Đặc điểm tổ chức bộ máy quảnlý hoạt độngvà phân cấp quảnlý tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại đài phát thanh và truyền hình bình định (Trang 43 - 54)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quảnlý hoạt độngvà phân cấp quảnlý tà

trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình. Ngoài ra, Đài PT&TH Bình Định luôn phối hợp chặt chẽ với Đài Truyền hình Việt Nam, các Đài Truyền hình trong khu vực, xây dựng kế hoạch sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình của tỉnh trên sóng truyền hình quốc gia và khu vực, liên kết, hợp tác với các Đài Phát thanh và Truyền hình và thực hiện một số nội dung công việc khác trong phạm vi thẩm quyền được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt độngvà phân cấp quản lý tài chính chính

Tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh gồm: Giám đốc/Tổng Biên tập, 03 Phó Giám đốc, 10 Phòng ban với 103 viên chức đang làm việc (tại thời điểm 31/12/2019). Trong đó, mỗi Phòng chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, tuy nhiên hoạt động không riêng rẻ mà phối hợp đồng bộ trong mọi công tác.

36

Hình 2. 1. Bộ máy tổ chức Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận như sau: (Giám đốc Đài PT&TH Bình Định, 2017)

- 01 Giám đốc: phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông về toàn bộ hoạt động của Đài PT&TH Bình Định;

Điều hành bộ máy hoạt động của Đài, chịu trách nhiệm về nội dung, Phòng Biên tập Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng Thời sự Phòng Văn Nghệ và Giải trí Phòng Phát thanh Phòng Kỹ thuật và Công nghệ Giám đốc/Tổng Biên tập

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng Tiếng Dân tộc Phòng Truyền dẫn

phát sóng

Phòng Dịch vụ và

37

- 01 Phó Giám đốc: phụ trách khối kỹ thuật chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của khối, quản lý toàn bộ hệ thống thiết bị, kỹ thuật Phát thanh & Truyền hình, sửa chữa, bảo dưỡng an toàn hệ thống thiết bị kỹ thuật Phát thanh & Truyền hình thiết bị, đảm bảo hoạt động phục vụ nhân dân.

- 01 Phó Giám đốc: phụ trách khối nội dung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của khối, chỉ đạo, định hướng nội dung tuyên truyền đối với các phòng trực tiếp thực hiện sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình.

- 01 Phó Giám đốc: hỗ trợ Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch hợp tác với Đài khu vực, Đài Truyền hình Việt nam và quốc tế để phát triển sự nghiệp truyền hình.

- Phòng Kế hoạch – Tài chính: Giúp lãnh đạo Đài thực hiện các hoạt động tài chính kế toán, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tài chính, kế toán theo các quy định hiện hành của UBND Bình Định cũng như của Chính phủ và Nhà nước.

a) Xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp dài hạn, 05 năm và hàng năm; phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư công, các dự án, đề án về phát triển sự nghiệp phát thanh - truyền hình; xây dựng dự toán thu chi ngân sách, nguồn thu sự nghiệp hàng năm; cân đối tình hình tài chính của cơ quan; thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm và các chính sách, chế độ đãi ngộ của cán bộ, viên chức và người lao động trong cơ quan.

b) Tổ chức thực hiện công tác lập, thẩm định, trình Giám đốc Đài phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản của đơn vị thuộc thẩm quyền của Đài và theo phân cấp được UBND tỉnh giao; tổ chức

38

thực hiện công tác: kế toán- tài vụ, quan hệ ngân sách, quản lý tài sản cơ quan.

c) Xây dựng, ban hành chương trình công tác, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan để báo cáo các cấp theo quy định. Theo dõi, đôn đốc các phòng chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ được giao; tham mưu tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình công tác tháng, quý, năm và các báo cáo đột xuất khác về quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định; tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính, xây dựng cơ bản, tài sản nhà nước trong đơn vị theo quy định của pháp luật.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Đài giao.

- Phòng Dịch vụ & Quảng cáo: Tổ chức sản xuất các chương trình quảng cáo trên truyền hình và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác: làm các dịch vụ tiền kỳ - hậu kỳ, xây dựng các ý tưởng và kế hoạch quảng cáo cho khách hàng.

a) Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu Quảng cáo và các dịch vụ, các cơ chế, chính sách, giá cả, những loại hình dịch vụ khác có liên quan đến nhiệm vụ làm tăng nguồn thu quảng cáo và dịch vụ; tổng hợp, theo dõi tình hình hoạt động nguồn thu quảng cáo.

b) Tổ chức đàm phán, ký kết, theo dõi, thực hiện các hợp đồng quảng cáo, dịch vụ; phối hợp với các phòng chuyên môn triển khai công tác vận động tài trợ kinh phí xã hội hóa chương trình; tổ chức sản xuất và kiểm tra thực hiện chương trình quảng cáo hàng ngày; xây dựng kế hoạch chăm sóc, thăm hỏi khách hàng trình Giám đốc phê duyệt và triển khai thực hiện; thực hiện chế độ báo cáo hoạt động liên quan đến nguồn thu quảng cáo.

