Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 61 - 85)

Từ chối hợp tác của đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này bao gồm nhiều lứa tuổi; vì vậy, nhiều đối tượng có tâm lý ngại tham gia, suy nghĩ tiêu cực về mục đích của nghiên cứu; do đó, mất nhiều thời gian trong việc giải thích mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu cho họ hiểu và đồng ý tham gia.

Hạn chế nhân lực: do sự hạn chế về nhân lực tham gia nghiên cứu ( chỉ một mình học viên thực hiện nghiên cứu) do đó gặp khó khăn về mặt thời gian trong việc thu thập và xử lý số liệu.

Hạn chế về thời gian – địa điểm: nghiên cứu tiến hành trong thời gian người bệnh nằm điều trị tại viện; do đó, trong thời gian ngắn việc tư vấn truyền thông kiến thức cho người bệnh và người chăm sóc chính sẽ gặp khó khăn do thời gian hạn chế, địa điểm không tập trung, chưa phát huy hết tác dụng của công tác truyền thông.

Nghiên cứu về thay đổi kiến thức dự phòng loét ép cho người chăm sóc chính của người bệnh TBMMN còn ít được tiến hành tại Việt Nam; chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào khảo sát thực trạng và hậu quả của loét ép; vì vậy, khó khăn trong việc so sánh với các nghiên cứu trước đó.

KẾT LUẬN

5.1. Thực trạng kiến thức về loét ép và dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não chưa tốt:

- 53,4% người chăm sóc chính chưa có kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ loét ép; chỉ 27,4% người chăm sóc chính có kiến thức đúng về nguyên nhân; 30,6% có kiến thức đúng về dấu hiệu và 27,4% có kiến thức đúng về vị trí loét ép. Điểm trung bình chung về kiến thức loét ép trước can thiệp của người chăm sóc chính là 2,65 ±1,21.

- Có 54,8% người chăm sóc chính của người bệnh tai biến mạch máu não chưa có kiến thức đúng về vai trò của họ với việc dự phòng loét ép cho người bệnh; 80% đối tượng nghiên cứu chưa có kiến thức đúng về thời gian thay đổi tư thế dự phòng loét ép và 75,8% thiếu kiến thức về vai trò của dinh dưỡng trong dự phòng loét ép.

- Điểm trung bình chung kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính là 6,67 ± 1,73 trước can thiệp.

5.2. Kiến thức về loét ép và dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não được cải thiện đáng kể sau can thiệp giáo dục:

- 100% người chăm sóc chính có kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ loét ép; hơn 80% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về nguyên nhân, dấu hiệu và vị trí loét ép.

- Điểm trung bình chung kiến thức về loét ép của tăng từ 2,65 ±1,21 lên 6,68 ± 0,954 sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

- 85,5% người chăm sóc chính có kiến thức đúng về thời gian thay đổi tư thế dự phòng loét ép và 79% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về vai trò dinh dưỡng trong dự phòng loét ép.

- Điểm trung bình chung kiến thức về dự phòng loét ép của đối tượng nghiên cứu tăng từ 6,67 ± 1,73 lên 12,74 ± 1,5 sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

1. Nghiên cứu can thiệp giáo dục bước đầu cải thiện kiến thức cho người chăm sóc chính người bệnh TBMMN; do đó, cần duy trì và tăng cường cung cấp kiến thức, tư vấn cho người CSC của người bệnh TBMMN các biện pháp dự phòng loét ép và phát triển trở thành công việc thường quy của người điều dưỡng.

2. Tổ chức các chương trình tập huấn nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não nói chung, dự phòng loét ép nói riêng cho người Điều dưỡng; từ đó, giúp họ xây dựng chương trình can thiệp hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2012). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. NXB Y học, Hà nội, tr 329 – 333.

2. Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Hữu Thịnh, Nguyễn Mạnh Đôn Và cộng sự (2010), Điều trị vết loét mạn tính vùng cùng cụt tại bệnh viện Đại học y dược thành

phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 14, 156-159.

3. Trịnh Bình và cộng sự (2002), Mô học. NXB Y học, Hà nội, tr 350 –

359.

