Nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 27 - 28)

Trên thế giới loét ép là một vấn đề luôn được quan tâm nghiên cứu và cung cấp tài chính cho việc dự phòng và điều trị. Loét ép không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng đến tinh thần của họ, mà còn gây gánh nặng kinh tế cho người bệnh và gia đình do kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí điều trị thứ phát, đòi hỏi người chăm sóc,....

Nghiên cứu của Daniel Bluestein, Ashkan Javaheri năm 2008[32] về việc phòng ngừa, đánh giá và quản lý loét ép cho thấy 70% tình trạng loét xảy ra ở những người lớn hơn 65 tuổi, một người trẻ hơn với tình trạng suy giảm thần kinh hoặc bệnh nặng cũng dễ gặp phải tình trạng loét ép. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng từ 4,7 % đến 32,1 % trong thời gian nằm viện và 8,5-22% trong thời gian ở nhà. Điều này cho thấy loét ép không chỉ xảy ra trên người bệnh già yếu mà nó xảy ra trên bất cứ người bệnh nào có thời gian bất động kéo dài và ngay trong thời gian nằm viện điều trị do một bệnh khác người bệnh đã có nguy cơ bị loét do đè ép.

Một nghiên cứu về ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng đối với loét ép trên 484 người bệnh cao tuổi (326 nữ / 158 nam) không có suy giảm nhận thức [33], cho thấy tỷ lệ loét ép là 16,7% (Trong đó: 23,5% loét ép độ 1, 61,7 loét ép độ 2, 12,3% loét ép độ 3, và 9,9% loét ép độ 4), 39,5% người bệnh có loét ép kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng và 2,5% là tình trạng dinh dưỡng tốt. Ngược lại, 16,6% người bệnh không loét ép là có suy dinh dưỡng và 23,6% là dinh dưỡng tốt. BMI giảm đáng kể ở những người bệnh có loét ép [45]. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy

mối quan hệ giữa tình trạng dinh dưỡng của cơ thể với vấn đề xảy ra loét ép trên người bệnh.

Một nghiên cứu về chi phí điều trị cho vấn đề loét ép tại Anh của Gerry B, Carol D, John P và cộng sự năm 2006 [36] cho thấy đây thực sự là một gánh nặng kinh tế. Chi phí để điều trị một tình trạng loét ép bao gồm tiền trả cho thời gian làm việc của điều dưỡng chăm sóc (thay băng, thay đổi tư thế người bệnh, đánh giá kết quả và nguy cơ), băng gạc, thuốc kháng sinh, chẩn đoán kiểm tra, các bề mặt hỗ trợ và ngày điều trị nội trú ở nơi thích hợp... nghiên cứu này ước tính chi phí điều trị hàng ngày trung bình cho mỗi trường hợp loét ép từ 38 đến 196 bảng Anh (tương đương 1.235.000 đến 6.370.000 VNĐ). Chi phí này còn tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của vết loét và thời gian để chữa lành cho một vết loét nặng hơn và một phần vì tỷ lệ biến chứng cao hơn ở nhiều trường hợp nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)