7. Bố cục của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trên đây là các biện pháp quản lý công tác KTNB tại các trƣờng tiểu học của trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định do chúng tôi đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận (chƣơng 1) và khảo sát thực trạng quản lý công tác KTNB của các trƣờng tiểu học trên địa bàn nghiên cứu (chƣơng 2). Các biện pháp đƣợc đề xuất dựa trên các chức năng, nội dung và quy trình của công tác quản lý; chúng có tính độc lập tƣơng đối, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại nhƣ một hệ thống, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.
Nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với công tác KTNB trƣờng học của CBQL, GV, NV, nhất là đội ngũ hiệu trƣởng đƣợc nâng cao sẽ là tiền đề tốt cho việc tham mƣu với cấp trên để hoàn thiện, cụ thể hóa các văn bản hƣớng dẫn phù hợp với thực tế địa phƣơng, nhà trƣờng; đồng thời là tiền đề tốt cho việc đổi mới công tác quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm tra công tác KTNB nhà trƣờng.
Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác KTNB trƣờng tiểu học là điều kiện cần để tiến hành thuận lợi, có hiệu quả việc bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về công tác KTNB; giúp phát huy hiệu lực của công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lƣợng kiểm tra, chỉ đạo điều hành và kiểm tra việc thực thi kế hoạch có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Tóm lại, sáu biện pháp do luận văn đề xuất, gồm ba biện pháp tập trung vào các chức năng, nội dung quản lý và ba biện pháp chú trọng đến các nhân tố, điều kiện bảo đảm công tác KTNB đạt đƣợc hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý. Các biện pháp này có tính độc lập tƣơng đối, vừa là tiền đề, điều kiện của nhau
Do đó, các biện pháp nêu trên phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất mới có thể phát huy hết đƣợc tác dụng của nó, giúp Hiệu trƣởng thực hiện tốt chức năng quản lý, đồng thời nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của các trƣờng tiểu học trên địa bàn.