4. Dương Đình Chỉnh (2010). Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc

bệnh nhân đột quị não tại cộng đồng tỉnh Nghệ An. Tạp chí Y học thực hành số 5- 2011.

5. Cao Minh Châu (2009), Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản giáo dục. 6. Võ Ngọc Dũng (2010), Nhu cầu và thực trạng phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại nhà trên địa bàn xã Trung Nghĩa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh năm 2010. Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, trường đại học Y tế Công cộng..

7. Lê Đức Hinh, Đặng Thế Chân (2012), “ Tử vong do tai biến mạch máu não tại bệnh viện Bạch Mai”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học thần kinh , Nxb Y học, Tr 94 – 100.

8. Nguyễn Thị Hoàn (2015), Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng viên trong chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2015. Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long Hà Nội.

9. Vũ Mạnh Hùng (2003), Bước đầu nghiên cứu phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não , Luận án

tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Hùng (2012), Nghiên cứu một số biến chứng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp ở bệnh viện đa khoa Củ Chi, Luận án

11. Phùng Thu Hương (2012), Khảo sát kiến thức và thực hành trong chăm sóc của người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa y học cổ truyền bệnh viện Trung ương quân đội 108, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại

học dân lập Thăng Long.

12. Nguyễn Thùy Hương (2011), “ Tình hình bệnh nhân bị tai biến mạch não nằm tại viện Lão khoa trong 4 năm , kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,

Viện lão khoa, NXB Y học, Tr 51 – 55.

13. Nguyễn Văn Lệ (2015), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh bị tai biến mạch máu não đã từng điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2014, luận văn thạc sĩ Y tế công cộng,

Trường đại học Y tế công cộng.

14. Võ Thị Nhu, Lê Thị Cẩm Tiên, Lê Văn Cường và cộng sự (2013). Đánh giá kiến thức người nuôi bệnh về bệnh tai biến mạch máu não tại khoa nội

thần kinh bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Tạp chí Y học thực hành số 6 - 2014.

15. Ngô Thị Nhu (2013). Một số đặc điểm ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng tỉnh Thái Bình.

Tạp chí Y học thực hành số 5-2015.

16. Đặng Thị Kim Nhung (2015). Hiểu biết về bệnh tai biến mạch máu não và nhu cầu tìm kiếm thông tin của người nhà bệnh nhân tại khoa tâm thần kinh bệnh viện lão khoa năm 2015. , Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại học dân lập Thăng Long.

17. Bộ Y Tế (2014). Tài liệu “ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng”.tr 291-296,405-409.

18. Đoàn Chí Thanh, Chu Anh Tuấn (2014). “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân loét do tỳ đè tại Viện

Bỏng Quốc gia từ 09/2013 đến 06/2014”. Tạp chí Y học thảm họa & Bỏng số 2 năm 2015.

19. Lê Xuân Thắng (2013), Giáo trình Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng,

20. Nguyễn Văn Thắng, Lê Thị Tài, Đỗ Thiện Trung, Trần Ngọc Dung (2010), “Hiểu biết, thực hành về một số thói quen là yếu tố nguy cơ đột quỵ não của người cao tuổi tại hai xã Trường Yên và Lam Điền, huyện Chương

Mỹ, Hà Nội ”, Tạp chí học thực hành, số 9 (732), tr. 30 - 32.

21. Hoàng Ngọc Thắm (2012), Thực trạng nhu cầu và chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp của điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng.

22. Vũ Hữu Thịnh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Đôn (2010). Điều

trị vết loét mạn tính vùng cùng cụt tại bệnh viện đại học y dược. Tạp chí Y học thực hành, tập 14 số 2 – 2010

23. Nguyễn Thị Thịnh (2016), Một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não của người chăm sóc

chính tại quận Hà Đông - TP. Hà Nội, năm 2015. Tạp chí Y học dự phòng , tập 26 số 1(174) 2016.

24. Trần Thị Thuận (2010), EBOOK – Sách Điều dưỡng cơ bản I.

25. Trần Thị Kim Thục (2013), Giáo trình Giải phẫu người, Trường Đại

học Điều dưỡng Nam Định.

