Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại đài phát thanh và truyền hình bình định (Trang 72 - 78)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác kế toán tại Đài PT&TH Bình Định cũng đang tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

- Về tổ chức bộ máy kế toán:

Phòng Kế hoạch – Tài chính của Đài PT&TH Bình Định chỉ gồm 4 người, công tác tổ chức kế toán và thực hành kế toán tại Đài do Trưởng phòng

65

kiêm Kế toán trưởng đảm nhiệm gần như toàn bộ nên mọi công việc luôn trong tình trạng quá tải, chất lượng công việc không cao, các phần hành đảm nhiệm nhiều công việc một lúc, không có sự chuyên hóa rõ ràng. Việc phân công khối lượng công việc chưa hợp lý, dẫn đến không tận dụng tốt được nguồn nhân lực hiện có của Phòng.

Phòng cũng chưa tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm cũng như cập nhật những quy định mới, mà bản thân cán bộ kế toán cũng không có thời gian tự cập nhật nên dẫn đến có nhiều Thông tư, Nghị định liên quan công tác kế toán của đơn vị mà Tổ áp dụng chậm trễ, thậm chí sai sót, ảnh hưởng tới nguồn thông tin cho cấp quản lý ra quyết định.

Hiện nay, công tác lập dự toán, quyết toán, báo cáo tài chính đều do kế toán trưởng đảm nhiệm sau đó trình lên các cấp lãnh đạo xét duyệt, các kế toán viên không tham gia vào công tác này. Theo đó, người thực hành chi tiết, người tổng hợp, và người kiểm tra là một, dẫn đến rủi ro kết quả đầu ra sai sót mà khó phát hiện được. Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, đây là rủi ro trọng yếu, vì các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lập kế hoạch cũng như đưa ra các quyết định của cấp quản lý.

- Về hệ thống chứng từ kế toán:

Về cơ bản, hệ thống chứng từ kế toán đang áp dụng tại đơn vị tuân thủ theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 107/TT-BTC ngày 10/10/2019 của Bộ tài chính. Tuy nhiên, có một số chứng từ kế toán cần thiết cho công tác quản trị nội bộ chưa được áp dụng tại đơn vị. Chẳng hạn, trường hợp mất, hỏng CCDC, Đài chưa sử dụng mẫu Phiếu báo hỏng, mất CCDC chỉ tự báo cáo bằng văn bản tự lập không theo mẫu chế độ quy định. Hoặc trong trường hợp một số nghiệp vụ kinh tế khác như thanh toán phụ cấp, sử dụng xe ô tô, phụ cấp xăng xe...chưa có các chứng từ hướng dẫn đi kèm. Ngoài ra, việc phản

66

ánh các yếu tố cơ bản của một chứng từ: tên gọi, số hiệu, nội dung... đã được bộ phận kế toán quan tâm. Tuy nhiên nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ đôi khi quá tóm tắt, chưa tổng quát được nội dung của chứng từ gốc kèm theo, hoặc một số nội dung bổ sung khác như chỉ tiêu định khoản kế toán trên một số chứng từ chưa được điền đầy đủ.

Kế toán TSCĐ đã tiến hành theo dõi riêng TSCĐ nhưng do trình độ chuyên môn của KT theo dõi TSCĐ còn yếu cộng thêm lượng TSCĐ, công cụ dụng cụ của Đài PT&TH là rất lớn nên việc theo dõi TSCĐ còn thiếu chặt chẽ vì vậy khó khăn trong việc tiến hành kiểm tra khi cần thiết.

Thời gian luân chuyển chứng từ đôi khi còn mất nhiều thời gian dẫn đến việc phản ánh các nghiệp vụ phát sinh chưa kịp thời.

Quy trình phê chuẩn chứng từ vẫn còn tình trạng chứng từ được bộ phận thực hiện chuyển trực tiếp cho lãnh đạo phê duyệt trước khi chuyển đến bộ phận kế toán, bỏ qua chức năng kiểm soát của kế toán.

- Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:

Việc vận dụng và tổ chức hệ thống tài khoản tại Đài mặc dù đã chủ động chi tiết đến tài khoản cấp 4, cấp 5 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý, nhưng trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, cụ thể như:

Kế toán chưa mở tài khoản chi tiết đối với các tài khoản như tạm ứng của công nhân viên, phải thu, phải trả. Trong khi các khoản này phát sinh tại đơn vị tương đối nhiều, gây khó khăn trong công tác theo dõi cũng như quản lý.

Đơn vị chưa mở tài khoản chi tiết đối với TK 531 doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, gây khó khăn trong việc theo dõi doanh thu đối với từng dịch vụ cụ thể, trong khi thông tin này lại hữu ích đối với nhà quản lý trong việc lập kế hoạch kinh doanh của Đài.

Đơn vị chưa đưa vào sử dụng TK 632 “chi hoạt động sản xuất kinh doanh” để theo dõi cho các hoạt động mang tính chất sản xuất kinh doanh,

67

việc hạch toán các tài khoản này cần chi tiết từng khoản thu và chi. - Vận dụng hệ thống sổ kế toán:

Đa số các sổ kế toán của đơn vị được lập từ phần mềm kế toán IMAS chuyên biệt cho đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ phục vụ cho hệ thống báo cáo tài chính và quyết toán NSNN, còn hệ thống sổ sách phục vụ cho kế toán quản trị nội bộ là chưa có.

