Biện pháp 3 Nâng cao hiệu quả tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 81)

7. Bố cục của luận văn

3.2.3. Biện pháp 3 Nâng cao hiệu quả tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế

công tác KTNB tại trường tiểu học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện là chức năng và là năng lực quan trọng của nhà quản lý nhằm hiện thực hóa kế hoạch đã đƣợc hoạch định theo đúng kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra. Biện pháp này giúp hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành của tổ chức, bộ phận trong việc triển khai thực hiện đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng cơ cấu tổ chức, phƣơng thức và quyền hạn công tác KTNB của lực lƣợng kiểm tra, các bộ phận tham gia công tác kiểm tra sao cho phù hợp với mục tiêu hoạt động của nhà trƣờng. Xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các thành viên ban KTNB, các bộ phận của nhà trƣờng thông qua các quy chế, quy định nhằm phát huy khả năng, hiệu quả trong tổ chức thực hiện hoạt động.

Sắp xếp các vị trí phù hợp gắn với nội dung công việc cụ thể của các thành viên, các nhóm trong ban KTNB; cụ thể hóa nhiệm vụ gắn với chuyên môn, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của từng bộ phận, từng cá nhân.

Xây dựng các tiêu chuẩn, kết quả đầu ra cần đạt giúp cho nhà quản lý và các thành viên đánh giá và tự đánh giá công việc của mình.

Điều khiển, chỉ đạo, tác động đến các thành viên ban KTNB, các bộ phận một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hƣớng vào việc thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch và đạt mục tiêu chung đã đề ra.

Hiệu trƣởng phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để có tri thức, có kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định một cách có hiệu quả.

* Tổ chức lực lƣợng kiểm tra

Các lĩnh vực hoạt động trong trƣờng tiểu học rất phong phú và đa dạng; đối tƣợng phải kiểm tra cũng rất đa dạng với rất nhiều hoạt động, mỗi hoạt động lại có tính phức tạp, đặc thù riêng. Hiệu trƣởng nhà trƣờng không thể trực tiếp thực hiện hết các nhiệm vụ kiểm tra; hơn nữa nếu nhƣ vậy vị tất đã mang lại hiệu quả cao và cũng không phát huy đƣợc vai trò tích cực, chủ động của các tổ chức, bộ phận, cá nhân. Vì vậy, hiệu trƣởng cần huy động nhiều đối tƣợng, nhiều thành phần tham gia lực lƣợng KTNB nhà trƣờng, vừa bảo đảm tính chuyên môn hóa vừa bảo đảm tính dân chủ.

Đầu năm học, hiệu trƣởng các trƣờng ra quyết định thành lập ban KTNB nhà trƣờng gồm các thành phần: hiệu trƣởng (trƣởng ban), phó hiệu trƣởng (phó trƣởng ban), các tổ trƣởng chuyên môn, tổ văn phòng, GV giỏi (thành viên); số lƣợng thành viên ban KTNB tùy thuộc vào quy mô của mỗi trƣờng, mỗi đợt kiểm tra, từng nội dung kiểm tra. Ngoài ra có thể huy động thêm những GV có uy tín, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có phẩm chất, đạo đức tốt, tích cực và linh hoạt trong công việc.

* Phân công nhiệm vụ và tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các thành viên kiểm tra

Trong quyết định thành lập ban KTNB hiệu trƣởng cần phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong ban KTNB. Đồng thời tổ chức bồi dƣỡng cho những thành viên làm nhiệm vụ KTNB để họ nắm vững nghiệp vụ kiểm tra, chuyên môn lĩnh vực cần kiểm tra; động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để mỗi thành viên tự bồi dƣỡng, học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, từ đó thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra.

* Phân cấp trong kiểm tra

Phân cấp trong kiểm tra là một yêu cầu có tính khoa học đối với quản lý những hệ thống phức tạp, gồm nhiều hệ với những mục tiêu riêng biệt, ràng

buộc nhau bởi mục tiêu chung của hệ. Phân cấp trong kiểm tra đòi hỏi hiệu trƣởng phải nắm bắt thông tin bằng cách “trực tiếp” qua đối tƣợng kiểm tra và “gián tiếp” qua nhân tố trung gian là các CB quản lý, phụ trách.

Trên thực tế, tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu của việc kiểm tra, hiệu trƣởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, để các thông tin đủ độ tin cậy cho việc ra các quyết định chỉ đạo, điều hành nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra thì việc kiểm tra trực tiếp của hiệu trƣởng là rất quan trọng.

* Xây dựng chế độ kiểm tra, tạo điều kiện cần thiết cho kiểm tra

Hiệu trƣởng quy định cụ thể chế độ kiểm tra nhƣ hình thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra, nội dung kiểm tra để bảo đảm hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ, hiệu quả. Tạo điều kiện làm việc cần thiết cho các thành viên kiểm tra để họ phát huy khả năng sáng tạo, thực hiện hoạt động kiểm tra đạt kết quả tốt.

* Điều khiển, chỉ đạo thực hiện hiệu quả kế hoạch KTNB

Hiệu trƣởng chỉ đạo, điều hành các thành viên ban KTNB, các bộ phận một cách có chủ đích, đúng phân cấp, phân công nhiệm vụ nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hƣớng vào việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động kiểm tra theo đúng kế hoạch và đạt mục tiêu chung đã đề ra.

Hiệu trƣởng chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch KTNB đã xây dựng theo quy trình gồm các bƣớc sau đây:

- Công bố quyết định kiểm tra. - Nghe báo cáo và thu nhận tài liệu.

- Xem xét, xác minh các nội dung kiểm tra; nghiên cứu, đối chiếu quy định để đƣa ra nhận xét, đánh giá về từng nội dung kiểm tra.

- Làm việc với các bộ phận, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung kiểm tra.

- Thực hiện xử lý sau kiểm tra - Lƣu trữ hồ sơ kiểm tra

Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác KTNB trƣờng học trong từng năm học, xây dựng nề nếp kiểm tra và tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác KTNB cũng nhƣ hoạt động giáo dục của nhà trƣờng.

3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch KTNB trường tiểu học

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

KTNB trƣờng học là một trong những biện pháp quản lý để nâng cao chất lƣợng toàn diện của nhà trƣờng. Tuy vậy để công tác quản lý hoạt động KTNB đạt đƣợc hiệu lực, hiệu quả, hiệu trƣởng cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch KTNB đã đề ra. Nếu không hoạt động này rất dễ bị xem nhẹ, làm qua loa, hình thức, không có chất lƣợng, dẫn đến nề nếp, kỹ cƣơng trƣờng học bị buông lỏng, hiệu quả quản lý bị giảm sút.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trƣởng thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra việc triển khai kế hoạch KTNB nhà trƣờng, chú trọng các nội dung sau:

- Kiểm tra cơ cấu, số lƣợng, thành phần, phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên ban KTNB gắn với nhiệm vụ cụ thể để có thể bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

- Kiểm tra cơ chế phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, bảo đảm chế độ kiểm ta, quyền hạn và lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong triển khai hoạt động KTNB nhà trƣờng.

chƣơng trình KTNB nhà trƣờng theo năm học, theo từng tháng, từng tuần. - Kiểm tra tiến độ và kết quả đầu ra trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch KTNB đã đƣợc xây dựng theo đúng nội dung, chƣơng trình, hình thức và quy trình KTNB trƣờng học.

- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, độ tin cậy của những thông tin đƣợc thu thập, phân tích, xử lý về các hoạt động KTNB nhà trƣờng.

- Kiểm tra cơ sở pháp lý, tính trung thực, khách quan của các kết luận, kiến nghị qua các đợt kiểm tra, các báo cáo tổng kết.

- Kiểm tra việc thiết lập, lƣu trữ hồ sơ KTNB trƣờng học bảo đảm yêu cầu theo quy định.

- Kiểm tra việc thực hiện xử lý sau kiểm tra, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị lần trƣớc.

- Kiểm tra việc sử dụng kết quả KTNB kết hợp với đánh giá, xếp loại năm học cho CB, GV và nhân viên.

- Kiểm tra việc thực hiện kịp thời chế độ báo cáo, các chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên về việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động KTNB trƣờng tiểu học thuộc phạm vi quản lý.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng xây dựng và ban hành kịp thời kế hoạch KTNB nhà trƣờng vào đầu năm học dựa trên các văn bản hƣớng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học, văn bản hƣớng dẫn công tác kiểm tra, thanh tra hàng năm của các cấp quản lý và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, kế hoạch năm học của nhà trƣờng.

Tổ chức các hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn về nghiệp vụ KTNB cho CBQL và thành viên cốt cán của ban KTNB, các bộ phận để tăng cƣờng nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kiểm tra trong quản lý thực hiện kế hoạch KTNB trƣờng học.

hiện nhiệm vụ kiểm tra của các thành viên ban KTNB, việc tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trƣởng, trong đó có KTNB trƣờng học.

Kiểm tra, đánh giá cụ thể về việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện KTNB; hiệu quả của KTNB trong việc tạo lập kỷ cƣơng, nề nếp trƣờng học.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo định kỳ cuối kỳ, cuối năm về công tác KTNB của nhà trƣờng với các cấp quản lý.

Vận dụng các hình thức, phƣơng pháp kiểm tra một cách đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo nhƣ: kiểm tra thƣờng xuyên, đột xuất, định kỳ; kiểm tra trực tiếp, gián tiếp (quan sát, phân tích tài liệu, tác động trực tiếp…) sao cho phù hợp với đặc điểm đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể trong kiểm tra.

3.2.5. Biện pháp 5. Chú trọng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, GV tham gia công tác KTNB tại trường tiểu học

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp các thành viên ban KTNB, các CBQL, GV tham gia công tác KTNB ở các trƣờng tiểu học nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về KTNB trƣờng học.

Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên ban KTNB cũng nhƣ của CBQL, GV các trƣờng tiểu học đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao sẽ đóng vai trò quan trọng nhƣ là “cánh tay nối dài của hiệu trƣởng” trong quản lý, tổ chức, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của nhà trƣờng nói chung và công tác KTNB trƣờng học nói riêng.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Bồi dƣỡng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban KTNB trƣờng học, về những nội dung KTNB nhƣ kiểm tra các hoạt động của nhà trƣờng; việc thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra chuyên đề giáo viên của GV; hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và các bộ phận khác; hoạt động học tập và rèn luyện của HS; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thƣ viện; công tác

tài chính; công tác tự kiểm tra của hiệu trƣởng; thực hiện quy chế dân chủ trong trƣờng học; kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, phổ biến giáo dục pháp luật.

Bồi dƣỡng những kỹ năng có tính chuyên môn, nghiệp vụ trong việc tiến hành các hoạt động công tác KTNB nhƣ thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, xây dựng các biên bản, báo cáo KTNB, lƣu hồ sơ kiểm tra; kỹ năng tham mƣu, tƣ vấn, cung cấp thông tin về lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn của hoạt động công tác KTNB. Trong đó cần chú trọng các kỹ năng sau:

Kỹ năng phân tích nội dung kiểm tra thể hiện qua việc xem xét vấn đề một cách toàn diện, thấy rõ những thuận lợi, khó khăn để có ý kiến, kiến nghị chính xác, hợp tình hợp lý.

Kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin; phản biện, tham mƣu, tƣ vấn cho hiệu trƣởng về xác định chuẩn đánh giá các hoạt động, cá nhân, bộ phận, về các biện pháp xử lý cần thiết phù hợp với đối tƣợng kiểm tra. Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi, lắng nghe thông tin phản hồi của đối tƣợng kiểm tra, giải đáp, tƣ vấn các biện pháp để họ hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công việc và phát triển chuyên môn, nghề nghiệp.

Kỹ năng lập luận, nêu lý lẽ, chứng cứ để thuyết phục cho những nhận xét, đánh giá và đƣa ra các kiến nghị trong biên bản kiểm tra. Đây là kỹ năng rất cần thiết để tổng hợp biên bản, báo cáo, đƣa ra đƣợc những nhận định xác đáng, cụ thể, chặt chẽ, các kiến nghị khách quan, hợp lý.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng triển khai đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn về công tác KTNB trƣờng học tới tận từng thành viên ban KTNB cũng nhƣ các đối tƣợng kiểm tra. Tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn theo chuyên đề cụ thể để tăng cƣờng kiến thức chuyên sâu và hiệu quả hơn.

tham dự tập huấn, bồi dƣỡng các kiến thức và kỹ năng cơ bản về kiểm tra nhƣ: nắm vững nghiệp vụ kiểm tra, nội dung kiểm tra do mình phụ trách, nắm chắc những kỹ thuật thu thập thông tin, phƣơng pháp ghi biên bản, tổng hợp báo cáo, vận dụng vào giải quyết các tình huống cụ thể có hiệu quả.

CBQL, GV tham gia ban KTNB phải rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin để có những nhận định, đánh giá xác đáng, khách quan, thuyết phục; kỹ năng lập luận, nêu lý lẽ, chứng cứ chặt chẽ, chính xác, có độ tin cậy. Đây là những kỹ năng rất quan trọng cần bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho CBQL, GV tham gia ban KTNB để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra.

CBQL, GV tham gia ban KTNB phải thƣờng xuyên tự nghiên cứu, nâng cao nhận thức và hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban KTNB trƣờng học; tích cực, chủ động trong việc thực hiện quy định về KTNB và hoạt động thực tiễn, tạo sự tin tƣởng đối với đối tƣợng kiểm tra.

Hiệu trƣởng tăng cƣờng công tác truyền thông nội bộ, chia sẻ thông tin cho các CBQL, GV tham gia ban KTNB, giúp họ nghiên cứu, nắm vững thông tin lý luận, thông tin pháp lý và thông tin thực tiễn, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Hiệu trƣởng thƣờng xuyên cập nhật những chỉ đạo, kinh nghiệm mới trong hoạt động do mình phụ trách để bổ sung, chia sẻ kinh nghiệm, giúp các CBQL, GV tham gia ban KTNB nắm rõ đối tƣợng kiểm tra, có thể tƣ vấn tốt trong kiểm tra.

Hiệu trƣởng cần cung cấp tài liệu, các văn bản có liên quan, nhất là tài liệu liên quan đến công tác KTNB trƣờng tiểu học, tài liệu lƣu trữ hồ sơ kiểm tra của những năm trƣớc để CBQL, GV tham gia ban KTNB có sự đầu tƣ trong nghiên cứu các tài liệu, văn bản, hồ sơ cần thiết bổ sung cho nghiệp vụ kiểm tra.

3.2.6. Biện pháp 6. Bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác KTNB tại trường tiểu học thiết bị cho công tác KTNB tại trường tiểu học

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Để CBQL, GV tham gia ban KTNB hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, hiệu trƣởng không chỉ động viên, khích lệ tinh thần tự giác trách nhiệm, tính tích cực, chủ động của lực lƣợng kiểm tra; bảo đảm sự hài hòa giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 81)