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Đài giao. - Phòng Tổ chức - Hành chính

39

- Tham mưu giúp Giám đốc Đài thực hiện các công việc sau:

a) Dự thảo các văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng thuộc Đài; quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, quy hoạch cán bộ, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, quản lý hồ sơ cán bộ đối với cán bộ, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Đài theo phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Dự thảo các văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Đài.

b) Tham mưu trình UBND tỉnh dự thảo chương trình, kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Đài; trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các phòng thuộc Đài theo quy định của pháp luật.

c) Triển khai thực hiện các phong trào thi đua - khen thưởng, tổ chức phát động sơ kết, tổng kết phong trào thi đua khen thưởng theo hướng dẫn của UBND tỉnh và của ngành.

d) Tổ chức thực hiện công tác: Cải cách hành chính; văn thư - lưu trữ; hành chính - quản trị; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; bảo vệ nội bộ; bảo vệ bí mật Nhà nước; phòng chống thiên tai, cháy nổ; lực lượng tự vệ, bảo vệ an toàn cơ quan. Theo dõi sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác dân vận, quy chế phát ngôn, văn hoá công sở và các phong trào xã hội của cơ quan.

e) Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hệ thống thông tin - lưu trữ phục vụ công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ được giao và quản lý công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị.

40

- Phòng Biên tập: Giúp Lãnh đạo Đài trong công tác xây dựng khung chương trình phát sóng, kế hoạch phát sóng, kế hoạch sản xuất chương trình; sắp xếp, bố trí đạo diễn phát sóng trên các kênh BTV của Đài, là cầu nối giữa Đài BTV với khán giả xem truyền hình.

Biên tập chương trình

a) Xây dựng cơ cấu chương trình phát thanh, truyền hình; biên tập, sắp xếp, kiểm tra khung chương trình phát sóng hàng ngày.

b) Phối hợp với phòng Tài chính - Dịch vụ xây dựng kế hoạch chiếu phim trên sóng truyền hình, trình Ban Giám đốc về việc mua, thu, in, trao đổi chương trình, phim truyện, khai thác các chương trình qua vệ tinh.

c) Phối hợp với phòng Kỹ thuật theo dõi, quản lý tư liệu phim truyện, chương trình giải trí; quản lý và cung cấp các tư liệu, tài liệu được lưu trữ qua mạng, băng, đĩa hình và tiếng để phục vụ sản xuất và phát sóng chương trình.

d) Xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất chương trình phát thanh và truyền hình được Ban Giám đốc giao. Thực hiện chuyên mục: Hộp thư truyền hình và tiếp chuyện bạn nghe đài; điểm báo và giới thiệu sách; giới thiệu chính sách mới, quyết định mới trên sóng phát thanh và sóng truyền hình.

e) Thực hiện việc trình duyệt, kiểm duyệt, tổ chức sản xuất chương trình phát thanh và truyền hình theo đúng Luật Báo chí và quy định của Ban Giám đốc.

- Phòng Thời sự: Tổ chức sản xuất và khai thác các chương trình thời sự về mọi lĩnh vực trong tỉnh, trong nước, quốc tế theo chỉ đạo của Giám đốc, trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Biên tập thời sự truyền hình :

a) Xây dựng cơ cấu chương trình truyền hình; tổ chức sản xuất các Bản tin thời sự truyền hình phát trên sóng truyền hình địa phương và khu vực.

41

b) Xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất chương trình truyền hình được Ban Giám đốc giao. Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên sóng truyền hình đến với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

c) Thâm nhập thực tế, khai thác tình hình, sự việc, sự kiện, vấn đề sản xuất ra các tác phẩm Truyền hình, phản ánh kịp thời các hoạt động của các tập thể và cá nhân trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ....

d) Biên tập, dàn dựng các tác phẩm của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, sản xuất các chương trình thời sự hàng ngày trên sóng truyền hình. Xây dựng, phát triển, quản lý lực lượng cộng tác viên thời sự.

e) Thực hiện việc trình duyệt, kiểm duyệt, tổ chức sản xuất chương truyền hình theo đúng Luật Báo chí và quy định của Ban Giám đốc.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Đài giao. Chương trình tiếng dân tộc:

Tổ chức biên tập, sản xuất và khai thác các chương trình truyền hình phục vụ đồng bào thiểu số.

Biên tập chuyên đề:

a) Thực hiện chức năng tuyên truyền sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng bằng hình thức thể hiện qua các chuyên mục, chuyên đề. Tổ chức sản xuất các chuyên đề, chuyên mục, chương trình khoa giáo, giao lưu, tọa đàm, tiếng dân tộc thiểu số phát trên sóng truyền hình địa phương và Trung ương.

b) Tuyên truyền, phổ biến, giải thích đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thể hiện qua các chuyên mục, chuyên đề hàng tuần, hàng tháng.