26. Cẩm Bá Thức, Nguyễn Thị Dương, Cao Văn Vương (2012). Nghiên cứu tình trạng loét do đè ép ở bệnh nhân tổn thương tủy sống tại bệnh viện điều

dưỡng phục hồi chức năng trung ương 2008 – 2011. Tạp chí Y học thực hành, 841,

53-55.

27. Phạm Thị Hải Yến (2010), Chăm sóc loét tỳ đè ở bệnh nhân tổn thương tủy sống, Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Thăng

Long Hà Nội. Tiếng Anh

28. Alhosis K, Qalawa S, Abd El-Moneem D (2012). “Effect of designed pressure ulcer prevention program on caregivers' knowledge of immobilized

29. Amir Y & et al (2013). “Pressure ulcer prevalence and quality of care in

stroke patients in an Indonesian hospital”. Journal WounCare.22(5):254, 256, 258-

60.

30. Coleman S & et al (2013). “Patient risk factors for pressure ulcer

development: Systematic review”, International Journal of Nursing Studies,

Volume 50, Issue 7, Pages 974–1003

31. Dan Berlowitz, Carol VanDeusen Lukas (2010). Preventing Pressure

Ulcers in Hospitals, A Toolkit for Improving, Quality of Care. Agenncy for Healthcare Research and Quality of American.

32. Daniel Bluestein, Ashkan Javaheri ( 2008). Pressure Ulcers:

Prevention, Evaluation, and Management. American Family Physician, Volume 78,

Number 10, 1186 -1194.

33. David R. Thomas (2013). The Relationship of Nutrition and Pressure

Ulcers. The Journal of Nutrition, Health and Aging, 9: 321-325.

34. Elliot, J., (2010). Strategies to Improve the Prevention of Pressure

Ulcers. Nursing Older People 22 (9)

35. Fathia A. Mersal (2014), Caregivers' Knowledge and Practice Regarding Prevention of Immobilization Complications in El-demerdash Hospital

Cairo Egypt, American Journal of Research Communication, Vol 2(3).

36. Gerry B, Carol D, John P & et al (2006). The cost of pressure ulcers

in the UK. Age and Ageing, Vol. 33, No. 3.

37. Harris CL & Fraser C (2006). Malnutrition in the institutionalized

elderly: the effects on wound healing. Ostomy Wound Manage, 50(10):54-63

38. Krzysztof S. Gebhardt (2006). Causes of pressure ulcers, Nursing times, Vol 98, issue 11, page 41

39. Mary Ellen Posthauer & et al (2015). The Role of Nutrition for Pressure Ulcer Management: National Pressure Ulcer Advisory Panel, European Pressure Ulcer Advisory Panel, and Pan Pacific Pressure Injury Alliance White

40. Moore Z, Johansen E & Vanetten M (2013). “A review of PU risk

assessment and prevention in Scandinavia, Iceland and Ireland (part II)”, Journal of Wound Care, 22, 423-4, 426-8, 430-1.

41. Monica S. Messer (2012). Development of a Tool for Pressure Ulcer Risk Assessment and Preventive Interventions in Ancillary Services Patients.

Graduate Theses and Dissertations, University of South FloridaScholar Commons. 42. Moore, Z., Haynes, J., & Callaghan, R. (2014) “Prevention and

Management of Pressure Ulcers: Support Surfaces”. British Journal of Nursing

43. NPUAP Pressure Ulcer Stages/Categories (2007). Report, The National

Pressure Ulcer Advisory Panel (NPUAP).

44. Rees, J., Pagnamenta, F. (2009) Best practice guidelines for the

prevention and management of incontinence dermatitis. Nursing Times; 105: 36,

early online publication.

45. Susanne Hengstermann, Andreas Fischer, Elisabeth Steinhagen- Thiessen et al (2007). “Nutrition Status and Pressure Ulcer: What We Need for

Nutrition Screening”. Journal of Parenteral and enteral nutrition, vol 31, no 4.

