7. Bố cục của luận văn
2.4.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác KTNB tại các
2.4.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác KTNB tại các trường tiểu học tiểu học
- Ưu điểm: Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn hàng năm đã quan tâm đến công tác KTNB, coi đây là cách thức để thực hiện tốt các quy định, quy chế chuyên môn, quy chế kiểm tra, đánh giá của cấp học, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục của nhà trƣờng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện KTNB nhà trƣờng, hiệu trƣởng đã quan tâm công tác tuyên truyền nhằm giúp cho CBQL và GV nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác KTNB trƣờng tiểu học. Đặc biệt, đa số kiểm tra viên đều là những ngƣời có thâm niên công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kiến thức về công tác KTNB, có phẩm chất đạo đức và rất tâm huyết với công việc đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ đạo trong quá trình tổ chức thực hiện KTNB, góp phần chất lƣợng dạy học và giáo dục của nhà trƣờng.
Thông qua công tác KTNB, đội ngũ CBQL và GV các trƣờng tiểu học ở thành phố Quy Nhơn đã tích cực, chủ động trong hoạt động dạy học và giáo dục, tự kiểm tra, tự điều chỉnh kế hoạch cá nhân, ngăn chặn những biểu hiện sai trái, vi phạm, góp phần thực hiện tốt kế hoạch KTNB hàng năm của nhà trƣờng.
- Hạn chế: Công tác xây dựng kế hoạch KTNB còn chƣa bài bản, chƣa khoa học. Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB chƣa dạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Một số CBQL, GV, nhân viên chƣa nhận thức rõ tầm quan trọng, mục đích, nhiệm vụ của công tác KTNB trƣờng học, vì vậy thiếu tính tự giác, tích cực, chủ động trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, hoặc thực hiện một cách đối phó, hình thức, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả của
công tác KTNB trƣờng học.
Vấn đề xây dựng và áp dụng chuẩn kiểm tra, đánh giá nhà trƣờng, chẩn đánh giá GV và HS còn thiếu tính khoa học, chƣa phù hợp với thực tiễn nhà trƣờng; đặc biệt chƣa quan tâm tới việc rà soát, điều chỉnh sau khi kiểm tra, chƣa có những gợi ý cụ thể đối với việc khắc phục, giải quyết những hạn chế của đối tƣợng sau khi có kết quả kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra chỉ chú trọng đến yêu cầu đầy đủ, cập nhật đối với hồ sơ sổ sách kiểm tra mà chƣa chú ý đến chất lƣợng và quy trình thực hiện công việc, hoạt động. Việc kiểm tra đôi khi còn nặng về cảm tính, chƣa thực sự đảm bảo quy trình, tính kế hoạch, đồng bộ và hiệu quả trong công tác KTNB nhà trƣờng.
- Nguyên nhân của những hạn chế:
Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cần giải quyết nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế; trong đó có yêu cầu đổi mới công tác quản lý nói chung và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng. Trƣớc yêu cầu đổi mới đó, công tác quản lý KTNB trƣờng học phần nào cũng còn gặp phải những lúng túng trong quá trình thay đổi để ngày càng đi đúng hƣớng hơn với vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của nó.
Bên cạnh đó, những văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc hƣớng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ nên việc áp dụng vào thực tiễn công tác KTNB nhà trƣờng cũng gặp không ít vƣớng mắc, khó khăn. Ngoài ra, chế độ chính sách đối với đội ngũ làm công tác KTNB trƣờng học cũng bộc lộ những bất cập làm ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động này.
Trong quản lý, chỉ đạo công tác KTNB trƣờng học, có thể nói vai trò của hiệu trƣởng có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, năng lực quản lý, khả năng xây dựng lực lƣợng kiểm tra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra, cũng nhƣ ý thức tự kiểm tra của các hiệu trƣởng vốn không đồng
đều, cho nên hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác tác này ở một số trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cũng có phần hạn chế.
Mặt khác, một bộ phận CBQL và GV còn bộc lộ sự trì trệ, chƣa vƣợt qua đƣợc sức ỳ, chƣa mạnh dạn đổi mới, năng động, sáng tạo để tìm ra những biện pháp phù hợp nâng cao hiệu quả kiểm tra và tự kiểm tra. Nhiều CBQL và kiểm tra viên chƣa dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động KTNB; việc phân cấp, phân nhiệm trong kiểm tra chƣa đƣợc chú trọng đúng mức; việc đúc rút và phổ biến kinh nghiệm trƣớc và sau kiểm tra để thực hiện có hiệu quả hơn công tác KTNB cũng chƣa thực sự đƣợc quan tâm chú trọng.
Tiểu kết chƣơng 2
Những năm gần đây, nhìn chung công tác quản lý công tác KTNB các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nhận thức về vị trí, vai trò, mục đích, nội dung công tác KTNB trƣờng học của CBQL, GV, nhân viên ở các trƣờng tiểu học đã từng bƣớc đƣợc nâng lên. Công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện KTNB trƣờng học tƣơng đối bài bản, nghiêm túc đã giúp cho công tác quản lý của các nhà trƣờng từng bƣớc đi vào nề nếp, tạo động lực phát triển, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, công tác quản lý nói chung và quản lý công tác KTNB tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cần đƣợc tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lƣợng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đây là một trong những đòi hỏi cấp bách đang đặt ra cho các nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục, công tác quản lý KTNB trƣờng học cần phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nhà trƣờng.
Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý công tác KTNB tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đƣợc trình bày ở chƣơng 2 trên đây này là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác KTNB tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn nghiên cứu có tính cần thiết và khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác KTNB tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH