Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 75)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm

trọng của công tác KTNB trường tiểu học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp cho đội ngũ CBQL, GV, NV tại các trƣờng tiểu học nhận thức rõ về vị trí, vai trò, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, nội dung của công tác KTNB trƣờng học. Qua đó, các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng sẽ có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác KTNB trƣờng học, từ đó có tinh thần tự giác, chủ động và có những hành động thiết thực, cụ thể đối với công tác KTNB và tự kiểm tra các hoạt động của mình nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trƣờng.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Đối với CBQL, nhất là hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng nhà trƣờng phải ý thức một cách rõ ràng công tác kiểm tra và tự kiểm tra là một chức năng quan trọng trong chu trình quản lý nhà trƣờng. Đây là quá trình xem xét thực tiễn để đánh giá thực trạng, phát hiện những nhân tố tích cực, những sai lệch; từ đó đƣa ra quyết định điều chỉnh, thúc đẩy kịp thời nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng. Đây cũng là phƣơng thức để thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục, đáp ứng yêu cầu tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trong xu thế đổi mới quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng hiện nay.

Đối với GV, NV là những đối tƣợng chính của KTNB nhà trƣờng cần hiểu và nắm vững cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, sự cần thiết của công tác KTNB, từ đó tích cực tham gia các nhiệm vụ đƣợc phân công trong quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. Cần làm cho GV, NV nắm đƣợc làm tốt công tác KTNB trƣờng học chính là tiền đề, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lƣợng dạy họ, giáo dục và các hoạt động khác của nhà trƣờng; đồng thời giúp hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực chuyên môn, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, bộ phận của nhà trƣờng.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với công tác KTNB trƣờng tiểu học cho CBQL, GV, NV bằng hình thức tuyên truyền, tổ chức tập huấn, học tập nhiệm vụ KTNB trƣờng học ngay vào đầu các năm học. Đối với CBQL, GV, NV các trƣờng tiểu học cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, cập nhật thƣờng xuyên các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo của các cấp quản lý về công tác KTNB trƣờng học và các văn bản có liên quan.

Tăng cƣờng sự kết hợp công tác kiểm tra và tự kiểm tra trong CBQL, GV, NV gắn chặt với việc thực hiện quy chế dân chủ cở sở trong nhà trƣờng; CBQL biết chia sẻ tầm nhìn, quyền lực, trao đổi, chỉ dẫn, hỗ trợ giúp GV, NV thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao một cách tự giác, chủ động, đồng thời thƣờng xuyên có ý thức thực hiện tốt việc tự kiểm tra công việc của chính mình.

Kết hợp tốt công tác tuyên truyền, phối hợp hoạt động với các tổ chức, đoàn thể, các bộ phận trong nhà trƣờng, qua đó tạo môi trƣờng hoạt động kiểm tra lành mạnh, dân chủ, công bằng, đoàn kết, xây dựng; tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cƣơng nhà trƣờng.

Hiệu trƣởng chọn cử những CBQL, GV có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, kinh nghiệm công tác và tâm huyết với nghề vào Ban KTNB nhà trƣờng và tạo điều kiện cho họ về thời gian để tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra do ngành giáo dục tổ chức.

Phòng GD&ĐT xây dựng và ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về công tác KTNB trƣờng học hàng năm ngay từ đầu năm học; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ công tác KTNB trƣờng tiểu học cho CBQL và GV cốt cán của các trƣờng tiểu học.

Hiệu trƣởng biết khuyến khích, hỗ trợ điều kiện để CBQL, GV, NV có thể tích cực tham gia quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành quá

trình tự kiểm tra; qua đó tăng cƣờng nhận thức đúng đắn về công tác KTNB, chủ động đề xuất, kiến nghị các biện pháp hỗ trợ để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Tạo điều kiện, môi trƣờng gắn kết giữa CBQL với GV, NV nhà trƣờng, phát huy dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch công tác KTNB tại các trường tiểu học phù hợp cơ sở pháp lý và đặc điểm tình hình nhà trường

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch KTNB trƣờng tiểu học là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất, giúp hiệu trƣởng hoạch định các công việc cần thực hiện một cách chủ động và khoa học để đạt kết quả tốt. Biện pháp này nhằm giúp hiệu trƣởng trƣờng tiểu học tập trung chú ý vào các mục tiêu, chƣơng trình hành động, huy động và tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả cho việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động để đạt đƣợc mục tiêu, chủ động ứng phó với sự thay đổi; đồng thời giúp hiệu trƣởng dễ dàng kiểm tra trong quá trình thực hiện và là căn cứ để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch KTNB nhà trƣờng.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào các văn bản pháp quy, công văn hƣớng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra của cấp trên; căn cứ nhiệm vụ, kế hoạch năm học, đặc điểm tình hình của nhà trƣờng, hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch KTNB cho phù hợp và có tính khả thi. Khi lập kế hoạch cần tuân thủ theo các bƣớc:

- Nhận thức đầy đủ về mục đích yêu cầu của công tác KTNB. - Phân tích trạng thái xuất phát của đối tƣợng kiểm tra.

- Xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. - Xây dựng sơ đồ kế hoạch chung cho việc lập kế hoạch. Các loại kế hoạch KTNB trƣờng học bao gồm:

a) Kế hoạch năm

một nhà trƣờng, là cơ sở để xây dựng các kế hoạch bộ phận. Kế hoạch tổng thể KTNB trƣờng tiểu học tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Phân tích, nhận định đặc điểm tình hình, điều kiện bên trong và bên ngoài của nhà trƣờng để nhận rõ những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức thực hiện công tác KTNB.

- Xác định rõ mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp tổ chức thực hiện công tác KTNB năm học.

- Xác định các nội dung trọng tâm cần kiểm tra, các chƣơng trình hành động, từng bƣớc đi cụ thể, khoảng thời gian thực hiện, kết quả đầu ra cần đạt đƣợc.

- Bố trí các nguồn lực, các điều kiện cơ sở vật chất, phƣơng tiện cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch KTNB có hiệu quả.

b) Kế hoạch bộ phận

Kế hoạch bộ phận đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch tổng thể KTNB của năm học đã đƣợc hoạch định. Các kế hoạch bộ phận tập trung vào từng nội dung công tác KTNB trƣờng học nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, chƣơng trình hành động, các bƣớc đi, thời gian thực hiện và kết quả cho từng mục tiêu, nội dung đã đƣợc xác định trong kế hoạch tổng thể.

Các kế hoạch bộ phận của công tác KTNB trƣờng tiểu học có thể tập trung vào từng nội dung, đối tƣợng kiểm tra. Dƣới đây là một số ví dụ:

- Kế hoạch kiểm tra hoạt động sƣ phạm của giáo viên gồm các nội dung: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Kế hoạch, nội dung, phƣơng pháp, biện pháp thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; Kết quả công tác đƣợc giao; Mức độ đáp ứng quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.

- Kế hoạch kiểm tra hoạt động các tổ, khối chuyên môn và các bộ phận khác, gồm các nội dung sau: Kiểm tra công tác quản lí của tổ trƣởng, nhóm trƣởng; Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, hồ sơ quản lí; Kiểm tra chất lƣợng giảng

dạy của tổ, nhóm chuyên môn; Kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn; Kiểm tra kế hoạch và kết quả tự bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, nhân viên; Kiểm tra việc theo dõi, hƣớng dẫn, giúp đỡ HS trong học tập và rèn luyện.

- Kế hoạch kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, thƣ viện (nếu có) gồm các nội dung: Kế hoạch mua sắm theo yêu cầu của công tác dạy và học; Việc xây dựng, bổ sung, bảo trì, bảo dƣỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị; Việc bảo quản, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị; Khuôn viên, cảnh quan, môi trƣờng sƣ phạm; Hiện trạng các phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm thực hành, phòng bộ môn, thƣ viện...; Hiện trạng bàn ghế, trang thiết bị văn phòng, đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm...; Hiện trạng của thƣ viện; Hoạt động của cán bộ thƣ viện (nếu có).

- Kế hoạch kiểm tra tài chính gồm các nội dung: Kế hoạch xây dựng tạo nguồn tài chính; Các khoản thu của nhà trƣờng; Các khoản chi của nhà trƣờng; Việc trích lập các quỹ; Việc quyết toán thu chi tài chính; Việc đầu tƣ xây dựng, sửa chữa, mua sắm; Việc chấp hành chế độ kế toán.

c) Xây dựng các kế hoạch tác nghiệp

Đây là loại kế hoạch đƣợc lập cho một khoảng thời gian thực hiện, có thể trong phạm vi một học kỳ, một tháng, tuần. Kế hoạch tác nghiệp đƣợc coi là bản thiết kế các bƣớc đi cho hoạt động để đạt đƣợc mục tiêu, nội dung đã xác định trong kế hoạch tổng thể năm hay kế hoạch bộ phận với việc triển khai thực hiện các nội dung, công việc, hoạt động cụ thể để thực hiện nội dung hay nhiệm vụ đặt ra đạt mục tiêu, thời gian bắt đầu và hoàn thành, huy động các nguồn lực, ngƣời thực hiện và kết quả cụ thể của các hoạt động.

Kế hoạch tác nghiệp của công tác kiểm tra nội bộ có các loại sau: - Kế hoạch kiểm tra nội bộ trong 1 học kỳ

- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trong 1 tuần

- Kế hoạch kiểm tra nội bộ của thành viên trong ban kiểm tra.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng trực tiếp hoặc phân công phó hiệu trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổng thể KTNB năm học của nhà trƣờng dựa trên cơ sở pháp lý, các văn bản hƣớng dẫn về KTNB, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, chỉ tiêu năm học và tình hình thực tế của nhà trƣờng nhà trƣờng; sau đó thông qua ban KTNB đã đƣợc hiệu trƣởng ra quyết định thành lập để thảo luận, góp ý, hoàn chỉnh bản kế hoạch tổng thể KTNB năm học.

