7. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán
Hiện tại, Đài PT&TH Bình Định có tổng cộng 103 nhân sự với 10 Phòng Ban, khối lượng công tác kế toán tương đối lớn, tổ chức tập trung một địa điểm. Việc áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung theo phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị Định 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cũng như đặc điểm tổ chức của Đài, tổ chức kế toán theo mô hình tập trung là phù hợp. Tuy nhiên, có một số vấn đề sau cần phải hoàn thiện đối với bộ máy kế toán hiện tại, cụ thể như sau:
Phân công công việc cho các nhân sự trong Phòng Kế hoạch – Tài chính hợp lý, khoa học. Theo đó, cần có một văn bản quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng nhân sự, từng phòng ban liên quan tới công tác kế toán tại Đài. Có thể phân nhiệm lại như sau:
Các phòng ban chịu trách nhiệm trên tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế toán ban đầu được lập tại phòng ban trước khi được phòng kế toán tiếp nhận.
Trưởng phòng phụ trách công tác kế toán trưởng: Kiểm tra dữ liệu chi tiết và tổng hợp trên phần mềm vào cuối tháng; thực hiện lập các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán; thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; kiểm soát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ.
74
Chuyên viên đầu tư dự án: phụ trách công tác nghiên cứu, phân tích các dự án, xác định các dự án phù hợp với tiềm lực và khả năng của Đài để đề bạt cấp trên xem xét, tham gia đấu thầu các dự án, theo dõi tình hình tài chính của các dự án, tình hình thu chi NSNN đối với từng dự án. Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc lập quyết toán ngân sách cuối năm, theo dõi thu chi ngân sách, kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị;
Kế toán lương: Phụ trách việc chấm công, tổng hợp tính lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm cho toàn thể cán bộ công nhân viên, lập các hợp đồng lao động, soạn thảo các quy chế lao động tại đơn vị. Ngoài ra, kế toán này còn phụ trách mảng thuế Giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, hỗ trợ kế toán trưởng lập báo cáo tài chính.
Thủ quỹ: bảo quản tiền mặt của đơn vị, ghi chép việc thu chi hằng ngày, cuối mỗi ngày phải khóa sổ, kiểm kê tồn quỹ. Ngoài ra, thủ quỹ còn phụ trách theo dõi công nợ, kế toán thanh toán, quản lý nhập xuất tồn công cụ dụng cụ, tài sản cố định.
Một vấn đề khác cần hoàn thiện trong bộ máy kế toán của Đài là việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị. Hiện nay, bộ máy kế toán của Đài mới chỉ có bộ phận kế toán tài chính, thực hiện các công việc kế toán theo yêu cầu của chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Trong tiến trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và quyết định của cấp quản lý. Do đó, việc xây dựng bộ máy kế toán quản trị là đòi hỏi tất yếu khách quan.
Bên cạnh những giải pháp trên, mỗi cán bộ làm công tác kế toán cần tăng cường tính chủ động học hỏi, cập nhật thường xuyên các chính sách, chế độ kế toán mới, nghiên cứu về cách sử dụng phần mềm IMAS, cố gắng sắp xếp tham gia học thêm các lớp nghiệp vụ bồi dưỡng công tác kế toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhân viên kế toán không chỉ cần có kiến thức vững
75
về kế toán tài chính mà còn phải có kiến thức về quản trị tài chính, nhằm nâng cao khả năng phân tích hoạt động kinh doanh, yêu cầu quan trọng đối với công tác kế toán trong cơ chế tự chủ tài chính. Để thực hiện được này, Ban lãnh đạo Đài cần có những chính sách khuyến khích nhất định đối với nhân sự Phòng Kế hoạch – Tài chính.