46. Tamam Mahmoud El-Daharja (2009), Effectiveness of Family Training on Prevention of Pressure Ulcers among Bed-Ridden Patients after Discharge from EL-Wafa Medical Rehabilitation Hospital. A Thesis in

rehabilitation sciences, The Islamic University - Gaza

47. The top 10 causes of death, (2014), Report, WHO

48. Zeinab Mallah & et al (2015). “The Effectiveness of a Pressure Ulcer Intervention Program on the Prevalence of Hospital Acquired Pressure Ulcers:

Controlled Before and After Study”. Applied Nursing Research Volume 28, Issue 2,

Pages 106-113.

49. World Health Statistics (2014), Report, WHO

50. Woodbury MG & Houghton PE (2007). Prevalence of pressure ulcers

Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

Ngày điều tra: ... Xin chào các ông/bà.

Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và hồi phục cho người bệnh tai biến mạch máu não, đặc biệt là dự phòng thương tật loét do đè ép cho họ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá sự thay đổi kiến thức dự phòng loét ép cho người chăm sóc chính của người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Chúng tôi tiến hành lấy số liệu về kiến thức dự phòng loét ép của những người chăm sóc chính cho người bệnh. Chúng tôi khẳng định rằng các thông tin thu được chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc và hồi phục cho người bệnh. Chúng tôi đánh giá cao các ý kiến đóng góp của ông/bà và chân thành cảm ơn ông/bà đã hợp tác với chúng tôi trong việc hoàn thành nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn! Hướng dẫn:

- Với những thông tin cần lựa chọn, đánh dấu: Khoanh tròn vào MÃ SỐ mà ông / bà lựa chọn.

VD: Giới tính:  Nam (Chọn) 2 Nữ

- Với những thông tin cần viết: điền vào khoảng trống.

- Khi lựa chọn nhầm, muốn sử dụng lại: gạch chéo dấu X vào vị trí nhầm, rồi khoanh tròn lại vào vị trí đúng.

- Khi điền phiếu, đề nghị dùng bút mực hoặc bút bi (không dùng bút chì).

- Chú ý: Đọc kỹ phần Hướng dẫn trả lời (nếu có) bên dưới câu hỏi để trả lời theo đúng quy định. Bao gồm:

- Có thể chọn nhiều đáp án Hoặc: - Chỉ chọn một đáp án.

Phần 1: Thông tin chung

Ông/bà hãy khoanh tròn vào những lựa chọn phù hợp hoặc điền các thông tin thích hợp vào phần trả lời.

STT Câu hỏi Trả lời Mã số

C101 Họ và tên ... C102 Năm sinh ( theo dương lịch) ...

C103 Giới tính Nam

Nữ

1 2 C104 Trình độ học vấn

(chỉ khoanh vào một lựa chọn duy nhất) Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông cơ sở 1 2 3 C105 Nghề nghiệp

(chỉ khoanh vào một lựa chọn duy nhất) Viên chức Công nhân Nông dân Hưu trí Khác (Ghi rõ) ... 1 2 3 4 5 C106 Nơi ở của ông/bà thuộc khu vực

nào?

(chỉ khoanh vào một lựa chọn duy nhất) Thành thị Nông thôn Khác (Ghi rõ) ... 1 2 3

Phần 2: Kiến thức chung về loét ép

Phần này chúng tôi đưa ra một số thông tin chung về loét ép và ông/bà hãy đưa ra ý kiến của bản thân về thông tin đó bằng cách đánh dấu vào cột tương ứng. Ông/bà hãy đọc kỹ những nội dung được đưa ra trước khi đưa ra ý kiến của mình.

TT Nội Dung Đúng Sai

Đại cương về loét ép

C201 Loét do đè ép là một tổn thương ở da do thiếu máu cục bộ gắn liền với sự chèn ép lâu dài của các mô mềm nằm giữa một mặt phẳng cứng và chỗ lồi xương.

C202 Theo ủy ban phòng chống loét quốc gia Hoa kỳ loét ép được chia thành 3 độ (Loét độ 1, độ 2, độ 3)

Các yếu tố nguy cơ loét ép

C203 Tất cả các người bệnh tai biến mạch máu não đều có nguy cơ xảy ra loét do đè ép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 61 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)