài

- Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống khỏe mạnh.

Lợi ích của truyền thông giáo dục sức khỏe:

- Truyền thông dễ dàng lôi cuốn sự lưu ý của quần chúng đối với các vấn đề sức khỏe một cách nhanh chóng.

- Truyền thông có thể đưa ra các ý kiến về sức khỏe hết sức hữu hiệu.

- Truyền thông có thể kích thích quần chúng, tạo ra những đáp ứng tình cảm để người nghe - xem thay đổi nếp sống để có một sức khỏe tốt.

- Truyền thông có thể tác động lên dư luận, tạo ra các cơ hội để tranh luận cách thức duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật qua phương tiện liên lạc.

- Truyền thông có thể hợp tác với các nhà chuyên môn để tổ chức các buổi gặp gỡ giữa quần chúng với nhau hoặc giữa các nhà chuyên môn với quần chúng để trao đổi kiến thức bảo vệ sức khỏe.

- Tính cách giáo dục, chia sẻ kiến thức, cổ vũ những hành vi có lợi cho cộng đồng.

- Giúp cải thiện sự gắn bó các quan hệ công cộng, giúp các tổ chức liên quan tới bảo vệ sức khỏe cùng sát cánh làm việc.

- Góp phần tranh đấu, cổ vũ, truyền thông tiếp tay với các nhà lãnh đạo đưa ra các chính sách y tế, dung hòa các tranh luận và tìm ra các hỗ trợ ý kiến có tính cách quyết định đặc biệt.

1.5. Đôi nét về bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định

Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh viện loại 1, là đơn vị vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức. Nằm trên diện tích 2,7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có quy mô hơn 700 giường bệnh với bảy phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng với tổng số hơn 700 y, bác sĩ và điều dưỡng viên. Hàng năm bệnh viện thực hiện hơn 6000 ca phẫu thuật bằng các kỹ thuật tiên tiến của tuyến trung ương. Theo quy hoạch tổng thể ngành y tế Nam Định đến năm 2020 bệnh viện nâng cấp lên 1000 giường nhằm đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân vùng nam đồng bằng sông Hồng.

Tại khoa Thần kinh của bệnh viện, đơn nguyên Đột quỵ là nơi điều trị chính cho người bệnh tai biến mạch máu não, trung bình lượng người bệnh nằm điều trị nội trú tại khoa khoảng 40 – 50 người bệnh tại một thời điểm. Bên cạnh đó còn một số người bệnh tai biến mạch máu não nằm điều trị rải rác tại các khoa khác của bệnh viện như khoa Tim mạch, Phục hồi chức năng... trong cùng thời điểm. Với số lượng người bệnh cùng nằm điều trị tại bệnh viện vào một thời điểm cho thấy lượng người bệnh tai biến trên địa bàn tỉnh Nam Định là tương đối lớn, do đó đòi hỏi sự cần thiết điều trị và chăm sóc cho họ, đồng thời nâng cao kiến thức chăm sóc cho những người chăm sóc chính của người bệnh là việc làm quan trọng góp phần thúc đẩy tích cực cho quá trình điều trị và phục hồi cho người bệnh.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu:

Ở nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu chúng tôi lựa chọn là người chăm sóc chính của người bệnh tai biến mạch máu não, được xác định là người chịu trách nhiệm chăm sóc trực tiếp cho người bệnh trong thời gian người bệnh nằm viện điều trị và sau khi xuất viện về nhà. Họ có thể là người thân gần gũi với người bệnh như vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột; đối tượng được xác định thường xuyên chăm sóc cho người bệnh tối thiểu 8 tiếng một ngày, chịu trách nhiệm chính trong việc giúp đỡ sinh hoạt cá nhân cho người bệnh.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 5/2016 đến tháng 7/2016.

- Người từ 18 tuổi trở lên.

- Người không có rối loạn nhận thức.

- Người có khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt. - Những người đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những người bị rối loạn nhận thức.

- Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 4/2016 đến tháng 10/ 2016. Địa điểm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định 2.3. Xây dựng bộ công cụ.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi được xây dựng dựa trên “Bộ công cụ nâng cao chất lượng chăm sóc” thuộc tài liệu hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa loét ép tại bệnh viện của tác giả Dan Berlowitz và Carol VanDeusen Lukas xây dựng năm 2010 tại Hoa Kỳ [31]. Tài liệu này đưa ra các thông tin cơ bản về tình trạng loét ép như: tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong,

chi phí điều trị, kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng… từ việc đánh giá đúng tình hình thực trạng để nâng cao nhận thức là vấn đề được tác giả nhấn mạnh. Từ đó, các tác giả xây dựng bộ công cụ bao gồm: các câu hỏi về loét ép và dự phòng loét ép dành cho các đối tượng: nhà quản lý, điều dưỡng, người bệnh và người chăm sóc; để đánh giá hiểu biết của người bệnh và người chăm sóc về loét ép. Các câu hỏi được xây dựng dựa trên kiến thức cơ bản về loét ép và dự phòng loét ép đã được cung cấp trong tài liệu, thiết kế phù hợp riêng cho từng đối tượng. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ lựa chọn sử dụng bộ câu hỏi dành cho người bệnh và người chăm sóc. Tuy nhiên, để phù hợp với nghiên cứu trong thời gian ngắn, chỉ đánh giá về mặt kiến thức lý thuyết; do đó, chúng tôi đã chỉnh sửa, sắp xếp bộ câu hỏi thành phiếu điều tra cho phù hợp.

Phiếu điều tra được thiết kế gồm 29 câu hỏi; trong đó, 6 câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu và 23 câu hỏi về kiến thức loét ép và dự phòng loét ép. Với phần câu hỏi về kiến thức của đối tượng nghiên cứu chúng tôi thiết kế dạng câu hỏi đúng sai, với mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không được điểm. Cụ thể, phiếu điều tra gồm ba phần:

- Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.

Gồm sáu câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu ( họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở). Các thông tin này giúp phân loại đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp..., đồng thời xác định được mối tương quan giữa các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học với sự thay đổi kiến thức.

- Phần 2: Kiến thức chung về loét ép

Gồm 8 câu hỏi được chia thành các phần riêng biệt:

Đại cương loét ép, gồm 2 câu hỏi về định nghĩa và phân loại loét ép.

Các yếu tố nguy cơ loét ép: gồm 3 câu hỏi dạng đúng sai, đối tượng được xác định có kiến thức tốt khi trả lời đúng cả 3 câu, kiến thức trung bình khi trả lời đúng 2 câu, kiến thức kém khi tra lời đúng 1 câu hoặc không đúng câu nào.

đúng sai.

Phần này nhằm đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu về loét ép. Bằng kiến thức của mình, đối tượng nghiên cứu sẽ xác định các thông tin đưa ra là đúng hay sai. Qua đó, chúng tôi tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng kiến thức của đối tượng về loét ép; từ đó, có can thiệp phù hợp.

- Phần 3: Kiến thức dự phòng loét ép

Phần này có 15 câu hỏi liên quan đến các biện pháp chăm sóc và dự phòng loét ép cho người bệnh TBMMN, được chia thành các nội dung:

Tầm quan trọng của dự phòng loét ép: gồm 4 câu hỏi, được chia thành các mức kiến thức: tốt (trả lời đúng cả 4 câu), trung bình (trả lời đúng 2 -3 câu), kém (trả lời đúng 1 câu hoặc không đúng câu nào).

Vai trò của người chăm sóc: 1 câu hỏi để đánh giá kiến thức của người chăm sóc chính về vai trò của họ trong công tác dự phòng loét ép.

Thời gian thay đổi tư thế cho người bệnh: gồm 2 câu hỏi để xác định kiến thức của người chăm sóc về thời gian cần thiết xoay trở cho người bệnh.

Dinh dưỡng của người bệnh: gồm hai câu hỏi giúp đánh giá kiến thức của đối tượng về yếu tố dinh dưỡng trong việc phòng tránh loét ép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)