42

c) Phát hiện và tuyên truyền các nhân tố mới, điển hình mới nhằm giới thiệu cho mọi người biết và cùng học tập.

d) Xây dựng kế hoạch sản xuất các chuyên mục, chuyên đề hàng tuần, hàng tháng, hàng quý.

e) Thâm nhập thực tế, khai thác tình hình sự việc, sự kiện, vấn đề... để sản xuất các chuyên mục, chuyên đề, phim tài liệu, phóng sự tài liệu (đi sâu vào từng lĩnh vực, từng sự việc, vấn đề có liên quan đến cuộc sống được lãnh đạo và quần chúng quan tâm).

g) Tổ chức quản lý lao động, quản lý chuyên môn và phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng liên quan để sản xuất các chuyên mục, chuyên đề.

h) Thực hiện việc trình duyệt, kiểm duyệt, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình theo đúng Luật Báo chí và quy định của Ban Giám đốc.

- Phòng phát thanh: Tổ chức biên tập, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phóng sự, chuyên đề, chuyên mục, truyền hình trực tiếp hàng tháng, quý, năm, xây dựng khung chương trình phát thanh hàng ngày, hàng tuần, tháng, năm.

Biên tập thời sự phát thanh:

a) Xây dựng cơ cấu chương trình phát thanh; tổ chức sản xuất các Bản tin thời sự phát thanh phát trên sóng phát thanh địa phương và khu vực.

b) Xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất chương trình phát thanh được Ban Giám đốc giao. Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên sóng phát thanh đến với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

c) Thâm nhập thực tế, khai thác tình hình, sự việc, sự kiện, vấn đề sản xuất ra các tác phẩm phát thanh, phản ánh kịp thời các hoạt động của các tập thể và cá nhân trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ....

43

d) Biên tập, dàn dựng các tác phẩm của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, sản xuất các chương trình thời sự hàng ngày trên sóng phát thanh. Xây dựng, phát triển, quản lý lực lượng cộng tác viên thời sự.

e) Thực hiện việc trình duyệt, kiểm duyệt, tổ chức sản xuất chương trình phát thanh theo đúng Luật Báo chí và quy định của Ban Giám đốc.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Đài giao.

- Phòng văn nghệ và giải trí: Xây dựng kế hoạch và tổ chức sản xuất các chương trình văn nghệ, thiếu nhi, ca nhạc, phim ca nhạc, các tiểu phẩm để phát sóng trong cơ cấu chương trình phát thanh và truyền hình.

Phòng Biên tập văn nghệ

a) Xây dựng cơ cấu chương trình phát thanh, truyền hình; tổ chức sản xuất các chương trình văn hóa, văn nghệ, giải trí phát trên sóng phát thanh, truyền hình, chịu trách nhiệm về nội dung chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm văn nghệ khi đưa lên sóng phát thanh, sóng truyền hình.

b) Thâm nhập thực tế phản ánh các hoạt động văn hoá - văn nghệ, văn học nghệ thuật của các tập thể và cá nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

c) Tổ chức xây dựng các chuyên đề, các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật, các chương trình dạy hát, chương trình ca nhạc theo yêu cầu khán thính giả, chương trình quà tặng âm nhạc. Tổ chức sản xuất các chương trình sân khấu truyền thanh, sân khấu truyền hình, trọng tâm là sân khấu truyền thống của tỉnh.

d) Xây dựng, phát triển và quản lý lực lượng cộng tác viên văn nhệ để sản xuất các chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh, truyền hình.

44

e) Thực hiện việc trình duyệt, kiểm duyệt, tổ chức sản xuất chương trình phát thanh và truyền hình theo đúng Luật Báo chí và quy định của Ban Giám đốc.

- Phòng kỹ thuật và công nghệ: Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đã được trang bị; tổ chức điều hành khai thác an toàn, có hiệu quả, đúng mục đích các trang thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình và thiết bị phát thanh truyền hình lưu động.

Kỹ thuật truyền hình

a) Quản lý toàn bộ thiết bị kỹ thuật của bộ phận dựng hình, trường quay, xe màu; triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất chương trình truyền hình.

b) Tham mưu Ban Giám đốc trong việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình.

c) Phối hợp với phòng Biên tập thời sự truyền hình, Biên tập chuyên đề, Biên tập văn nghệ và Biên tập chương trình đảm bảo về kỹ thuật để sản xuất chương trình truyền hình đạt tiêu chuẩn của ngành.

d) Truyền dẫn phát sóng Phát thanh và Truyền hình địa phương, tiếp phát lại chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại đài phát thanh và truyền hình bình định (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)