Khái quát về tình hình kinh tế xã hội thành phố Quy Nhơn, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội thành phố Quy Nhơn, tỉnh

Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Bình Định

Sau năm 1975, Quy Nhơn trở thành thị xã tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Nghĩa Bình, rồi chính thức trở thành thành phố vào năm 1986. Đến năm 1989 thì trở thành tỉnh lỵ của Bình Định cho đến nay. Với sự phát triển không ngừng của mình, Quy Nhơn đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định số 159/QĐ- TTg ngày 25/01/2010 công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định.

Về vị trí địa lý, thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phƣớc, phía Bắc giáp các huyện Tuy Phƣớc và Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Thành phố Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36'B đến 13°54'B, từ 109°06'Đ đến 109°22'Đ, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía Nam, cách thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) 165 km và cách thành phố Đà Nẵng 322 km.

Địa hình Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý nhƣ núi, rừng nguyên sinh, gò đồi, đồng ruộng, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 72 km, diện tích đầm, hồ nƣớc lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 02 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 độ C. Quy Nhơn đƣợc biết đến nhƣ một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên; các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch. Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo

hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngƣ nghiệp trong GDP.

Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phƣờng: Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Lý Thƣờng Kiệt, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Quang Trung, Thị Nại, Trần Hƣng Đạo, Trần Phú, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Phƣớc Mỹ, với dân số là 487.400 ngƣời, theo số liệu thống kê năm 2019. Thành phố Quy Nhơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Bình Định, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lƣu, trao đổi thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế.

Trong những năm qua, thành phố Quy Nhơn đã phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cƣờng, tinh thần đoàn kết, sáng tạo. Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã khẳng định: Trong 5 năm qua Đảng bộ và nhân dân thành phố Quy Nhơn tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010 - 2015); kinh tế thành phố tiếp tục tăng trƣởng và phát triển; tổng sản phẩm địa phƣơng (GRDP) bình quân hàng năm tăng 11%. Cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, với công nghiệp - xây dựng hiện chiếm tỉ lệ 47.6%, dịch vụ 46.9% và nông - lâm - thủy sản 5.5%. Đáng chú ý, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố tăng bình quân 9.5%, chiếm trên 71% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2014 đạt 66 triệu đồng/năm (3.062 USD), tăng gấp hai lần so với năm 2010. Thành phố Quy Nhơn có tốc độ đô thị hóa nhanh, dần rõ nét diện mạo thành phố công nghiệp, hiện đại. Tổng mức đầu tƣ xây dựng cơ bản tăng hơn hai lần so với giai đoạn 2005 - 2010. Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế - giáo dục, an sinh xã hội cũng đƣợc quan tâm, chú trọng nâng cao

chất lƣợng. Tỉ lệ HS lên lớp, HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia đều tăng; tình trạng HS bỏ học dần đƣợc hạn chế. Mạng lƣới y tế cơ sở cũng đƣợc kiện toàn, hoạt động nề nếp hơn với 20/21 trạm y tế phƣờng, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo của thành phố Quy Nhơn giảm còn 1.45%. Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển theo hƣớng đa dạng hơn. Công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh đƣợc tăng cƣờng, củng cố; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

Ngày 14/4/2015, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 495/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, thành phố Quy Nhơn sẽ đƣợc mở rộng lên tới 87,788 ha với quy mô dân số là 650 - 680 nghìn ngƣời. Mục tiêu phát triển của thành phố Quy Nhơn theo đồ án đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt là phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, là một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền Trung. Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia, đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á.

2.2.2. Khái quát về tình hình giáo dục và các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Theo báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019 của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, ngành GD&ĐT thành phố quản lý 144 cơ sở giáo dục, gồm 105 trƣờng (Tiểu học: 26 trƣờng; THCS: 20 trƣờng; Tiểu học và THCS: 01 trƣờng; Mầm non: 58 trƣờng) và 39 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tƣ thục với tổng số 57.366 HS ở 1.796 nhóm, lớp. Toàn ngành GD&ĐT thành phố có 42 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (THCS: 16 trƣờng; Tiểu học: 16 trƣờng; Mầm non: 10 trƣờng) và 40 trƣờng đƣợc công nhận kiểm định chất lƣợng giáo dục (THCS: 13 trƣờng; Tiểu học: 09 trƣờng; Mầm non: 18 trƣờng).

một trƣờng mầm non, một trƣờng tiểu học và một trƣờng THCS. Một số phƣờng ngoại thành do địa bàn rộng nên có 2 trƣờng tiểu học và nhiều cơ sở của trƣờng nằm rải rác trong khu dân cƣ, tạo điều kiện tốt nhất để HS đến trƣờng.

