Bảng 3.5: Kiến thức về nguyên nhân loét ép của ĐTNC
Trước can thiệp Sau can thiệp
n % n %
Trả lời đúng 17 27.4 52 83.9
Trả lời sai 45 72.6 10 16.1
Tổng số 62 100 62 100
Trong số 62 người tham gia nghiên cứu chỉ hơn ¼ đối tượng biết được nguyên nhân gây loét ép, tuy nhiên sau can thiệp hơn 80% đối tượng đã nhận thức được nguyên nhân gây loét ép cho người bệnh.
Bảng 3.6: Kiến thức về dấu hiệu loét ép của ĐTNC
Trước can thiệp Sau can thiệp
n % n %
Trả lời đúng 19 30.6 53 85.5
Trả lời sai 43 69.4 9 14.5
Tổng số 62 100 62 100
Trước can thiệp giáo dục có tới gần 70% đối tượng không nhận biết được dấu hiệu của vết loét ép, tỷ lệ này đã giảm đáng kể sau can thiệp khi chỉ còn 14,5%
đối tượng trả lời sai.
Bảng 3.7: Kiến thức về vị trí loét ép của ĐTNC
Trước can thiệp Sau can thiệp
n % n %
Trả lời đúng 17 27.4 55 88.7
Trả lời sai 45 72.6 7 11.3
Chúng tôi nhận thấy rằng chỉ khoảng 1/4 đối tượng nghiên cứu là trả lời
đúng về vị trí dễ xảy ra loét ép trước can thiệp, sau can thiệp tỷ lệ đối tượng trả lời đúng vị trí loét ép đã tăng lên gần 90%.
3.2.4. Kết quả chung kiến thức loét ép trước và sau can thiệp.
Bảng 3.8: So sánh điểm trung bình kiến thức loét ép trước và sau can thiệp
Điểm TBC kiến thức về loét ép
Trước can thiệp Sau can thiệp p 2,65 ± 1,202 6,68 ±0,954 p < 0,01
Từ kết quả bảng 3.8, có thể thấy kiến thức chung về loét ép của đối tượng nghiên cứu đã được cải thiện rõ rệt trước và sau can thiệp giáo dục, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.