Trên cơ sở kế hoạch tổng thể KTNB năm học, hiệu trƣởng phân công cho các thành viên hay nhóm thành viên trong ban KTNB cụ thể hóa thành các kế hoạch bộ phận KTNB, kế hoạch tác nghiệp trong từng học kỳ, từng tháng, từng tuần; đồng thời phân công cho các thành viên hay từng nhóm chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc trong kế hoạch.

Từng thành viên hoặc nhóm thành viên ban KTNB căn cứ các kế hoạch tổng thể, bộ phận và kế hoạch tác nghiệp cũng nhƣ nhiệm vụ đƣợc giao để lên kế hoạch công việc cho cá nhân hoặc của nhóm nhằm triển khai thực hiện các kế hoạch KTNB đạy hiệu quả.

Kế hoạch KTNB trƣờng học phải đƣợc xây dựng sau khi tổ chức hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học, sau khi có quyết định thành lập ban KTNB trƣờng học. Trong các nội dung KTNB cần chú trọng kế hoạch kiểm tra hoạt động sƣ phạm của GV nhằm bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu kiểm tra toàn diện GV đã đề ra.

Việc xây dựng kế hoạch KTNB trƣờng học cần bám sát các hƣớng dẫn KTNB năm học của các cấp quản lý, gắn với tình hình thực tế của nhà trƣờng, của các tổ nhóm chuyên môn, các bộ phận trong nhà; đồng thời huy động, bố trí nguồn lực, phân công công việc các thành viên trong ban KTNB một cách hợp lý và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB một cách kịp thời, bảo

đảm tiến độ, đạt mục tiêu và kết quả đề ra.

3.2.3. Biện pháp 3. Nâng cao hiệu quả tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác KTNB tại trường tiểu học công tác KTNB tại trường tiểu học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện là chức năng và là năng lực quan trọng của nhà quản lý nhằm hiện thực hóa kế hoạch đã đƣợc hoạch định theo đúng kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra. Biện pháp này giúp hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành của tổ chức, bộ phận trong việc triển khai thực hiện đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng cơ cấu tổ chức, phƣơng thức và quyền hạn công tác KTNB của lực lƣợng kiểm tra, các bộ phận tham gia công tác kiểm tra sao cho phù hợp với mục tiêu hoạt động của nhà trƣờng. Xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các thành viên ban KTNB, các bộ phận của nhà trƣờng thông qua các quy chế, quy định nhằm phát huy khả năng, hiệu quả trong tổ chức thực hiện hoạt động.

Sắp xếp các vị trí phù hợp gắn với nội dung công việc cụ thể của các thành viên, các nhóm trong ban KTNB; cụ thể hóa nhiệm vụ gắn với chuyên môn, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của từng bộ phận, từng cá nhân.

Xây dựng các tiêu chuẩn, kết quả đầu ra cần đạt giúp cho nhà quản lý và các thành viên đánh giá và tự đánh giá công việc của mình.

Điều khiển, chỉ đạo, tác động đến các thành viên ban KTNB, các bộ phận một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hƣớng vào việc thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch và đạt mục tiêu chung đã đề ra.

Hiệu trƣởng phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để có tri thức, có kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định một cách có hiệu quả.

* Tổ chức lực lƣợng kiểm tra

Các lĩnh vực hoạt động trong trƣờng tiểu học rất phong phú và đa dạng; đối tƣợng phải kiểm tra cũng rất đa dạng với rất nhiều hoạt động, mỗi hoạt động lại có tính phức tạp, đặc thù riêng. Hiệu trƣởng nhà trƣờng không thể trực tiếp thực hiện hết các nhiệm vụ kiểm tra; hơn nữa nếu nhƣ vậy vị tất đã mang lại hiệu quả cao và cũng không phát huy đƣợc vai trò tích cực, chủ động của các tổ chức, bộ phận, cá nhân. Vì vậy, hiệu trƣởng cần huy động nhiều đối tƣợng, nhiều thành phần tham gia lực lƣợng KTNB nhà trƣờng, vừa bảo đảm tính chuyên môn hóa vừa bảo đảm tính dân chủ.

Đầu năm học, hiệu trƣởng các trƣờng ra quyết định thành lập ban KTNB nhà trƣờng gồm các thành phần: hiệu trƣởng (trƣởng ban), phó hiệu trƣởng (phó trƣởng ban), các tổ trƣởng chuyên môn, tổ văn phòng, GV giỏi (thành viên); số lƣợng thành viên ban KTNB tùy thuộc vào quy mô của mỗi trƣờng, mỗi đợt kiểm tra, từng nội dung kiểm tra. Ngoài ra có thể huy động thêm những GV có uy tín, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có phẩm chất, đạo đức tốt, tích cực và linh hoạt trong công việc.

* Phân công nhiệm vụ và tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các thành viên kiểm tra

Trong quyết định thành lập ban KTNB hiệu trƣởng cần phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong ban KTNB. Đồng thời tổ chức bồi dƣỡng cho những thành viên làm nhiệm vụ KTNB để họ nắm vững nghiệp vụ kiểm tra, chuyên môn lĩnh vực cần kiểm tra; động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để mỗi thành viên tự bồi dƣỡng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)