Đội ngũ CBQL và GV ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn thƣờng xuyên đƣợc bổ sung về chất lƣợng, bảo đảm việc dạy học tất cả các bộ môn và hoạt động giáo dục. Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn đã quan tâm bố trí đủ GV chuyên trách ở các cấp học. Cán bộ viên chức toàn ngành GD&ĐT thành phố tính đến nay có 2.099 ngƣời; trong đó có 1.727 nữ, 1.233 đảng viên.

- Riêng về giáo dục tiểu học:

Cơ sở giáo dục tiểu học toàn thành phố có 26 trƣờng tiểu học và 01 trƣờng tiểu học và THCS; hoạt động dạy học và giáo dục đƣợc tổ chức tại 44 điểm trƣờng với 24.258 HS ở 654 lớp. Toàn ngành GD&ĐT thành phố đã huy động 100% trẻ trong độ tuổi quy định vào lớp 1.

Toàn cấp học có 26 trƣờng tổ chức dạy học 02 buổi/ngày với 400 lớp và 14.803 HS, trong đó có 21 trƣờng tổ chức bán trú với 7.631 HS. Đặc biệt ngành GD&ĐT thành phố đã chú trọng tổ chức dạy môn Tiếng Anh và Tin học ở cấp tiểu học. Toàn cấp học đạt 100% trƣờng tiểu học dạy môn Tiếng Anh cho HS với 364 lớp và 13.362 HS, trong đó có 26 trƣờng dạy chƣơng trình 4 tiết/tuần với 120 lớp và 4.415 HS. Có 25 trƣờng tiểu học tổ chức dạy làm quen với tiếng Anh cho HS lớp 1, 2. Có 24 trƣờng tiểu học dạy môn Tin học với 258 lớp và 9.450 HS.

Đối với giáo dục tiểu học, Phòng GD&ĐT thành phố đã và đang quán triệt tiếp tục triển khai Chƣơng trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày

27/3/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đồng thời triển khai thực hiện chƣơng trình, SGK giáo dục phổ thông mới vào năm học 2020 - 2021, ngành GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục tiểu học tăng cƣơng nề nếp, kỷ cƣơng và chất lƣợng, hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng và địa phƣơng.

Tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo để nâng cao chất lƣợng GD&ĐT, chú trọng xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV và CBQL giáo dục đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp; tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực của ngƣời học; điều chỉnh nội dung dạy học và giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học; tăng cƣờng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dƣỡng lý tƣởng cách mạng cho HS; chú trọng xây dựng văn hóa học đƣờng, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cƣơng; đảm bảo an toàn cho HS, phòng chống các hành vi bạo lực trong học đƣờng và xâm hại trẻ em.

Tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình trƣờng tiểu học mới; đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp học tập, thực hiện tốt đổi mới kiểm tra, đánh giá thực chất HS tiểu học; tăng cƣờng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; bảo đảm các điều kiện và triển khai dạy học ngoại ngữ theo chƣơng trình mới; duy trì, củng cố và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Tăng cƣờng chỉ đạo các trƣờng tiểu học tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, hoạt động giáo dục nhƣ: tổ chức thao giảng; bồi dƣỡng chuyên đề đổi mới phƣơng pháp dạy học và đánh giá HS theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học; thi GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm lớp giỏi; duy trì và đẩy mạnh các phong trào hoạt động Đội trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS về văn hóa học đƣờng, an toàn giao thông, bảo vệ môi trƣờng, xây dựng cảnh quan “sáng - xanh - sạch - đẹp”, giáo dục phòng chống các biểu hiện bạo lực học đƣờng, tệ nạn xã hội…

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV tiểu học về công tác KTNB tại trường tiểu học

Để đánh giá đƣợc thực trạng nhận thức của CBQL và GV tiểu học về công tác KTNB tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi để trƣng cầu ý kiến CBQL, GV các trƣờng tiểu học trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả ý kiến thu đƣợc từ 112 CBQL, GV tiểu học đƣợc thể hiện qua các bảng thống kê sau.