Bên cạnh việc sử dụng có hệ thống các sổ kế toán tổng hợp thì hệ thống sổ chi tiết tại Đài chưa được mở đầy đủ hoặc có mở nhưng ghi chép chưa đúng chế độ gây khó khăn cho công tác kiểm tra như: các sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết chi phí.

- Vận dụng hệ thống báo cáo kế toán:

Nhìn chung các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán tại đơn vị được lập đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, như đã phản ảnh ở trên, công tác chỉ do kế toán trưởng đảm nhiệm nên ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo đầu ra. Mặt khác, hiện tại các báo cáo quản trị nội bộ tại đơn vị chưa thực sự được chú trọng, ảnh hưởng đến công tác quản lý, lập kế hoạch của Ban lãnh đạo.

- Kiểm tra công tác kế toán:

Hiện nay, Đài chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ nên việc kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ kinh tế, tính minh bạch trong quy trình luân chuyển chứng từ chưa được tiến hành. Công tác kiểm tra các tài khoản kế toán tổng hợp, các tài khoản kế toán chi tiết chỉ được kiểm tra vào cuối quý, cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán. Vào thời điểm này công việc của Phòng Kế hoạch – Tài chính tập trung nhiều nên khó tránh khỏi sai sót.

Hầu hết các Phòng ban, các kế toán viên chưa tổ chức phân công rõ ràng mức độ chịu trách nhiệm về kiểm tra cho các kế toán phần hành mà còn tập trung nhiều ở kế toán trưởng, làm cho công tác chỉ đạo trực tuyến trở nên

68 quá tải.

- Về việc ứng dụng CNTT trong công tác kế toán:

Mức độ ứng dụng phần mềm IMAS tại đơn vị chưa cao, chẳng hạn như việc tính toán các khoản tiền lương, khấu hao tài sản cố định tại đơn vị còn phải tính toán thủ công trên excel. Hiện tại chỉ có kế toán trưởng là nắm bắt cách sử dụng phần mềm còn các kế toán viên cũng như các phòng ban khác không nắm rõ về cách sử dụng phần mềm này nên có rủi ro trong việc quản lý gian lận hoặc khó khăn khi thay đổi nhân sự kế toán trưởng.

Những hạn chế trong công tác kế toán trên đã và đang ảnh hưởng đến tiến trình tự chủ tài chính tại đơn vị. Qua khảo sát thực tế tại đơn vị nhận thấy rằng hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan, cụ thể như sau:

- Nguyên nhân khách quan:

Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tự chủ tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp để thúc đẩy tiềm năng của các đơn vị công cũng như giảm gánh nặng lên NSNN. Tuy nhiên, cơ chế này đòi hỏi sự nổ lực từ các đơn vị HCSN nói chung và Đài PT&TH Bình Định nói riêng.

Các Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên tục được cập nhật, nhưng hướng dẫn chung cho tất cả các đơn vị HCSN, nên khi áp dụng cho một đơn vị cụ thể đòi hỏi phải có sự chủ động, linh hoạt nhất định.

Phần mềm kế toán IMAS đánh dấu bước phát triển tin học hóa trong công tác kế toán tại đơn vị HCSN tuy nhiên phần mềm này mới được đưa vào ứng dụng vài năm trở lại đây nên các đơn vị tại địa phương còn lúng túng, chưa nắm bắt và khai thác hết chức năng của phần mềm.

- Nguyên nhân chủ quan:

69

của công tác kế toán trong đơn vị nên còn thiếu quan tâm, sâu sát, đốc thúc công tác kiểm tra kế toán cũng như hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.

Bên cạnh đó, số lượng nhân viên kế toán ít mà phân bổ công việc chưa phù hợp dẫn đến quá tải và không khai thác tốt được nguồn nhân lực hiện tại. Hơn nữa, trình độ nhân viên kế toán còn nhiều hạn chế, chưa có những đề xuất mang tính khả thi nhằm cải thiện phần hành kế toán mà mình phụ trách nói riêng và công tác kế toán tại Đài nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên kết quả khảo sát thực tế cũng như số liệu thu thập tại Phòng Kế hoạch – Tài chính của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, tác giả tập trung mô tả, phân tích chi tiết thực trạng công tác kế toán tại Đài. Theo đó các nội dung được tác giả đề cập đã khái quát được toàn bộ công tác kế toán trong giai đoạn nghiên cứu tại Đài. Có thể nhận thấy trong quá trình hoạt động, tổ chức kế toán ở đơn vị đã phần nào đáp ứng yêu cầu về cung cấp thông tin tài chính trung thực và có tác động tích cực đến công tác quản lý tài chính của đơn vị. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn những hạn chế trong tổ chức kế toán cần phải khắc phục để ngày càng phù hợp hơn với cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị.

Qua nghiên cứu lý luận, thực tế, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại Đài PT&TH Bình Định với mong muốn sẽ được tham khảo áp dụng tại Đài để nâng cao hiệu quả công tác kế toán nói chung và quản lý thu chi tại đơn vị nói riêng.

70

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại đài phát thanh và truyền hình bình định (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)