Bảng 3.14:Tương quan giữa giới tính và sự thay đổi kiến thức dự phòng loét ép
Kiến thức Giới tính
Trước can thiệp Sau can thiệp p
Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt
n % n % n % n %
p < 0,01
Nam 0 0 16 100 14 87,5 2 12,5
Nữ 0 0 46 100 37 80,4 9 19,6
Trước can thiệp 100% đối tượng tham gia đều có kiến thức chưa tốt về dự phòng loét ép, sau can thiệp các đối tượng nam giới có sự thay đổi tốt hơn các đối tượng nữ giới với tỷ lệ trả lời tốt của nam/ nữ tương ứng 87,5% và 80,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Bảng 3.15:Tương quan giữa học vấn và sự thay đổi kiến thức dự phòng loét ép
Kiến thức Học vấn
Trước can thiệp Sau can thiệp p
Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt n % n % n % n % p< 0,01 Tiểu học 0 0 6 100 3 50 3 50 Trung học CS 0 0 32 100 27 84,4 5 15,6 Phổ thông CS 0 0 24 100 21 87,5 3 12,5
Kết quả từ bảng 3.15 cho thấy các đối tượng có trình độ học vấn cao hơn thì có sự thay đổi kiến thức tốt hơn, trình độ phổ thông cơ sở, trung học cơ sở, tiểu học tương ứng với tỷ lệ trả lời tốt sau can thiệp là 87,5%, 84,4% và 50%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Bảng 3.16:Tương quan giữa nghề nghiệp và kiến thức dự phòng loét ép
Kiến thức Nghề nghiệp
Trước can thiệp Sau can thiệp p
Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt n % n % n % n % Viên chức 0 0 6 100 6 100 0 0 p< 0,01 Công nhân 0 0 8 100 6 75 2 25 Nông dân 0 0 35 100 24 68,6 11 31,4 Hưu trí 0 0 13 100 10 76,9 3 23,1
Các đối tượng là viên chức có sự thay đổi kiến thức tốt nhất với 100% trả lời tốt sau can thiệp, đối tượng nông dân có sự thay đổi thấp nhất với 68,6% trả lời tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Bảng 3.17:Tương quan giữa nơi ở và kiến thức dự phòng loét ép
Kiến thức Nơi ở
Trước can thiệp Sau can thiệp p
Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt
n % n % n % n %
p< 0,01
Thành thị 0 0 16 100 15 93,8 1 6,2
Nông thôn 0 0 46 100 36 78,3 10 21,7
Bảng 3.17 cho thấy có sự khác biệt về kiến thức dự phòng loét ép của các đối tượng sống tại thành thị và nông thôn với tỷ lệ tương ứng 93,8% và 78,3% trả lời tốt sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Chương 4: BÀN LUẬN
Từ những kết quả thu được sau thời gian nghiên cứu chúng tôi xin bàn luận một số vấn đề sau:
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành trên 62 đối tượng là người chăm sóc chính của người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016. Trong số 62 đối tượng tham gia thì có 74,2% là nữ giới, nam giới chiếm tỷ lệ 25,8%, tỷ lệ nữ / nam ≈ 2,9/1. Tỷ lệ này gần tương ứng với nghiên cứu tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2013 với tỷ lệ giới nữ /nam chăm sóc người bệnh tai biến là ≈ 2/1. Điều này lý giải việc chăm sóc và phục vụ người bệnh thường được giao cho phụ nữ trong gia đình, cũng phù hợp với văn hóa Á Đông, các công việc chăm sóc gia đình thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Về độ tuổi của người chăm sóc tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 31- 60 với hơn 65%, tiếp đến là lứa tuổi trên 60 (27,4%), tuổi từ 18- 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 6,5%. Theo chúng tôi lứa tuổi 31- 60 chiếm tỷ lệ cao vì đây là đối tượng khỏe mạnh nhất trong gia đình, nhóm tuổi cao hơn (>60 tuổi) có tỷ lệ thấp hơn (27,4%) vì tuổi càng cao khả năng linh hoạt cũng kém đi vì thế họ khó có khả năng chăm sóc cho người bệnh tai biến. Lứa tuổi 18- 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 6,5%, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lệ [13], có thể do đây là độ tuổi còn trẻ trong gia đình, họ chủ yếu đang trong độ tuổi đi học và phần lớn chưa lập gia đình vì vậy kinh nghiệm chăm sóc người bệnh nói chung và người bệnh tai biến mạch máu não nói riêng chưa có nhiều vì vậy họ thường ít được giao công việc chăm sóc người bệnh.
Tỷ lệ người chăm sóc chính có trình độ học vấn trung học cơ sở là cao nhất (51,6%), thấp nhất là trình độ tiểu học (9,7%), còn lại là trung học phổ thông. Kết quả này không có sự khác biệt với nghiên cứu “Nhu cầu và thực trạng phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại nhà trên địa bàn xã Trung Nghĩa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh năm 2010” của Võ Ngọc Dũng [6]. Về nơi ở, chủ yếu các đối
thị. Sự phân bố nơi ở này cũng phù hợp với nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu khi tỷ lệ người chăm sóc là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (56,4%), thấp nhất là đối tượng viên chức chỉ 9,8%, người chăm sóc là công nhân và hưu trí có tỷ lệ lần lượt là 12,9% và 20,9%. Theo chúng tôi, gần ¾ đối tượng nghiên cứu xuất thân từ nông thôn; vì vậy, công việc của họ chủ yếu là nông dân, công việc tự do. Bên cạnh đó nhóm đối tượng này không bị ràng buộc thời gian như nhóm viên chức và công nhân, do đó họ thường được gia đình bố trí đảm nhiệm vai trò chăm sóc cho người bệnh hơn là nhóm viên chức và công nhân. Nhóm đối tượng hưu trí chiếm tỷ lệ 20,9%, có thể lý giải do đây là đối tượng đã ngoài tuổi lao động, sức khỏe không còn tốt do đó họ cũng ít tham gia vào công việc chăm sóc người bệnh.