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức chung về công tác KTNB tại các trường tiểu học

Bảng 2.1: Nhận thức chung của CBQL và GV về công tác KTNB trƣờng tiểu học TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ Bậc Quan trọng (3điểm) Ít quan trọng (2điểm) Không quan trọng (1điểm) 1 Mục đích của KTNB trƣờng học: Phát hiện những sai sót, sơ hở để xử lý kỷ luật. 21 17 74 1.52 3

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ Bậc Quan trọng (3điểm) Ít quan trọng (2điểm) Không quan trọng (1điểm) Phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tƣợng. 89 14 9 2.71 1 Đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; đánh giá nhà trƣờng

34 17 61 1.75 2

2 Chức năng của kiểm tra nội bộ trƣờng học: Tạo lập kênh thông tin

phản hồi vững chắc 79 19 14 2.58 2

Kiểm soát, phát hiện và

phòng ngừa 86 17 9 2.68 1 Động viên, phê phán, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ 54 37 21 2.29 3 Đánh giá và xử lí khi cần thiết 41 27 34 1.88 4 3 Đối tƣợng KTNB trƣờng học: 3.1 Kiểm tra GV:

Kiểm tra toàn diện một

giáo viên 85 16 11 2.66 2

Kiểm tra hoạt động giảng dạy trên lớp của một giáo viên

79 15 18 2.54 4

Kiểm tra hoạt động sƣ phạm của tổ, nhóm chuyên môn

51 28 33 2.16 7

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ Bậc Quan trọng (3điểm) Ít quan trọng (2điểm) Không quan trọng (1điểm)

Kiểm tra toàn diện một

học sinh 52 21 39 2.11 8

Kiểm tra toàn diện một

lớp học sinh 75 15 22 2.47 5

3.3 Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Kiểm tra phòng học, bàn ghế, thƣ viện, phòng thí nghiệm, phòng truyền thống 67 26 19 2.44 6 Kiểm tra các đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phƣơng tiện kĩ thuật dạy học

84 17 11 2.66 3

3.4 Kiểm tra tài chính: Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tài chính trong trƣờng học

79 33 0 2.70 1

Kiểm tra chứng từ thu

chi, sổ sách kế toán 79 33 0 2.70 1

Kiểm tra tiền mặt 73 36 3 2.62 2

4 Hình thức KTNB trƣờng học Kiểm tra toàn diện một tổ chuyên môn, một GV, một lớp học, một học sinh

41 47 24 2.15 3

Kiểm tra theo chuyên

đề 39 48 25 2.12 4

Kiểm tra thƣờng kỳ

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ Bậc Quan trọng (3điểm) Ít quan trọng (2điểm) Không quan trọng (1điểm)

Kiểm tra đột xuất 80 19 13 2.59 1

Kiểm tra việc thực hiện

kiến nghị lần trƣớc 28 31 53 1.77 5

Từ kết quả điều tra ở bảng 2.1, chúng ta thấy:

- Nhận thức về mục đích KTNB trƣờng học, tuy thứ bậc có khác nhau nhƣng hầu hết CBQL và GV (89 ý kiến; xếp thứ bậc 1) đều cho rằng tầm quan trọng của việc KTNB là để phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tƣợng kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ; có 34 ý kiến cho rằng mục đích quan trọng của KTNB là đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ của GV và nhà trƣờng. Điều đáng nói là vẫn còn có 21 ý kiến thể hiện sự nhận thức chƣa thỏa đáng khi cho rằng mục đích của việc KTNB là để phát hiện những sai sót, sơ hở trong chuyên môn của GV để xử lý kỷ luật.

- Nhận thức về chức năng KTNB trƣờng học, đa số ý kiến của CBQL và GV cho các chức năng sau đây là quan trọng: Kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa (86 ý kiến; xếp thứ bậc 1); Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc (79 ý kiến; xếp thứ bậc 2). Còn các chức năng: Động viên, phê phán, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ; Đánh giá và xử lí khi cần thiết là ít quan trọng, thậm chí không quan trọng (xếp thứ bậc lần lƣợt là 3 và 4).

- Nhận thức về đối tƣợng KTNB trƣờng học, đa số ý kiến cho là quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)